Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
4120
Hôm qua:
6108
Tuần này:
25218
Tháng này:
113179
Tất cả:
7086096

Ông Lữ Văn Học, làng Bàn sáo xã Thọ Bình với những đóng góp để duy trì các hoạt động văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Ngày 21/05/2019 16:20:39

các hoạt động văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn. Làng Bàn Sáo xã Thọ Bình lâu nay được biết đến, bởi nhân dân trong làng đã duy trì khá tốt các hoạt động văn hóa truyền thống. Trong các ngày lễ hội và đặc biệt là trong ngày vui xuân đón tết, làng Bàn Sáo xã Thọ Bình không chỉ tưng bừng phấn khởi vui cùng niềm vui vào xuân của đất nước, mà nhân dân còn vui mừng phấn khởi nô nức chuẩn bị cho ngày hội làng, và tổ chức các trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mường như: Đánh cồng chiêng, nhảy sạp, đánh mảng, ném còn…. Trong nét đẹp văn hóa truyền thống đó của làng bàn sáo không thể đến công lao đóng góp của gia đình và cá nhân ông Lữ Văn Học một người dân trong làng.

Sinh năm 1960, ông Lữ Văn Học từ nhỏ đã được gắn bó với làng quê với núi rừng với những điệu hát khắp Thái, hát Sường của bà, của mẹ. Tuổi thơ của ông cũng đã biết đến các trò chơi mang đậm văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Cũng vì lẽ đó mà ông luôn mang trong mình một sự yêu mến, sự say mê vô định với truyền thống văn hóa của dân tộc mình nói chung và các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn nói riêng. Bởi nhiều lý do mà một thời gian dài các trò chơi văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn, bị mai một, thất truyền, và không được duy trì thường xuyên, chỉ một vài người trong làng còn nhớ đến. Ông Lữ Văn Học luôn có một trăn trở, một sự nặng lòng, day dứt về việc phải lưu giữ, phát huy các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Từ sự trăn trở suy nghĩ đó, ông đã tìm đến với các cụ cao niên trong làng, rồi cùng với Ban công tác mặt trận của làng Bàn Sáo nỗ lực để khôi phục lại các hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc. Từ những nỗ lực không biết mệt mỏi của người dân trong làng và các cá nhân như ông Lữ Văn Học, các trò chơi truyền thống, các điệu hát múa của đồng bào dân tộc đã được hồi sinh, và trong 2 năm trở lại đây đã phát triển khá mạnh, làng tổ chức được ngày hội làng và nhận được sự tham gia hưởng ứng của tất cả các hộ dân trên địa bàn. Không chỉ đóng góp về công sức ông Lữ Văn Học đã đầu tư kinh phí của gia đình mình để mua sắm 2 bộ cồng chiêng, mua sắm quần áo của người dân tộc để phục vụ biểu diễn, mua hạt mảng để tổ chức trò chơi đánh mảng và ông còn hỗ trợ cả kinh phí để làng tổ chức bữa cơm đoàn kết sau ngày hội làng hàng năm.Với ông mỗi trò chơi, mỗi điệu hát được khôi phục và phục hồi và phát triển là một niền vui vô bờ, bản thân ông cũng luôn tự hào vì mình đã đóng góp công sức vào những thành quả đó, không chỉ vận động bà con trong làng cùng tập luyện, mà bản thân ông và tất cả các thành viên trong gia đình con trai, con giá, con dâu, các cháu đều rất tích cực tập luyện thành thạo các trò chơ, trò diễn. Không chỉ đóng góp công sức cho việc khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống trên địa bàn, gia đình ông còn duy trì khá tốt nghề bốc thuốc nam gia truyền của người dân tộc Thái, cơ sở của ông cũng tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động trong tháng có thu nhập ổn định. Ông cũng luôn tích cực, đi đầu tham gia các phong trào ủng hộ đóng góp do các cấp phát động, và được UBND xã khen thưởng về các thành tích trong phong trào đóng góp, ủng hộ.
Ông Lữ Văn Học thật sự là một tấm gương trong việc duy trì, phát huy các trò chơi truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn. Với việc phát huy các giá trị đó đã làm đẹp thêm hình ảnh làng quê nơi miền sơn cước yên bình, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng khu dân cư vững mạnh, không có tệ nạn xã hội và phát triển kinh tế giầu mạnh.
CIMG3129.JPG

CIMG3118.JPG
Thùy Dung

 

