Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3687
Hôm qua:
6246
Tuần này:
31031
Tháng này:
118992
Tất cả:
7091909

Lễ khai hội Đền Nưa-Am Tiên năm 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu( 248-2018)

Ngày 26/02/2018 16:10:42

Ngày 24/2/2018 tức là ngày mùng 9 tháng giêng năm Mậu Tuất, UBND huyện Triệu Sơn đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Nưa-Am Tiên 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu (248 -2018).

IMG_0383.JPG

FullSizeRender.jpg


CIMG8863.JPG

CIMG8880.JPG

Về dự buổi lễ khai hội có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, PCT thường trực UBND tỉnh, đồng chí Phạm Đăng Quyền, PCT UBND tỉnh, đồng chí Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa - Bộ văn hóa TTDL, các đồng chí đại diện các sở, ban, ngành cấp Tỉnh. Ở huyện có đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất PBT thường trực Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện. Đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện, Trưởng ban tổ chức lễ hội Đền Nưa-Am Tiên. Các đồng chí trong BTV Huyện ủy,  thường trực HĐND, UBND, Các đồng chí lãnh đạo đại diện các huyện lân cận, đại diện các ban ngành cấp huyện. Các đồng chí là lãnh đạo Đảng, chính quyền xã Tân Ninh, đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khác thập phương xa gần về dự lễ.
Đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện, Trưởng Ban tổ chức lễ hội trình bầy diễn văn lễ hội Am Tiên 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu. Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2-10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định hiện nay. Cha mẹ mất sớm Bà ở với anh trai là Triệu Quốc đạt một thủ lĩnh tài ba thời bấy giờ, Bà Triệu là người có sức khỏe có trí lớn, giầu mưu chí, căm thù giặc và quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách lầm than khổ cực, năm 20 tuổi Bà cùng anh tập trung nghĩa sỹ tập luyện võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Bà Triệu đã cùng anh trai khởi binh đánh quận Cửu chân, trong một trận giao tranh, anh Trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sỹ đã tôn Bà lên làm chủ soái, sau một thời gian chuẩn bị Bà Triệu đã vượt sông Chu đến núi rừng núi Nưa để lập căn cứ tập hợp lực lượng và mở rộng địa bàn hoạt động xuống đồng bằng, dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu nhân dân đã một lòng ủng hộ, nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Bà đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố trụ sở đầu não của giặc Ngô; lúc này cũng là lúc phong trào đấu tranh của nhân dân chống giặc Ngô diễn ra sôi nổi đó là điều kiện thuận lợi để Bà Triệu giải phóng hoàn toàn Châu Giao. Đầu năm 248 từ núi rừng Ngàn Nưa nghĩa quân của Bà Triệu đã tấn công Thành Tư Phố nhanh chóng giành thắng lợi chọn vẹn, Bà cùng nghĩa quân xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và vững chắc. Khắp quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc hởi nghĩa của Bà Triệu, các thành, ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ, bọn quan lại nhà Ngô kẻ bị giết người chạy chốn, từ Cửu Chân cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ và các nơi khác, bọn giặc hết sức lo sợ và hoang mang trước thanh thế của nghĩa quân. Sử nhà Ngô đã thú nhận rằng năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động, nhà Ngô lo sợ phải phái thêm Viên tướng Lục Giận ( cháu Lục Tốn) sang làm Thứ sử Giao Châu, đem thêm 8 nghìn quân để đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu đã cùng nghĩa quân đã chủ động tung lực lượng chặn đánh địch, suốt 2 tháng dòng giặc Ngô vây hãm nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững, tại đây nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ đều thu được thắng lợi, quân địch khiếp sợ phải gọi Bà Triệu là Nhị kiều tướng quân hay Vị nữ tướng yêu kiều hay còn gọi Bà là Lệ Hải Bà vương, mỗi khi gặp Bà giặc Ngô phải khiếp sợ. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp, Bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng nay thuộc huyện Hậu Lộc. Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà tại quần thể di tích núi Nưa-Am Tiên xã Tân Ninh mà dân gian còn gọi là Đức Vua Bà. Đến nay đã gần 18 thế kỷ đã trôi qua nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói" Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến" nghĩa là" một tiếng hô ở núi Nưa đã chuyển biến thiên hạ" chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quang vùng núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như: Gò đống thóc ( nơi để kho lúa của nghĩa quân), Bùng voi đằm ( nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa ( nơi cho voi của Bà Triệu tắm và uống nước)....Đỉnh Núi Nưa - Am Tiên là một khu đất bằng phẳng, tuy ở độ cao 585 m so với mực nước biển nhưng vẫn có mạch nước ngần chảy ra tạo thành giếng tự nhiên rất đặc biệt mà nhân dân gọi là Giếng tiên, trên đỉnh núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có Bàn cờ tiên, vườn thuốc tiến, và vườn đào tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền thờ chúa thượng ngàn và miếu Tu Nưa, ngoài ra còn có khu vực bàn thờ lộ thiên để thờ Tản viên Sơn Thánh. Những địa danh, chiến tích nơi mảnh đất Ngàn Nưa còm mãi ghi chiến công của Bà Triệu và các anh hùng nghĩa sỹ.
Với một khuôn viên rộng lớn, một quần thể các di tích lịch sử, năm 2009 khu quần thể di tích đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, năm 2016 UBND Tỉnh Thanh Hóa đã  phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa bà Triệu gắn với phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh và du lịch cho người dân và du khách thập phương xa gần.
Mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người lại du xuân trẩy hội Am Tiên - Ngàn Nưa để cầu bình an, cầu may mắn, cầu sức khỏe, gia đình thuận hòa, và cũng để tận hưởng sự yên tĩnh thanh tao nơi huyệt đạo giao thao giữa trời và đất. Du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, vùng đất Am Tiên huyền thoại đã và đang là điểm đến của đông đảo du khách thập phương xa gần trong nhiều năm gần đây, đặc biệt khu di tích đã nhiều lần được đón các đồng chí cán bộ cao cấp của trung ương về thăm và trồng cây lưu niệm.
Tại buổi lễ khai hội đồng chí Nguyễn Đức Quyền, PCT thường trực UBND tỉnh, đồng chí Phạm Đăng Quyền, PCT UBND tỉnh đã đánh trống, đánh chiêng khai hội Sau phần đánh trống, đánh chiêng là phần kính thỉnh Trúc văn cầu cho Quốc thái dân an, sức khỏe bình an cho mọi người mọi nhà, năm mới vạn sự như ý, nhân dân một lòng đoàn kết quyết tâm thi đua Aí Quốc xây dựng quê hương giầu đẹp văn minh.

