Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3435
Hôm qua:
4140
Tuần này:
7575
Tháng này:
33430
Tất cả:
7145180

UBND huyện làm việc với Đoàn công tác của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Ngày 08/03/2023 07:41:22

Ngày 7/3, Đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo hợp tác xã Nông nghiệp số đã về thăm và làm việc với huyện về chuyển đổi số và mô hình quản lý sản xuất thông minh của xã Thọ Vực. Đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, lãnh đạo xã Thọ Vực tiếp và làm việc với Đoàn.

z4162448769910_b97ccd7ff94da0ab41c6d2bbc280ecc8.jpg
 z4162448831849_cab9cbeaa7fe47f1ad6d9663bd37f703.jpg
z4162448642299_ea4d8a69b87d7cba11f9becdc89564ea.jpg
các đại biểu dự buổi làm việc.
 
   Tại buổi làm việc lãnh đạo UBND huyện và Phòng NN&PTNT báo cáo với đoàn về thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng như việc thực hiện chuyển đổi số và mô hình quản lý sản xuất thông minh trên địa bàn. Theo đó, huyện đã phát triển, mở rộng quy mô vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh với những cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của huyện, có liên kết chặt chẽ trong sản xuất, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững. Tính đến năm 2021, toàn huyện có 39 hợp tác xã nông nghiệp; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành nông nghiệp hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,1%, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 126,3 ngàn tấn; giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 2.140 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện tích tụ được 721 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Về định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, huyện tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi sản xuất liên kết giá trị. Đẩy mạnh thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất đảm bảo ổn định bền vững; nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng ứng dụng công nghệ cao. UBND huyện xác định chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững. Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp, nhưng đạt lợi nhuận cao. Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống chính trị đặc biệt là người nông dân; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Trên cơ sở đó mục tiêu của huyện là đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, trước mắt lựa chọn xã Thọ Vực làm điểm mô hình để từ đó nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện.
    Trao đổi với đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện mong muốn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam quan tâm hỗ trợ huyện trong thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; cử cán bộ, chuyên viên về huyện khảo sát, nghiên cứu thực địa để thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp của huyện; trước mắt hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ Vực.
    Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện Đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cam kết sẽ đẩy mạnh, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ Vực, qua đó góp phần tăng giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân./.
                                                             Văn Hùng

 

UBND huyện làm việc với Đoàn công tác của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Đăng lúc: 08/03/2023 07:41:22 (GMT+7)

Ngày 7/3, Đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo hợp tác xã Nông nghiệp số đã về thăm và làm việc với huyện về chuyển đổi số và mô hình quản lý sản xuất thông minh của xã Thọ Vực. Đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, lãnh đạo xã Thọ Vực tiếp và làm việc với Đoàn.

z4162448769910_b97ccd7ff94da0ab41c6d2bbc280ecc8.jpg
 z4162448831849_cab9cbeaa7fe47f1ad6d9663bd37f703.jpg
z4162448642299_ea4d8a69b87d7cba11f9becdc89564ea.jpg
các đại biểu dự buổi làm việc.
 
   Tại buổi làm việc lãnh đạo UBND huyện và Phòng NN&PTNT báo cáo với đoàn về thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng như việc thực hiện chuyển đổi số và mô hình quản lý sản xuất thông minh trên địa bàn. Theo đó, huyện đã phát triển, mở rộng quy mô vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh với những cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của huyện, có liên kết chặt chẽ trong sản xuất, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững. Tính đến năm 2021, toàn huyện có 39 hợp tác xã nông nghiệp; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành nông nghiệp hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,1%, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 126,3 ngàn tấn; giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 2.140 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện tích tụ được 721 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Về định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, huyện tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi sản xuất liên kết giá trị. Đẩy mạnh thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất đảm bảo ổn định bền vững; nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng ứng dụng công nghệ cao. UBND huyện xác định chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững. Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp, nhưng đạt lợi nhuận cao. Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống chính trị đặc biệt là người nông dân; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Trên cơ sở đó mục tiêu của huyện là đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, trước mắt lựa chọn xã Thọ Vực làm điểm mô hình để từ đó nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện.
    Trao đổi với đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện mong muốn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam quan tâm hỗ trợ huyện trong thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; cử cán bộ, chuyên viên về huyện khảo sát, nghiên cứu thực địa để thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp của huyện; trước mắt hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ Vực.
    Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện Đoàn công tác của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cam kết sẽ đẩy mạnh, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ Vực, qua đó góp phần tăng giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân./.
                                                             Văn Hùng