Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2802
Hôm qua:
5248
Tuần này:
12978
Tháng này:
12978
Tất cả:
7406048

ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ CHUNG SỨC XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG TRIỆU SƠN PHÁT TRIỂN GIẦU MẠNH

Ngày 24/06/2024 08:02:57

Triệu Sơn là huyện đồng bằng, bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Thanh Hóa, có ba dân tộc anh em sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc Mường và dân tộc Thái, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 96%, đồng bào thuộc DTTS là 8.175 người, chiếm 3,94% dân số toàn huyện; toàn huyện có 254 thôn, khu phố, trong đó có 27 thôn vùng đồng bào DTTS và MN.

     Ngay sau Đại hội đại biểu các dân thiểu số huyện lần thứ III, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ sản xuất đa dạng sinh kế và các nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo DTTS và thực hiện nhiều dự án, đề án hỗ trợ phát triển kinh kinh tế, xã hội vùng miền núi.
     Đến nay, các chính sách đầu tư đã tác động lớn đến các mặt kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, đời sống đồng bào các DTTS từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm các xã miền núi, vùng khó khăn của huyện; được nhựa hóa đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông trong thôn được cứng hóa đạt trên 80%; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Đặc biệt, thực hiện Nghị Quyết 12-NQ/HU của BCH Huyện ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn, đến nay, toàn huyện đã thực hiện đươc trên 460 km, riêng nhân dân các xã vùng DTTS&MN trên địa bàn huyện đã thực hiện hiến đất để mở rộng được trên 50km đường giao thông.
z5533876249443_493125e9bc77859bdc963c0e1f2f4734.jpg
z5533876260484_9a41a6494ce32e8b0173686788033e6c.jpg
z5533876270120_436ca28f5fed9360e839d7568b8a200a.jpg
                                   Nhân dân xã Thọ Sơn hiến đất mở rộng đường giao thông.

      Tổng nguồn vốn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế từ các chương trình mục tiêu trong thời gian qua đạt 12,32 tỷ đồng, trong đó một số mô hình chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai tốt như: Mô hình phát triển cây chè tại xã Bình Sơn; đã hình thành thêm các vùng cây ăn quả tập trung, nhà vườn, nhà lưới, diện tích trên 20 ha. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại, gia trại ngày một phát triển.
     Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được quan tâm; diện tích cây keo tại các xã miền núi giữ ổn định 200 ha; phát triển kinh tế vườn đồi rừng đem lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho nhiều hộ gia đình không để xảy ra cháy rừng, an ninh rừng luôn được giữ vững.
Từ 2019 đến nay, Chi nhánh ngân hàng chính sách đã cho vay 5.219 lượt khách hàng ở các xã vùng DTTS&MN với tổng số tiền 298 tỷ đồng; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay gần 60 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người các xã thuộc đồng bào DTTS đạt 54,4 triệu đồng, gấp 1,89 lần năm 2019. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm các xã đồng bào DTTS đạt 187 tỷ đồng, gấp 1,31 lần năm 2019. Đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm nhanh từ 14,56% năm 2020 xuống còn 5,63% năm 2023.
z5567793908183_069a0d88358cf0354a3631c058dff909.jpg
z5567793916577_ddea3ea684fa6d37ea5fcf04572b2942.jpg
Mô hình phát triển kinh tế tại xã Thọ Bình.

     Cùng với nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS cũng được quan tâm, hiệu quả từ thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, các hoạt động văn nghệ và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh. Hiện nay có 100% số xã vùng đồng bào DTTS và MN có nhà văn hóa xã, tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa đạt 82,4%, tăng 17,2% so với năm 2019, tỷ lệ thôn được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 100%, tăng tăng 25,7%% so với năm 2029.
    Công tác truyền thông ở vùng đồng bào DTTS và MN được chú trọng nâng cao. 100% các xã vùng đồng bào DTTS duy trì thực hiện phát thanh; 100% xã vùng đồng bào DTTS có mạng di động được phủ sóng đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; duy trì tỷ lệ dân cư được xem truyền hình đạt 100% và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao có chất lượng.
z5467592690068_6c5881e50847748714b967422b5d2041.jpg

z5544691664058_0dbf346a3f4796cc6e834fecd77fd85b.jpg
Hoạt động văn hóa, vệ sinh môi trường tại xã Bình Sơn.
 
