Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1785
Hôm qua:
3873
Tuần này:
9366
Tháng này:
78289
Tất cả:
8093523

Hội nghị trực tuyến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 05/05/2024 21:07:27

Chiều 5/5/ 2024, tại tỉnh Kon Tum, Bộ NN&PTNN tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá tình hình công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND huyện có đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện Ủy viên, Phó Chủ tịch UBDN huyện, đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của huyện và Chủ tịch UBND 3 xã, thị trấn trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng gồm: Vân Sơn, Thái Hòa và thị trấn Nưa.

z5410922772980_3898991f077d3cc0bc4590e8f823b8ee.jpg
 z5410924732495_aca10c3114cec3082e3b9acdcd157043.jpg
z5410931238264_7cadc004723ec60184f1de002b9d6a6b.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
    Thời gian qua, công tác QLBVR, PCCCR luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về QLBVR, PCCCR được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý trong việc đầu tư, huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác QLBVR, PCCCR. Nhận thức về vai trò của rừng trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác BVR của chính quyền các địa phương, của các ngành và xã hội ngày càng được nâng cao. Năm 2023 toàn quốc đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm pháp luật về QLBVR, giảm 597 vụ so với năm 2022; diện tích rừng bị xâm phạm là 1.047,8ha. Trong 4 tháng năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị xâm phạm 182,2ha, giảm 75,7ha. Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. Cũng trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5ha. Trong 4 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha, chủ yếu là diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2023.Nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt và số ngày nắng nóng cao hơn trung bình nhiều năm, nhất là trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt nương làm rẫy, sử dụng lửa trong rừng, gần rừng.
   Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ về nguyên nhân, khó khăn, tồn tại trong công tác QLBVR, PCCCR vv... và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác QLBVR, PCCCR trong thời gian tới.
     Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương trong cả nước phải xác định công tác QLBVR, PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, chủ rừng phải chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được giao, được cho thuê; kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong tham mưu triển khai công tác quản lý, BVR và PCCCR. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng nóng. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Đồng thời cần làm tốt công tác “4 tại chỗ” trong PCCCR, rà soát lại các phương án PCCCR phù hợp với thực tiễn của địa phương, các Bộ, ngành ở trung ương có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp QLBVR, PCCCR và phát huy tối đa giá trị đa dạng sinh thái rừng. Cùng với đó, tập trung xử lý các điểm nóng về phá rừng đủ sức răn đe, giáo dục; thường xuyên dự báo, cảnh báo về nguy cơ cháy rừng cũng như ứng dụng khoa học công nghệ để theo dõi, quản lý, bảo vệ rừng một cách thông suốt. Đối với kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Chính phủ sẽ sớm xem xét để bổ sung thêm nguồn lực cho các địa phương triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR trong thời gian tới.

                                                   Phương Thúy


 

Hội nghị trực tuyến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Đăng lúc: 05/05/2024 21:07:27 (GMT+7)

Chiều 5/5/ 2024, tại tỉnh Kon Tum, Bộ NN&PTNN tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá tình hình công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND huyện có đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện Ủy viên, Phó Chủ tịch UBDN huyện, đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của huyện và Chủ tịch UBND 3 xã, thị trấn trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng gồm: Vân Sơn, Thái Hòa và thị trấn Nưa.

z5410922772980_3898991f077d3cc0bc4590e8f823b8ee.jpg
 z5410924732495_aca10c3114cec3082e3b9acdcd157043.jpg
z5410931238264_7cadc004723ec60184f1de002b9d6a6b.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
    Thời gian qua, công tác QLBVR, PCCCR luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về QLBVR, PCCCR được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý trong việc đầu tư, huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác QLBVR, PCCCR. Nhận thức về vai trò của rừng trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác BVR của chính quyền các địa phương, của các ngành và xã hội ngày càng được nâng cao. Năm 2023 toàn quốc đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm pháp luật về QLBVR, giảm 597 vụ so với năm 2022; diện tích rừng bị xâm phạm là 1.047,8ha. Trong 4 tháng năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị xâm phạm 182,2ha, giảm 75,7ha. Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. Cũng trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5ha. Trong 4 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha, chủ yếu là diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2023.Nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt và số ngày nắng nóng cao hơn trung bình nhiều năm, nhất là trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt nương làm rẫy, sử dụng lửa trong rừng, gần rừng.
   Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ về nguyên nhân, khó khăn, tồn tại trong công tác QLBVR, PCCCR vv... và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác QLBVR, PCCCR trong thời gian tới.
     Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương trong cả nước phải xác định công tác QLBVR, PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, chủ rừng phải chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được giao, được cho thuê; kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong tham mưu triển khai công tác quản lý, BVR và PCCCR. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng nóng. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Đồng thời cần làm tốt công tác “4 tại chỗ” trong PCCCR, rà soát lại các phương án PCCCR phù hợp với thực tiễn của địa phương, các Bộ, ngành ở trung ương có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp QLBVR, PCCCR và phát huy tối đa giá trị đa dạng sinh thái rừng. Cùng với đó, tập trung xử lý các điểm nóng về phá rừng đủ sức răn đe, giáo dục; thường xuyên dự báo, cảnh báo về nguy cơ cháy rừng cũng như ứng dụng khoa học công nghệ để theo dõi, quản lý, bảo vệ rừng một cách thông suốt. Đối với kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Chính phủ sẽ sớm xem xét để bổ sung thêm nguồn lực cho các địa phương triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR trong thời gian tới.

                                                   Phương Thúy