Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
362
Hôm qua:
5129
Tuần này:
20249
Tháng này:
20249
Tất cả:
7413319

Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ngày 15/09/2022 17:09:20

Sáng 15/9/2022, Văn Phòng Chính Phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 705 các quận, huyện, thị xã trong cả nước.

z3723080545597_909ecdb512f1e48740f4bb3ee020e39a.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
 
   Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương, một số doanh nghiệp. Tại điểm cầu UBND huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chủ trì hội nghị, đại diện lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách giải quyết thủ tục hành chính các phòng: Nội Vụ, Tài Chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế và Hạ tầng, Tư pháp, Văn hóa và thông tin, đại diện lãnh đạo và công chức kiểm soát thủ tục hành chính, quản trị mạng, văn phòng HĐND và UBND huyện.
Phát biểu khai mạc và chủ trì Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Trong bối cảnh tình hình có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, các nước trên thế giới có nhiều phản ứng chính sách khác nhau. Trong xu thế chung của thế giới là tăng trưởng thấp, lạm phát cao, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng cao và kiểm soát được lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu trong điều hành vĩ mô, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
     Thủ tướng Chính phủ nhắc lại nguyên tắc: Phải giữ vững sự ổn định trong sự bất định; giữ vững thế chủ động trong sự bị động; giữ được kiên định và nhất quán trong bối cảnh chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường; xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong hội nhập sâu rộng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp được tổ chức tiếp theo các hội nghị vừa qua về phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động các dự án hạ tầng giao thông chiến lược... và các hội nghị lớn về các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục được tổ chức để tạo thuận lợi cho ngươi dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu trên. Thủ tướng nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển (một trong ba đột phá chiến lược), trong đó tập trung cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Quan điểm là lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của cải cách hành chính. Cải cách hành chính luôn được Đảng, Nhà nước xác định là khâu quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước. Hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành là công cụ quan trọng trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại; trụ cột quan trọng trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này rất cần có đổi mới về nhận thức, tư duy lẫn hành động của người dân, doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC; khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Thủ tướng cũng biểu dương, đánh giá cao Hội đồng tư vấn cải cách TTHC đã xây dựng Báo cáo đánh giá chi phí tuân thủ; đưa ra nhiều khuyến nghị thiết thực, có cơ sở để tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất TTHC, quy định kinh doanh và thúc đẩy quản lý, điều hành và giám sát dựa trên dữ liệu.
     Báo cáo về tình hình công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đó nhấn mạnh, việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai quyết định, có kết quả: hơn 1.700 quy định được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật; hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương pháp cắt giảm, đơn giản hóa. Việc phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực. Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng. Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp, 57 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng, đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký tăng 2,8 lần so với cùng kỳ; hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện tăng 3 lần cùng kỳ. Hoạt động xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực; Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân, cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”; cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai với việc xây dựng, đưa vào vận hành một số công cụ kỹ thuật số hỗ trợ.
   Qua hội nghị nhằm đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, sâu sắc các nhiệm vụ được triển khai về thúc đẩy cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp thời gian qua của Chính phủ và chính quyền các cấp; kết quả đạt được, những việc chưa làm được; chỉ rõ nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm triển khai có hiệu quả, thực chất công tác này. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số trong cải cách hành chính, tiến tới xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
                                                                                      Phương Thúy



 

Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đăng lúc: 15/09/2022 17:09:20 (GMT+7)

Sáng 15/9/2022, Văn Phòng Chính Phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 705 các quận, huyện, thị xã trong cả nước.

z3723080545597_909ecdb512f1e48740f4bb3ee020e39a.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
 
   Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương, một số doanh nghiệp. Tại điểm cầu UBND huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chủ trì hội nghị, đại diện lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách giải quyết thủ tục hành chính các phòng: Nội Vụ, Tài Chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế và Hạ tầng, Tư pháp, Văn hóa và thông tin, đại diện lãnh đạo và công chức kiểm soát thủ tục hành chính, quản trị mạng, văn phòng HĐND và UBND huyện.
Phát biểu khai mạc và chủ trì Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Trong bối cảnh tình hình có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, các nước trên thế giới có nhiều phản ứng chính sách khác nhau. Trong xu thế chung của thế giới là tăng trưởng thấp, lạm phát cao, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng cao và kiểm soát được lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu trong điều hành vĩ mô, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
     Thủ tướng Chính phủ nhắc lại nguyên tắc: Phải giữ vững sự ổn định trong sự bất định; giữ vững thế chủ động trong sự bị động; giữ được kiên định và nhất quán trong bối cảnh chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường; xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong hội nhập sâu rộng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp được tổ chức tiếp theo các hội nghị vừa qua về phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động các dự án hạ tầng giao thông chiến lược... và các hội nghị lớn về các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục được tổ chức để tạo thuận lợi cho ngươi dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu trên. Thủ tướng nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển (một trong ba đột phá chiến lược), trong đó tập trung cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Quan điểm là lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của cải cách hành chính. Cải cách hành chính luôn được Đảng, Nhà nước xác định là khâu quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước. Hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành là công cụ quan trọng trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại; trụ cột quan trọng trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này rất cần có đổi mới về nhận thức, tư duy lẫn hành động của người dân, doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC; khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Thủ tướng cũng biểu dương, đánh giá cao Hội đồng tư vấn cải cách TTHC đã xây dựng Báo cáo đánh giá chi phí tuân thủ; đưa ra nhiều khuyến nghị thiết thực, có cơ sở để tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất TTHC, quy định kinh doanh và thúc đẩy quản lý, điều hành và giám sát dựa trên dữ liệu.
     Báo cáo về tình hình công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đó nhấn mạnh, việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai quyết định, có kết quả: hơn 1.700 quy định được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật; hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương pháp cắt giảm, đơn giản hóa. Việc phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực. Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng. Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp, 57 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng, đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký tăng 2,8 lần so với cùng kỳ; hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện tăng 3 lần cùng kỳ. Hoạt động xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực; Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân, cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”; cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai với việc xây dựng, đưa vào vận hành một số công cụ kỹ thuật số hỗ trợ.
   Qua hội nghị nhằm đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, sâu sắc các nhiệm vụ được triển khai về thúc đẩy cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp thời gian qua của Chính phủ và chính quyền các cấp; kết quả đạt được, những việc chưa làm được; chỉ rõ nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm triển khai có hiệu quả, thực chất công tác này. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số trong cải cách hành chính, tiến tới xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
                                                                                      Phương Thúy