    Công tác giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS, tiếp tục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi duy trì ở mức cao; tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm trên 99,5%; số phòng học kiên cố đạt 100%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2020 đạt 100% và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
Công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe trong đồng bào DTTS; đến hết năm 2023 tỷ lệ người dân các xã đồng bào DTTS tham gia BHYT đạt 91,74%, tăng 12,6% so với năm 2019. Đến năm 2021 100% số xã vùng DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới; các xã vùng DTTS&MN có 06 sản OCOP 3 sao.
    Công tác quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm; tích cực vận động đồng bào thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nêu cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm của quần chúng Nhân dân, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
    Cấp ủy từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, vùng đồng bào DTTS&MN huyện có 03 tổ chức sở Đảng, 41 chi bộ trực thuộc với tổng số 791 đảng viên. Năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng không ngừng được nâng lên; công tác phát triển đang viên luôn chú trọng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền có nhiều tiến bộ; triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
     Có thể khẳng định rằng trong 5 năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện. Các cấp, các ngành đã phối hợp tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch giao. Nhân dân các DTTS của huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tích cực xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
     Các chương trình, dự án đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN triển khai kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh so với đầu kỳ, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều thay đổi tích cực, đời sống đồng bào ngày càng được cải thện. Hệ thống chính trị vùng DTTS luôn được kiện toàn, củng cố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
     Từ các phong trào thi đua trong những năm qua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, có nhiều đóng góp cho địa phương và đồng bào trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị...tiêu biểu như: thôn Bồn Dồn xã Bình Sơn, thôn Bình Phương xã Triệu Thành, thôn 8 xã Thọ Sơn, thôn 8 xã Thọ Bình và các nhân như ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thọ Sơn; ông Lương Văn Thành, Hội viên Hội Nông dân thôn 7 xã Thọ Sơn; ông Lò Văn Thuận, người có uy tín thôn Bồn Dồn xã Bình Sơn; Bà Lương Thị Vui, Hội viên Nông dân thôn Đông Tranh xã Bình Sơn; Bà Bùi Thị Thi, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bình Sơn; bà Ngân Thị Minh, Bí thư Chi bộ thôn 8, xã Thọ Bình; ông Lữ Văn Học, người có uy tín thôn 12 xã Thọ Bình; ông Lò Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Thọ Bình; bà Cầm Thị Sâm, Hội viên Hội Nông dân xã Triệu Thành và còn nhiều tấm gương khác nữa.
DSC08812.JPG
Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện
năm 2023.

 
     Trong niềm vui hân hoan về sự đổi mới đi lên của quê hương đất nước, chào mừng sự kiện trọng đại đó là Đại hội, đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Triệu Sơn lần thứ IV; mỗi người dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện càng khắc sâu, ghi nhớ những cống hiến hy sinh của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước; thêm trân trọng giá trị của độc lập tự, do hôm nay và quyết tâm gìn giữ cho muôn đời sau. Tự hào về truyền thống của quê hương, đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc trên địa bàn huyện Triệu Sơn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng huyện nhà đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2024 và trở thành thị xã trước năm 2030.
                                                     Thùy Dung


 

ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ CHUNG SỨC XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG TRIỆU SƠN PHÁT TRIỂN GIẦU MẠNH

Đăng lúc: 24/06/2024 08:02:57 (GMT+7)

Triệu Sơn là huyện đồng bằng, bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Thanh Hóa, có ba dân tộc anh em sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc Mường và dân tộc Thái, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 96%, đồng bào thuộc DTTS là 8.175 người, chiếm 3,94% dân số toàn huyện; toàn huyện có 254 thôn, khu phố, trong đó có 27 thôn vùng đồng bào DTTS và MN.

     Ngay sau Đại hội đại biểu các dân thiểu số huyện lần thứ III, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ sản xuất đa dạng sinh kế và các nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo DTTS và thực hiện nhiều dự án, đề án hỗ trợ phát triển kinh kinh tế, xã hội vùng miền núi.
     Đến nay, các chính sách đầu tư đã tác động lớn đến các mặt kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, đời sống đồng bào các DTTS từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm các xã miền núi, vùng khó khăn của huyện; được nhựa hóa đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông trong thôn được cứng hóa đạt trên 80%; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Đặc biệt, thực hiện Nghị Quyết 12-NQ/HU của BCH Huyện ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn, đến nay, toàn huyện đã thực hiện đươc trên 460 km, riêng nhân dân các xã vùng DTTS&MN trên địa bàn huyện đã thực hiện hiến đất để mở rộng được trên 50km đường giao thông.
z5533876249443_493125e9bc77859bdc963c0e1f2f4734.jpg
z5533876260484_9a41a6494ce32e8b0173686788033e6c.jpg
z5533876270120_436ca28f5fed9360e839d7568b8a200a.jpg
                                   Nhân dân xã Thọ Sơn hiến đất mở rộng đường giao thông.