CIMG8888.JPG

IMG_0470.JPG
CIMG8917.JPG

FullSizeRender (2).jpg

IMG_0368.JPG


IMG_0490.JPG




CIMG8911.JPG

 Tin: Thùy Dung
Ảnh: Đình Duyến- Lê Anh-Thùy Dung

















 

Lễ khai hội Đền Nưa-Am Tiên năm 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu( 248-2018)

Đăng lúc: 26/02/2018 16:10:42 (GMT+7)

Ngày 24/2/2018 tức là ngày mùng 9 tháng giêng năm Mậu Tuất, UBND huyện Triệu Sơn đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Nưa-Am Tiên 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu (248 -2018).

IMG_0383.JPG

FullSizeRender.jpg


CIMG8863.JPG

CIMG8880.JPG

Về dự buổi lễ khai hội có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, PCT thường trực UBND tỉnh, đồng chí Phạm Đăng Quyền, PCT UBND tỉnh, đồng chí Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa - Bộ văn hóa TTDL, các đồng chí đại diện các sở, ban, ngành cấp Tỉnh. Ở huyện có đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất PBT thường trực Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện. Đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện, Trưởng ban tổ chức lễ hội Đền Nưa-Am Tiên. Các đồng chí trong BTV Huyện ủy,  thường trực HĐND, UBND, Các đồng chí lãnh đạo đại diện các huyện lân cận, đại diện các ban ngành cấp huyện. Các đồng chí là lãnh đạo Đảng, chính quyền xã Tân Ninh, đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khác thập phương xa gần về dự lễ.
Đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện, Trưởng Ban tổ chức lễ hội trình bầy diễn văn lễ hội Am Tiên 2018, kỷ niệm 1770 năm khởi nghĩa Bà Triệu. Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2-10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định hiện nay. Cha mẹ mất sớm Bà ở với anh trai là Triệu Quốc đạt một thủ lĩnh tài ba thời bấy giờ, Bà Triệu là người có sức khỏe có trí lớn, giầu mưu chí, căm thù giặc và quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách lầm than khổ cực, năm 20 tuổi Bà cùng anh tập trung nghĩa sỹ tập luyện võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Bà Triệu đã cùng anh trai khởi binh đánh quận Cửu chân, trong một trận giao tranh, anh Trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sỹ đã tôn Bà lên làm chủ soái, sau một thời gian chuẩn bị Bà Triệu đã vượt sông Chu đến núi rừng núi Nưa để lập căn cứ tập hợp lực lượng và mở rộng địa bàn hoạt động xuống đồng bằng, dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu nhân dân đã một lòng ủng hộ, nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Bà đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố trụ sở đầu não của giặc Ngô; lúc này cũng là lúc phong trào đấu tranh của nhân dân chống giặc Ngô diễn ra sôi nổi đó là điều kiện thuận lợi để Bà Triệu giải phóng hoàn toàn Châu Giao. Đầu năm 248 từ núi rừng Ngàn Nưa nghĩa quân của Bà Triệu đã tấn công Thành Tư Phố nhanh chóng giành thắng lợi chọn vẹn, Bà cùng nghĩa quân xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và vững chắc. Khắp quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc hởi nghĩa của Bà Triệu, các thành, ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ, bọn quan lại nhà Ngô kẻ bị giết người chạy chốn, từ Cửu Chân cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ và các nơi khác, bọn giặc hết sức lo sợ và hoang mang trước thanh thế của nghĩa quân. Sử nhà Ngô đã thú nhận rằng năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động, nhà