Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1214
Hôm qua:
3709
Tuần này:
16920
Tháng này:
69696
Tất cả:
7042613

KẾ HOẠCH Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII)

Ngày 18/01/2017 09:19:30

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

HUYỆN UỶ TRIỆU SƠN                             ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    BAN TUYÊN GIÁO

                  *                                            Triệu Sơn, ngày 09 tháng 01 năm 2017

       Số 03 - KH/BTG

 

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”

 

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

          - Thông qua tuyên truyền về Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết; đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

          - Làm rõ tác hại của các yếu tố làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và đời sống. Tuyên truyền làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

          2. Yêu cầu

          Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết 04-NQ/TU, do đó cần đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền. Các hoạt động tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thông tin phải chính xác, kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

          II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

          1. Nội dung tuyên truyền

          - Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Nghị quyết như: Thực trạng an toàn thực phẩm trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, huyện và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

          - Tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với các sản phẩm/nhóm sản phẩm như: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm đã đóng gói; tuyên truyền công tác quản lý thực phẩm đối với các chợ, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hoá thực phẩm.

          - Tuyên truyền về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, tác hại của chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi thuỷ sản; tác hại của việc sử dụng rau, thịt, thuỷ sản không an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng, thiệt hại đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hoá chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

          - Tập trung tuyên truyền chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền và của tập thể, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

          - Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thực tế tình hình an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm (rau, quả, tôm, thịt, cá …) như: công khai kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; công khai kết quả xếp loại về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Cung cấp thông tin công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm sau kết luận thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

          - Cung cấp thông tin, kết nối chuỗi cung ứng rau, thịt, thuỷ sản an toàn; công bố địa điểm bán sản phẩm an toàn (từ chuỗi các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm và được lấy mẫu giám sát đảm bảo an toàn) để người tiêu dùng biêt và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận.

          - Tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cách nhận biết sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không còn giá trị sử dụng.

          - Tuyên truyền về thương hiệu sản phẩm an toàn, mô hình trong sản xuất, trong lưu thông; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

          - Tuyên truyền các mục tiêu đạt được, chưa đạt được; kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Nghị quyết.

          2. Hình thức tuyên truyền

          - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông của huyện (hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện, bản tin, ấn phẩm của các ngành, địa phương, đơn vị…).

          - Tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên, bản tin, tài liệu và các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp.

          - Tuyên truyền thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng bí thư cấp uỷ, cấp uỷ viên, đảng viên, quần chúng ưu tú, cán bộ chủ chốt các đoàn thể tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

          - Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động cổ động về an toàn thực phẩm, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, thông tin lưu động,… chú trọng tuyên truyền ở khu vực trung tâm hành chính huyện, xã, thị trấn, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã,

 

liên thôn, cổng chào của các xã, thị trấn; cổng chào thôn, làng, khu phố. Thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở…

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

          Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; chỉ đạo, định hướng các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong xây dựng chương trình nông thôn mới, trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; hướng dẫn Trung tâm BDCT huyện thực hiện lồng ghép chuyên đề về an toàn thực phẩm trong giảng dạy cho các lớp học tổ chức tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

          2. Phòng Y tế

          Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - hạ tầng, Phòng Văn hoá & Thông tin, Trung tâm Văn hoá - TDTT huyện tăng cường các hình thức tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động … để truyền tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

          Cung cấp thông tin các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động lấy mẫu giám sát, qua các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, về sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường để công khai trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, các bản tin…

          Tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, cổ động về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn huyện tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn.

          Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý từ huyện đến cơ sở.

          3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

          Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan; với UBND các xã, thị trấn, tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng sản xuất, cơ sở chế biến, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

          Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng.

          Tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được khi triển khai kế hoạch tuyên truyền, đồng thời đề xuất hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

          4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

          Chủ trì, phối hợp với Đội quản lý thị trường số 6, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng y tế, Công an huyện tăng cường kiểm soát việc lưu thông trên thị trường đối với các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

          5. Phòng Giáo dục và đào tạo

          Phối hợp với Phòng Y tế cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Xây dượng kế hoạch đưa nội dung tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm vào các chương trình hoạt động ngoại khoá ở các cấp học; chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện có phục vụ ăn uống phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và kiên quyết không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định cung ứng thực phẩm cho các trường.

