Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
823
Hôm qua:
5129
Tuần này:
20710
Tháng này:
20710
Tất cả:
7413780

Đoàn công tác của huyện Triệu Sơn thăm quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày 01/08/2022 23:29:24

Thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022; thực hiện mục tiêu đến năm 2024 Huyện Triệu Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, trong 3 ngày (30, 31/7 và 1/8/2022) Huyện Triệu Sơn đã tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm Ocop, phát triển đô thị và chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Thường trực Huyện ủy; Lãnh đạo HĐND, UBND huyện; Lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể; Đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện. Tại Thị xã Đông Triều, đoàn công tác của huyện đã đi thăm các mô hình sản xuất các sản phẩm Ocop đạt từ 3-4 sao, xây dựng Đô thị Văn minh – Thân thiện, chuyển đổi số toàn diện.

     Thị xã Đông Triều có tổng diện tích tự nhiên là 39.595,35ha, với 21 đơn vị hành chính cấp xã (11 xã và 10 phường), 173 thôn khu; là địa bàn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (than; đất sét; cát; đá), là trung tâm khai thác than lớn của tỉnh.Ngoài ra, Đông Triều còn có thế mạnh du lịch tâm linh với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh lớn của tỉnh Quảng Ninh; Thị xã Đông Triều có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp và là trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng 11,5 nghìn ha. Đến nay thị, xã Đông Triều đã xây dựng 05 thương hiệu nhãn hiệu tập thể trong sản phẩm nông nghiệp; triển khai hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, đã tổ chức thực hiện dồn đổi được 30 vùng sản xuất tập trung "cánh đồng mẫu" với tổng diện tích trên 700ha.Tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Đông Triều luôn duy trì mức tăng trưởng cao với 02 con số đạt trên 13,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 35.250 tỷ đồng: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 65,6%; thương mại - dịch vụ 27,4%; nông - lâm - thủy sản 7,0%. Đời sống của người dân trên địa bàn được cải thiện và nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,002%.

DSC04835.JPG

DSC04839.JPG
DSC04848.JPG
Tại Công sở Thị ủy thị xã Đông Triều, Lãnh đạo Huyện Triệu Sơn và Lãnh đạo thị xã Đông Triều đã trao đổi kinh nghiệm và tặng quà lưu niệm hai đơn vị.

DSC04858.JPG
DSC04861.JPG
DSC04892.JPG
DSC04905.JPG
a quoc.png
DSC04908.JPG
Đoàn công tác đã vào thăm các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm Ocop từ cây trồng

DSC04867.JPG

DSC04896.JPG
DSC04912.JPG
         DSC04914.JPG
Các sản phẩm đăng ký sản xuất Ocop từ cây trồng

DSC04922.JPG

DSC04928.JPG

DSC04933.JPG
Các sản phẩm đăng ký sản xuất Ocop từ sữa bò tươi
 
    Về thực hiện chương trình OCOP: Thị xã Đông Triều có 39 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 29 sản phẩm đạt từ 3-4 sao; 100% sản phẩm được dán tem điện tử truy suất nguồn gốc; có 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia, gồm: Bộ sản phẩm gốm sứ của Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh; sản phẩm Du lịch làng quê Yên Đức của Công ty TNHH Du lịch làng quê Yên Đức.Trung tâm, điểm bán hàng OCOP: Hiện nay, trên địa bàn thị xã Đông Triều có 06 điểm bán hàng OCOP. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng ATTP, như: Gạo nếp cái hoa vàng, Na dai Đông Triều, các sản phẩm chế biến từ sữa, sản phẩm Nấm, sản phẩm rau sạch, sản phẩm từ Rươi, Cáy..; Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Kết thúc giai đoạn 2010 - 2020, thị xã Đông Triều có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 07/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có 04 xã đạt tiêu trí lên phường. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 0,002%; môi trường đường làng ngõ xóm ngày càng xanh sạch đẹp, "đường có hoa, nhà có số, ngõ có tên", an ninh chính trị được giữ vững, đời sống tinh thần, hoạt động văn hóa văn nghệ ngày càng được nâng cao.
Về thực hiện chuyển đổi số thị xã năm 2022 và những năm tiếp theo: Toàn thị xã có 21/21 các xã, phường đã thành lập BCĐ chuyển đổi số do Chủ tịch UBND các xã, phường làm Trưởng Ban Chỉ đạo, 100% đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số; đã thành lập 162 Tổ công nghệ số cộng đồng với 1473 thành viên; đến nay đã sáp nhập Tổ thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg vào Tổ công nghệ số cộng đồng, thống nhất 08 nhóm nội dung tài liệu để phục vụ hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng theo chỉ đạo của tỉnh trong thời gian tới. Đã thành lập Nhóm Zalo quản lý, điều hành cấp thị xã gồm: Lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, lãnh đạo Trung tâm Hành chính công, lãnh đạo doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn, lãnh đạo.
DSC04950.JPG
 
