Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
313
Hôm qua:
4399
Tuần này:
8852
Tháng này:
34707
Tất cả:
7146457

Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào,quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn

Ngày 22/03/2023 15:55:23

Chiều ngày 21/3/2023, UBND huyện tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ trì hội nghị.

z4199615174404_0aa38e67b11ad15a6774e48cecca795e.jpg


z4201434068997_6649a9b226ee4650390a31a543aad659.jpg

z4201432137818_18dbd9d9c7307fa00d95a9e1791072b2.jpg

z4201440466430_54d20911d166523c7f14656c3b95ab53.jpg
z4199619731702_b429589326bff6e38e26a8ae02a12c98.jpg 
Các đại biểu dự hội nghị.
 
   Dự hội nghị có đồng chí Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp và PTNT; các đồng chí đại diện các phòng, ban đơn vị cấp huyện có liên quan, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và một số Chủ hộ, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh chè và cây cảnh tiêu biểu ở các địa phương nằm trong đề án gồm: Bình Sơn, Hợp Lý, Vân Sơn, Thọ Tân và Hợp Tiến.
    Đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND khai mạc hội nghị. Đại diện phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện báo cáo tóm tắt 2 dự thảo Đề án gồm: Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung. Diện tích trồng đào, quất cảnh các loại năm 2022 đạt khoảng 122 ha, gấp khoảng 5 lần so với năm 2015, trong đó diện tích trồng đào, quất trên đất vườn khoảng 25 ha, trồng trên đất lúa khoảng 95 ha, sản lượng đào cảnh năm 2022 đạt 142000 cây, tăng hơn 5 lần so với năm 2015. Doanh thu của người trồng đào và quất toàn huyện năm 2022 đạt 160 - 200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 80 - 100 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất cây đào, quất tại 4 xã: Hợp Lý, Vân Sơn, Thọ Tân, Hợp Tiến đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 700 hộ gia đình với khoảng 1.000 lao động. Dự báo tình hình sản xuất cây cảnh trong giai đoạn 2023 - 2025 nếu tăng diện tích trồng đào, quất của huyện lên khoảng 200 ha thì sẽ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu thị trường trong tỉnh.
    Đối với Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng tại huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025. Tính đến thời điểm năm 2022, diện tích chè trên địa bàn xã Bình Sơn là 203,84 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm chè búp đạt khoảng 111,2 ha, năng suất chè búp tươi đạt 6 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 667,32 tấn/năm, xã có 10 ha chè tại thôn Đông Tranh được áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap và được chứng nhận VietGap, sản lượng chè búp tươi đạt trên 70 tấn. Sản xuất theo quy trình VietGap, có giá trị sản xuất và thu nhập cao hơn với sản xuất thông thường 12%, xã có 379 hộ sản xuất, chế biến, 1 HTX sản xuất chè với 120 hộ là thành viên HTX.
Tuy nhiên Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chè trên địa bàn 5 thôn của xã hệ thống giao thông còn nhỏ hẹp, trong đó còn 12 km đường giao thông từ xã vào thôn còn là đường đất chưa được cứng hóa, hệ thống tưới cho các đồi chè chưa có, cây chè chủ yếu được cung cấp nước mưa để sinh trưởng, dẫn đến năng suất và chất lượng chè không cao, hạ tầng chế biến hiện nay ngoài hệ thống máy tôn quay, máy vò và dây chuyền chế biến hộ gia đình, chưa có doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến có công suất lớn phục vụ chế biến chè.
    Đến nay xã có 2 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh là Chè sạch Bình Sơn và trà xanh túi lọc Bình Sơn, chè được tiêu thu qua hệ thống thương lái đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh chủ yếu là tiêu thụ chè xanh. Đối với thị trường xuất khẩu toàn bộ lượng chè đen khoảng 10 tấn.
    Dự báo tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ chè đến năm 2030 với sản lượng chè 133 tấn chè khô, dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 295 tấn chè khô, hoàn toàn có khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, về khả năng cạnh tranh và sản xuất tiêu thụ sản phẩm năng suất, sản lượng còn ở mức thấp so với tiềm năng, năng suất, chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, giá trị hiệu quả kinh tế đối với người trồng chè còn thấp, chưa hình thành được vùng sản xuất chè tương đối tập trung, chưa gắn hoạt động sản xuất chè với tận dụng các tiềm năng du lịch của đơn vị để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vv….
    Thảo luận tại hội nghị các đại biểu đã đánh giá làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra các giải để thực hiện 2 đề án có hiệu quả.
    Đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng đã đề xuất với UBND huyện và các địa phương về các giải pháp trong Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện; định hướng phát triển các sản phẩm chè, cây cảnh trong thời gian tới đảm bảo tiếp cận được các thị trường trong và ngoài tỉnh; đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, phải phân khúc được các loại cây và đối tượng khách hàng để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, nên kéo dài thời gian thực hiện và thời gian định hướng, đề án phải đảm bảo rõ được quan điểm, định hướng mục tiêu, kỹ thuật soạn thảo đề án nên chắt lọc gọn ngàng, dễ hiểu, các giải pháp xây dựng nhân rộng các mô hình theo chuỗi liên kết, điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, cần phải gắn kết văn hóa truyền thống của 3 dân tộc có như vậy mới phát triển được du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đạt kết quả cao.
Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, Sau hội nghị này các phòng, ban, đơn vị của huyện có liên quan và các xã nằm trong dự án cần tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để bổ sung vào dự thảo các đề án gửi về huyện vào chiều ngày 22/3, để ban soạn thảo nhanh chóng hoàn thiện dự thảo 2 đề án gồm: Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn trong thời giam sớm nhất.
                                                                                  Phương Thúy



 

Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào,quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn

Đăng lúc: 22/03/2023 15:55:23 (GMT+7)

Chiều ngày 21/3/2023, UBND huyện tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ trì hội nghị.

z4199615174404_0aa38e67b11ad15a6774e48cecca795e.jpg


z4201434068997_6649a9b226ee4650390a31a543aad659.jpg

z4201432137818_18dbd9d9c7307fa00d95a9e1791072b2.jpg

z4201440466430_54d20911d166523c7f14656c3b95ab53.jpg
z4199619731702_b429589326bff6e38e26a8ae02a12c98.jpg 
Các đại biểu dự hội nghị.
 
