Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2087
Hôm qua:
5727
Tuần này:
7814
Tháng này:
79550
Tất cả:
6910774

Cộng đồng dân cư

Ngày 16/03/2015 15:17:08

Triệu Sơn là vùng đất địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt: Vùng bán sơn địa và miền núi gồm 6 xã là Thọ Sơn, Thọ Bình, Thọ Tiến, Hợp lý, Hợp lý và Hợp Thành - vùng này có nhiều đồi núi trọc bát úp, rừng non, rừng già bao quanh những cánh đồng nhỏ trồng lúa, tròng màu; 27 xã còn lại là vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Đặc biệt hơn, trong những thời kỳ xa xưa của lịch sử dân tộc, với một vị trí như vậy, Triệu Sơn được xem là nơi có tài nguyên phong phú và đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đã hấp dẫn con người đến khai phá, dựng xây. Đó là lý do cắt nghĩa nghĩa vì sao Triệu Sơn nằm trong số không nhiều những địa phương ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung là địa bàn cư trú của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn, cũng là địa phương thuộc huyện đồng bằng có sự cư trú của người Thái, người Mường. Các thế hệ người Việt và các dân tộc thiểu số người Thái, người Mường đến Triệu Sơn sinh cơ lập nghiệp, bằng sức lao động cần cù, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, đã chung lưng đấu cật lập nên những kỳ tích viết nên những trang sử mở đất cho quê hương. Chính đặc điểm này đã tạo cho Triệu Sơn có những loại hình cư trú phong phú đa dạng của con người đó là những ngôi làng của người Việt và các bản, mường của người Mường, người Thái.

Theo số liệu điều tra năm 2008, dân số toàn huyện là 225.167 người, trong đó người Kinh có 218.637 người, người Thái có 2.815 người, người Mường 3.378 người, dân tộc khác là 337 người. Trong tộc người trên thì người Kinh chiếm đại đa số và sống hầu hết các xã trên địa bàn huyện; người Mường, người Thái sống ở vùng bán sơn địa xen kẽ với người kinh chủ yếu ở hai xã Thọ Bình và Thọ Sơm. Mật độ dân cư không đồng đều, vùng đồng bằng tập trung đông đúc, bình quân 545 người/km2, vùng bán sơn địa miền múi đất đai rộng nhưng dân số lại ít, bình quân chỉ có 270 người/km2. Những đặc điểm về dân số và phân bố dân cư trên đây đã phản ánh quá trình định cư cũng như đặc điểm, cấu trúc làng, bản ở mỗi tộc người.

Triệu Sơn là vùng đất địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt: Vùng bán sơn địa và miền núi gồm 6 xã là Thọ Sơn, Thọ Bình, Thọ Tiến, Hợp lý, Hợp lý và Hợp Thành - vùng này có nhiều đồi núi trọc bát úp, rừng non, rừng già bao quanh những cánh đồng nhỏ trồng lúa, tròng màu; 27 xã còn lại là vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Đặc biệt hơn, trong những thời kỳ xa xưa của lịch sử dân tộc, với một vị trí như vậy, Triệu Sơn được xem là nơi có tài nguyên phong phú và đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đã hấp dẫn con người đến khai phá, dựng xây. Đó là lý do cắt nghĩa nghĩa vì sao Triệu Sơn nằm trong số không nhiều những địa phương ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung là địa bàn cư trú của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn, cũng là địa phương thuộc huyện đồng bằng có sự cư trú của người Thái, người Mường. Các thế hệ người Việt và các dân tộc thiểu số người Thái, người Mường đến Triệu Sơn sinh cơ lập nghiệp, bằng sức lao động cần cù, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, đã chung lưng đấu cật lập nên những kỳ tích viết nên những trang sử mở đất cho quê hương. Chính đặc điểm này đã tạo cho Triệu Sơn có những loại hình cư trú phong phú đa dạng của con người đó là những ngôi làng của người Việt và các bản, mường của người Mường, người Thái.

Theo số liệu điều tra năm 2008, dân số toàn huyện là 225.167 người, trong đó người Kinh có 218.637 người, người Thái có 2.815 người, người Mường 3.378 người, dân tộc khác là 337 người. Trong tộc người trên thì người Kinh chiếm đại đa số và sống hầu hết các xã trên địa bàn huyện; người Mường, người Thái sống ở vùng bán sơn địa xen kẽ với người kinh chủ yếu ở hai xã Thọ Bình và Thọ Sơm. Mật độ dân cư không đồng đều, vùng đồng bằng tập trung đông đúc, bình quân 545 người/km2, vùng bán sơn địa miền múi đất đai rộng nhưng dân số lại ít, bình quân chỉ có 270 người/km2. Những đặc điểm về dân số và phân bố dân cư trên đây đã phản ánh quá trình định cư cũng như đặc điểm, cấu trúc làng, bản ở mỗi tộc người.