DSC04951.JPG
 
DSC04961.JPG 
DSC04972.JPG
Đoàn công tác thăm Trung tâm hành chính công thị xã Đông Triều
        Về giải pháp, định hướng đặt ra trong chuyển đổi số trong thời gian tới:Tập trung quyết liệt, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi toàn diện theo lộ trình, mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra; tiếp tục công tác truyền thông thay đổi nhận thức cần tiếp tục đẩy mạnh, truyền thông bằng nhiều hình thức đến nhân dân, doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ tỉnh đến cơ sở; Triển khai kịp thời công tác đào tạo tập huấn từ lãnh đạo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân; Đưa ra phương án, lộ trình đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ phát phát triển nền tảng và hạ tầng số dùng chung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở, ban, ngành tỉnh để tăng cường sử dụng nền tảng số trong quá trình chuyển đổi số, vì nền tảng số là giải pháp trọng tâm, quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phối hợp chặt chẽ với Sở, ban, ngành tỉnh triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng và hình thành mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến các cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội; Bố trí nguồn lực cho đảm bảo an toàn thông tin mạng
          Sau đợt thăm quan học tập kinh nghiệm này, đại diện các đơn vị phụ trách các lĩnh vực của huyện, các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh của huyện sẽ hoàn thiện tổng hợp các kinh nghiệm học tập được tại tỉnh Quảng Ninh để áp dụng linh hoạt vào tình hình thực tế tại Triệu Sơn./.

                                                                     Đào Hải


 

Đoàn công tác của huyện Triệu Sơn thăm quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh

Đăng lúc: 01/08/2022 23:29:24 (GMT+7)

Thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022; thực hiện mục tiêu đến năm 2024 Huyện Triệu Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, trong 3 ngày (30, 31/7 và 1/8/2022) Huyện Triệu Sơn đã tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm Ocop, phát triển đô thị và chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Thường trực Huyện ủy; Lãnh đạo HĐND, UBND huyện; Lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể; Đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện. Tại Thị xã Đông Triều, đoàn công tác của huyện đã đi thăm các mô hình sản xuất các sản phẩm Ocop đạt từ 3-4 sao, xây dựng Đô thị Văn minh – Thân thiện, chuyển đổi số toàn diện.

     Thị xã Đông Triều có tổng diện tích tự nhiên là 39.595,35ha, với 21 đơn vị hành chính cấp xã (11 xã và 10 phường), 173 thôn khu; là địa bàn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (than; đất sét; cát; đá), là trung tâm khai thác than lớn của tỉnh.Ngoài ra, Đông Triều còn có thế mạnh du lịch tâm linh với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh lớn của tỉnh Quảng Ninh; Thị xã Đông Triều có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp và là trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng 11,5 nghìn ha. Đến nay thị, xã Đông Triều đã xây dựng 05 thương hiệu nhãn hiệu tập thể trong sản phẩm nông nghiệp; triển khai hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, đã tổ chức thực hiện dồn đổi được 30 vùng sản xuất tập trung "cánh đồng mẫu" với tổng diện tích trên 700ha.Tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Đông Triều luôn duy trì mức tăng trưởng cao với 02 con số đạt trên 13,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 35.250 tỷ đồng: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 65,6%; thương mại - dịch vụ 27,4%; nông - lâm - thủy sản 7,0%. Đời sống của người dân trên địa bàn được cải thiện và nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,002%.

DSC04835.JPG

DSC04839.JPG
DSC04848.JPG
Tại Công sở Thị ủy thị xã Đông Triều, Lãnh đạo Huyện Triệu Sơn và Lãnh đạo thị xã Đông Triều đã trao đổi kinh nghiệm và tặng quà lưu niệm hai đơn vị.