   Dự hội nghị có đồng chí Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp và PTNT; các đồng chí đại diện các phòng, ban đơn vị cấp huyện có liên quan, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và một số Chủ hộ, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh chè và cây cảnh tiêu biểu ở các địa phương nằm trong đề án gồm: Bình Sơn, Hợp Lý, Vân Sơn, Thọ Tân và Hợp Tiến.
    Đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND khai mạc hội nghị. Đại diện phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện báo cáo tóm tắt 2 dự thảo Đề án gồm: Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung. Diện tích trồng đào, quất cảnh các loại năm 2022 đạt khoảng 122 ha, gấp khoảng 5 lần so với năm 2015, trong đó diện tích trồng đào, quất trên đất vườn khoảng 25 ha, trồng trên đất lúa khoảng 95 ha, sản lượng đào cảnh năm 2022 đạt 142000 cây, tăng hơn 5 lần so với năm 2015. Doanh thu của người trồng đào và quất toàn huyện năm 2022 đạt 160 - 200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 80 - 100 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất cây đào, quất tại 4 xã: Hợp Lý, Vân Sơn, Thọ Tân, Hợp Tiến đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 700 hộ gia đình với khoảng 1.000 lao động. Dự báo tình hình sản xuất cây cảnh trong giai đoạn 2023 - 2025 nếu tăng diện tích trồng đào, quất của huyện lên khoảng 200 ha thì sẽ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu thị trường trong tỉnh.
    Đối với Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng tại huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025. Tính đến thời điểm năm 2022, diện tích chè trên địa bàn xã Bình Sơn là 203,84 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm chè búp đạt khoảng 111,2 ha, năng suất chè búp tươi đạt 6 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 667,32 tấn/năm, xã có 10 ha chè tại thôn Đông Tranh được áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap và được chứng nhận VietGap, sản lượng chè búp tươi đạt trên 70 tấn. Sản xuất theo quy trình VietGap, có giá trị sản xuất và thu nhập cao hơn với sản xuất thông thường 12%, xã có 379 hộ sản xuất, chế biến, 1 HTX sản xuất chè với 120 hộ là thành viên HTX.
Tuy nhiên Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chè trên địa bàn 5 thôn của xã hệ thống giao thông còn nhỏ hẹp, trong đó còn 12 km đường giao thông từ xã vào thôn còn là đường đất chưa được cứng hóa, hệ thống tưới cho các đồi chè chưa có, cây chè chủ yếu được cung cấp nước mưa để sinh trưởng, dẫn đến năng suất và chất lượng chè không cao, hạ tầng chế biến hiện nay ngoài hệ thống máy tôn quay, máy vò và dây chuyền chế biến hộ gia đình, chưa có doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến có công suất lớn phục vụ chế biến chè.
    Đến nay xã có 2 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh là Chè sạch Bình Sơn và trà xanh túi lọc Bình Sơn, chè được tiêu thu qua hệ thống thương lái đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh chủ yếu là tiêu thụ chè xanh. Đối với thị trường xuất khẩu toàn bộ lượng chè đen khoảng 10 tấn.
    Dự báo tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ chè đến năm 2030 với sản lượng chè 133 tấn chè khô, dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 295 tấn chè khô, hoàn toàn có khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, về khả năng cạnh tranh và sản xuất tiêu thụ sản phẩm năng suất, sản lượng còn ở mức thấp so với tiềm năng, năng suất, chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, giá trị hiệu quả kinh tế đối với người trồng chè còn thấp, chưa hình thành được vùng sản xuất chè tương đối tập trung, chưa gắn hoạt động sản xuất chè với tận dụng các tiềm năng du lịch của đơn vị để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vv….
    Thảo luận tại hội nghị các đại biểu đã đánh giá làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra các giải để thực hiện 2 đề án có hiệu quả.
    Đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng đã đề xuất với UBND huyện và các địa phương về các giải pháp trong Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn giai đoạn 2023 - 2025, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện; định hướng phát triển các sản phẩm chè, cây cảnh trong thời gian tới đảm bảo tiếp cận được các thị trường trong và ngoài tỉnh; đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, phải phân khúc được các loại cây và đối tượng khách hàng để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, nên kéo dài thời gian thực hiện và thời gian định hướng, đề án phải đảm bảo rõ được quan điểm, định hướng mục tiêu, kỹ thuật soạn thảo đề án nên chắt lọc gọn ngàng, dễ hiểu, các giải pháp xây dựng nhân rộng các mô hình theo chuỗi liên kết, điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, cần phải gắn kết văn hóa truyền thống của 3 dân tộc có như vậy mới phát triển được du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đạt kết quả cao.
Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, Sau hội nghị này các phòng, ban, đơn vị của huyện có liên quan và các xã nằm trong dự án cần tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để bổ sung vào dự thảo các đề án gửi về huyện vào chiều ngày 22/3, để ban soạn thảo nhanh chóng hoàn thiện dự thảo 2 đề án gồm: Đề án xây dựng vùng sản xuất cây cảnh (đào, quất) tập trung và Đề án xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo hướng VietGap gắn với du lịch cộng đồng huyện Triệu Sơn trong thời giam sớm nhất.
                                                                                  Phương Thúy