      Tổng nguồn vốn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế từ các chương trình mục tiêu trong thời gian qua đạt 12,32 tỷ đồng, trong đó một số mô hình chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai tốt như: Mô hình phát triển cây chè tại xã Bình Sơn; đã hình thành thêm các vùng cây ăn quả tập trung, nhà vườn, nhà lưới, diện tích trên 20 ha. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại, gia trại ngày một phát triển.
     Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được quan tâm; diện tích cây keo tại các xã miền núi giữ ổn định 200 ha; phát triển kinh tế vườn đồi rừng đem lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho nhiều hộ gia đình không để xảy ra cháy rừng, an ninh rừng luôn được giữ vững.
Từ 2019 đến nay, Chi nhánh ngân hàng chính sách đã cho vay 5.219 lượt khách hàng ở các xã vùng DTTS&MN với tổng số tiền 298 tỷ đồng; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay gần 60 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người các xã thuộc đồng bào DTTS đạt 54,4 triệu đồng, gấp 1,89 lần năm 2019. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm các xã đồng bào DTTS đạt 187 tỷ đồng, gấp 1,31 lần năm 2019. Đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm nhanh từ 14,56% năm 2020 xuống còn 5,63% năm 2023.
z5567793908183_069a0d88358cf0354a3631c058dff909.jpg
z5567793916577_ddea3ea684fa6d37ea5fcf04572b2942.jpg
Mô hình phát triển kinh tế tại xã Thọ Bình.

     Cùng với nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS cũng được quan tâm, hiệu quả từ thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, các hoạt động văn nghệ và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh. Hiện nay có 100% số xã vùng đồng bào DTTS và MN có nhà văn hóa xã, tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa đạt 82,4%, tăng 17,2% so với năm 2019, tỷ lệ thôn được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 100%, tăng tăng 25,7%% so với năm 2029.
    Công tác truyền thông ở vùng đồng bào DTTS và MN được chú trọng nâng cao. 100% các xã vùng đồng bào DTTS duy trì thực hiện phát thanh; 100% xã vùng đồng bào DTTS có mạng di động được phủ sóng đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; duy trì tỷ lệ dân cư được xem truyền hình đạt 100% và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao có chất lượng.
z5467592690068_6c5881e50847748714b967422b5d2041.jpg

z5544691664058_0dbf346a3f4796cc6e834fecd77fd85b.jpg
Hoạt động văn hóa, vệ sinh môi trường tại xã Bình Sơn.
 
    Công tác giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS, tiếp tục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi duy trì ở mức cao; tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm trên 99,5%; số phòng học kiên cố đạt 100%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2020 đạt 100% và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
Công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe trong đồng bào DTTS; đến hết năm 2023 tỷ lệ người dân các xã đồng bào DTTS tham gia BHYT đạt 91,74%, tăng 12,6% so với năm 2019. Đến năm 2021 100% số xã vùng DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới; các xã vùng DTTS&MN có 06 sản OCOP 3 sao.
    Công tác quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm; tích cực vận động đồng bào thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nêu cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm của quần chúng Nhân dân, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
    Cấp ủy từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, vùng đồng bào DTTS&MN huyện có 03 tổ chức sở Đảng, 41 chi bộ trực thuộc với tổng số 791 đảng viên. Năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng không ngừng được nâng lên; công tác phát triển đang viên luôn chú trọng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền có nhiều tiến bộ; triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
     Có thể khẳng định rằng trong 5 năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện. Các cấp, các ngành đã phối hợp tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch giao. Nhân dân các DTTS của huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tích cực xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
     Các chương trình, dự án đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN triển khai kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh so với đầu kỳ, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều thay đổi tích cực, đời sống đồng bào ngày càng được cải thện. Hệ thống chính trị vùng DTTS luôn được kiện toàn, củng cố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
     Từ các phong trào thi đua trong những năm qua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, có nhiều đóng góp cho địa phương và đồng bào trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị...tiêu biểu như: thôn Bồn Dồn xã Bình Sơn, thôn Bình Phương xã Triệu Thành, thôn 8 xã Thọ Sơn, thôn 8 xã Thọ Bình và các nhân như ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thọ Sơn; ông Lương Văn Thành, Hội viên Hội Nông dân thôn 7 xã Thọ Sơn; ông Lò Văn Thuận, người có uy tín thôn Bồn Dồn xã Bình Sơn; Bà Lương Thị Vui, Hội viên Nông dân thôn Đông Tranh xã Bình Sơn; Bà Bùi Thị Thi, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bình Sơn; bà Ngân Thị Minh, Bí thư Chi bộ thôn 8, xã Thọ Bình; ông Lữ Văn Học, người có uy tín thôn 12 xã Thọ Bình; ông Lò Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Thọ Bình; bà Cầm Thị Sâm, Hội viên Hội Nông dân xã Triệu Thành và còn nhiều tấm gương khác nữa.
DSC08812.JPG
Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện
năm 2023.

 
     Trong niềm vui hân hoan về sự đổi mới đi lên của quê hương đất nước, chào mừng sự kiện trọng đại đó là Đại hội, đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Triệu Sơn lần thứ IV; mỗi người dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện càng khắc sâu, ghi nhớ những cống hiến hy sinh của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước; thêm trân trọng giá trị của độc lập tự, do hôm nay và quyết tâm gìn giữ cho muôn đời sau. Tự hào về truyền thống của quê hương, đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc trên địa bàn huyện Triệu Sơn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng huyện nhà đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2024 và trở thành thị xã trước năm 2030.
                                                     Thùy Dung