DSC04858.JPG
DSC04861.JPG
DSC04892.JPG
DSC04905.JPG
a quoc.png
DSC04908.JPG
Đoàn công tác đã vào thăm các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm Ocop từ cây trồng

DSC04867.JPG

DSC04896.JPG
DSC04912.JPG
         DSC04914.JPG
Các sản phẩm đăng ký sản xuất Ocop từ cây trồng

DSC04922.JPG

DSC04928.JPG

DSC04933.JPG
Các sản phẩm đăng ký sản xuất Ocop từ sữa bò tươi
 
    Về thực hiện chương trình OCOP: Thị xã Đông Triều có 39 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 29 sản phẩm đạt từ 3-4 sao; 100% sản phẩm được dán tem điện tử truy suất nguồn gốc; có 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia, gồm: Bộ sản phẩm gốm sứ của Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh; sản phẩm Du lịch làng quê Yên Đức của Công ty TNHH Du lịch làng quê Yên Đức.Trung tâm, điểm bán hàng OCOP: Hiện nay, trên địa bàn thị xã Đông Triều có 06 điểm bán hàng OCOP. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng ATTP, như: Gạo nếp cái hoa vàng, Na dai Đông Triều, các sản phẩm chế biến từ sữa, sản phẩm Nấm, sản phẩm rau sạch, sản phẩm từ Rươi, Cáy..; Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Kết thúc giai đoạn 2010 - 2020, thị xã Đông Triều có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 07/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có 04 xã đạt tiêu trí lên phường. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 0,002%; môi trường đường làng ngõ xóm ngày càng xanh sạch đẹp, "đường có hoa, nhà có số, ngõ có tên", an ninh chính trị được giữ vững, đời sống tinh thần, hoạt động văn hóa văn nghệ ngày càng được nâng cao.
Về thực hiện chuyển đổi số thị xã năm 2022 và những năm tiếp theo: Toàn thị xã có 21/21 các xã, phường đã thành lập BCĐ chuyển đổi số do Chủ tịch UBND các xã, phường làm Trưởng Ban Chỉ đạo, 100% đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số; đã thành lập 162 Tổ công nghệ số cộng đồng với 1473 thành viên; đến nay đã sáp nhập Tổ thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg vào Tổ công nghệ số cộng đồng, thống nhất 08 nhóm nội dung tài liệu để phục vụ hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng theo chỉ đạo của tỉnh trong thời gian tới. Đã thành lập Nhóm Zalo quản lý, điều hành cấp thị xã gồm: Lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, lãnh đạo Trung tâm Hành chính công, lãnh đạo doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn, lãnh đạo.
DSC04950.JPG
 
DSC04951.JPG
 
DSC04961.JPG 
DSC04972.JPG
Đoàn công tác thăm Trung tâm hành chính công thị xã Đông Triều
        Về giải pháp, định hướng đặt ra trong chuyển đổi số trong thời gian tới:Tập trung quyết liệt, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi toàn diện theo lộ trình, mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra; tiếp tục công tác truyền thông thay đổi nhận thức cần tiếp tục đẩy mạnh, truyền thông bằng nhiều hình thức đến nhân dân, doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ tỉnh đến cơ sở; Triển khai kịp thời công tác đào tạo tập huấn từ lãnh đạo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân; Đưa ra phương án, lộ trình đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ phát phát triển nền tảng và hạ tầng số dùng chung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở, ban, ngành tỉnh để tăng cường sử dụng nền tảng số trong quá trình chuyển đổi số, vì nền tảng số là giải pháp trọng tâm, quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phối hợp chặt chẽ với Sở, ban, ngành tỉnh triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng và hình thành mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến các cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội; Bố trí nguồn lực cho đảm bảo an toàn thông tin mạng
          Sau đợt thăm quan học tập kinh nghiệm này, đại diện các đơn vị phụ trách các lĩnh vực của huyện, các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh của huyện sẽ hoàn thiện tổng hợp các kinh nghiệm học tập được tại tỉnh Quảng Ninh để áp dụng linh hoạt vào tình hình thực tế tại Triệu Sơn./.

                                                                     Đào Hải