Ông Lữ Văn Học, làng Bàn sáo xã Thọ Bình với những đóng góp để duy trì các hoạt động văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Đăng lúc: 21/05/2019 16:20:39 (GMT+7)

các hoạt động văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn. Làng Bàn Sáo xã Thọ Bình lâu nay được biết đến, bởi nhân dân trong làng đã duy trì khá tốt các hoạt động văn hóa truyền thống. Trong các ngày lễ hội và đặc biệt là trong ngày vui xuân đón tết, làng Bàn Sáo xã Thọ Bình không chỉ tưng bừng phấn khởi vui cùng niềm vui vào xuân của đất nước, mà nhân dân còn vui mừng phấn khởi nô nức chuẩn bị cho ngày hội làng, và tổ chức các trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mường như: Đánh cồng chiêng, nhảy sạp, đánh mảng, ném còn…. Trong nét đẹp văn hóa truyền thống đó của làng bàn sáo không thể đến công lao đóng góp của gia đình và cá nhân ông Lữ Văn Học một người dân trong làng.

Sinh năm 1960, ông Lữ Văn Học từ nhỏ đã được gắn bó với làng quê với núi rừng với những điệu hát khắp Thái, hát Sường của bà, của mẹ. Tuổi thơ của ông cũng đã biết đến các trò chơi mang đậm văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Cũng vì lẽ đó mà ông luôn mang trong mình một sự yêu mến, sự say mê vô định với truyền thống văn hóa của dân tộc mình nói chung và các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn nói riêng. Bởi nhiều lý do mà một thời gian dài các trò chơi văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn, bị mai một, thất truyền, và không được duy trì thường xuyên, chỉ một vài người trong làng còn nhớ đến. Ông Lữ Văn Học luôn có một trăn trở, một sự nặng lòng, day dứt về việc phải lưu giữ, phát huy các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Từ sự trăn trở suy nghĩ đó, ông đã tìm đến với các cụ cao niên trong làng, rồi cùng với Ban công tác mặt trận của làng Bàn Sáo nỗ lực để khôi phục lại các hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc. Từ những nỗ lực không biết mệt mỏi của người dân trong làng và các cá nhân như ông Lữ Văn Học, các trò chơi truyền thống, các điệu hát múa của đồng bào dân tộc đã được hồi sinh, và trong 2 năm trở lại đây đã phát triển khá mạnh, làng tổ chức được ngày hội làng và nhận được sự tham gia hưởng ứng của tất cả các hộ dân trên địa bàn. Không chỉ đóng góp về công sức ông Lữ Văn Học đã đầu tư kinh phí của gia đình mình để mua sắm 2 bộ cồng chiêng, mua sắm quần áo của người dân tộc để phục vụ biểu diễn, mua hạt mảng để tổ chức trò chơi đánh mảng và ông còn hỗ trợ cả kinh phí để làng tổ chức bữa cơm đoàn kết sau ngày hội làng hàng năm.Với ông mỗi trò chơi, mỗi điệu hát được khôi phục và phục hồi và phát triển là một niền vui vô bờ, bản thân ông cũng luôn tự hào vì mình đã đóng góp công sức vào những thành quả đó, không chỉ vận động bà con trong làng cùng tập luyện, mà bản thân ông và tất cả các thành viên trong gia đình con trai, con giá, con dâu, các cháu đều rất tích cực tập luyện thành thạo các trò chơ, trò diễn. Không chỉ đóng góp công sức cho việc khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống trên địa bàn, gia đình ông còn duy trì khá tốt nghề bốc thuốc nam gia truyền của người dân tộc Thái, cơ sở của ông cũng tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động trong tháng có thu nhập ổn định. Ông cũng luôn tích cực, đi đầu tham gia các phong trào ủng hộ đóng góp do các cấp phát động, và được UBND xã khen thưởng về các thành tích trong phong trào đóng góp, ủng hộ.
Ông Lữ Văn Học thật sự là một tấm gương trong việc duy trì, phát huy các trò chơi truyền thống của người đồng bào dân tộc trên địa bàn. Với việc phát huy các giá trị đó đã làm đẹp thêm hình ảnh làng quê nơi miền sơn cước yên bình, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng khu dân cư vững mạnh, không có tệ nạn xã hội và phát triển kinh tế giầu mạnh.
CIMG3129.JPG

CIMG3118.JPG
Thùy Dung