Ngô lo sợ phải phái thêm Viên tướng Lục Giận ( cháu Lục Tốn) sang làm Thứ sử Giao Châu, đem thêm 8 nghìn quân để đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu đã cùng nghĩa quân đã chủ động tung lực lượng chặn đánh địch, suốt 2 tháng dòng giặc Ngô vây hãm nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững, tại đây nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ đều thu được thắng lợi, quân địch khiếp sợ phải gọi Bà Triệu là Nhị kiều tướng quân hay Vị nữ tướng yêu kiều hay còn gọi Bà là Lệ Hải Bà vương, mỗi khi gặp Bà giặc Ngô phải khiếp sợ. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp, Bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng nay thuộc huyện Hậu Lộc. Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà tại quần thể di tích núi Nưa-Am Tiên xã Tân Ninh mà dân gian còn gọi là Đức Vua Bà. Đến nay đã gần 18 thế kỷ đã trôi qua nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói" Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến" nghĩa là" một tiếng hô ở núi Nưa đã chuyển biến thiên hạ" chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quang vùng núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như: Gò đống thóc ( nơi để kho lúa của nghĩa quân), Bùng voi đằm ( nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa ( nơi cho voi của Bà Triệu tắm và uống nước)....Đỉnh Núi Nưa - Am Tiên là một khu đất bằng phẳng, tuy ở độ cao 585 m so với mực nước biển nhưng vẫn có mạch nước ngần chảy ra tạo thành giếng tự nhiên rất đặc biệt mà nhân dân gọi là Giếng tiên, trên đỉnh núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có Bàn cờ tiên, vườn thuốc tiến, và vườn đào tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền thờ chúa thượng ngàn và miếu Tu Nưa, ngoài ra còn có khu vực bàn thờ lộ thiên để thờ Tản viên Sơn Thánh. Những địa danh, chiến tích nơi mảnh đất Ngàn Nưa còm mãi ghi chiến công của Bà Triệu và các anh hùng nghĩa sỹ.
Với một khuôn viên rộng lớn, một quần thể các di tích lịch sử, năm 2009 khu quần thể di tích đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, năm 2016 UBND Tỉnh Thanh Hóa đã  phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa bà Triệu gắn với phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh và du lịch cho người dân và du khách thập phương xa gần.
Mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người lại du xuân trẩy hội Am Tiên - Ngàn Nưa để cầu bình an, cầu may mắn, cầu sức khỏe, gia đình thuận hòa, và cũng để tận hưởng sự yên tĩnh thanh tao nơi huyệt đạo giao thao giữa trời và đất. Du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, vùng đất Am Tiên huyền thoại đã và đang là điểm đến của đông đảo du khách thập phương xa gần trong nhiều năm gần đây, đặc biệt khu di tích đã nhiều lần được đón các đồng chí cán bộ cao cấp của trung ương về thăm và trồng cây lưu niệm.
Tại buổi lễ khai hội đồng chí Nguyễn Đức Quyền, PCT thường trực UBND tỉnh, đồng chí Phạm Đăng Quyền, PCT UBND tỉnh đã đánh trống, đánh chiêng khai hội Sau phần đánh trống, đánh chiêng là phần kính thỉnh Trúc văn cầu cho Quốc thái dân an, sức khỏe bình an cho mọi người mọi nhà, năm mới vạn sự như ý, nhân dân một lòng đoàn kết quyết tâm thi đua Aí Quốc xây dựng quê hương giầu đẹp văn minh.

CIMG8888.JPG

IMG_0470.JPG
CIMG8917.JPG

FullSizeRender (2).jpg

IMG_0368.JPG


IMG_0490.JPG




CIMG8911.JPG

 Tin: Thùy Dung
Ảnh: Đình Duyến- Lê Anh-Thùy Dung