          6. Trung tâm văn hoá - TDTT huyện

          - Tập trung tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với thực hành bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo cán bộ văn hóa cơ sở tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các địa phương, đơn vị với hình thức tuyên truyền phù hợp.

          - Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng nhiều hình thức, như: Treo băng xôn, khẩu hiêu, pa nô, áp phích, tranh cổ động, thực hiện các đợt tuyên truyền lưu động…  

          7. Phòng Văn hoá và Thông tin

          - Chủ trì tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả.

          - Chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh.

 - Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan bảo đảm an toàn thực phẩm trong các lễ hội, các sự kiện thể thao, văn hoá trên địa bàn huyện.

          8. Đài truyền thanh huyện

          Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nói không với thực phẩm bẩn; phối hợp với ban, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chú trọng tuyên truyền về tác hại, thiệt hại của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, phân biệt lựa chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm được kiểm soát, chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên công bố rộng rãi, kịp thời trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở các vụ việc, hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

          9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

          - Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng tuyên truyền, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn, giới thiệu các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng nhận biết.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội; về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, của các cơ quan quản lý nhà nước.

          - Vận động hội viên cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tham gia tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trong chuỗi sản xuất.

          10. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ

Ban Thường vụ cấp uỷ chỉ đạo Ban Tuyên giáo, tuyên huấn phối hợp với chính quyền cùng cấp chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng thực hành sản xuất tốt như: thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt (GMP); đặc biệt là việc không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực, thuốc thú y ngoài danh mục; thực hiện tuân thủ “04 đúng” về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU; Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

          Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ, chi bộ trực thuộc tổ chức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp, các ngành tham mưu cho cấp uỷ kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết theo quy định.

          Căn cứ Kế hoạch này, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đề nghị các địa phương, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ và thường xuyên báo cáo về Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy./.

KẾ HOẠCH Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII)

Đăng lúc: 18/01/2017 09:19:30 (GMT+7)

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

HUYỆN UỶ TRIỆU SƠN                             ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    BAN TUYÊN GIÁO

                  *                                            Triệu Sơn, ngày 09 tháng 01 năm 2017

       Số 03 - KH/BTG

 

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”

 

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

          - Thông qua tuyên truyền về Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết; đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

          - Làm rõ tác hại của các yếu tố làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và đời sống. Tuyên truyền làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

          2. Yêu cầu

          Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết 04-NQ/TU, do đó cần đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền. Các hoạt động tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thông tin phải chính xác, kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

          II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

          1. Nội dung tuyên truyền

          - Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Nghị quyết như: Thực trạng an toàn thực phẩm trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, huyện và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

          - Tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với các sản phẩm/nhóm sản phẩm như: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm đã đóng gói; tuyên truyền công tác quản lý thực phẩm đối với các chợ, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hoá thực phẩm.

          - Tuyên truyền về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, tác hại của chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi thuỷ sản; tác hại của việc sử dụng rau, thịt, thuỷ sản không an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng, thiệt hại đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hoá chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

          - Tập trung tuyên truyền chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền và của tập thể, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

          - Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thực tế tình hình an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm (rau, quả, tôm, thịt, cá …) như: công khai kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; công khai kết quả xếp loại về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Cung cấp thông tin công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm sau kết luận thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

          - Cung cấp thông tin, kết nối chuỗi cung ứng rau, thịt, thuỷ sản an toàn; công bố địa điểm bán sản phẩm an toàn (từ chuỗi các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm và được lấy mẫu giám sát đảm bảo an toàn) để người tiêu dùng biêt và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận.

          - Tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cách nhận biết sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không còn giá trị sử dụng.

          - Tuyên truyền về thương hiệu sản phẩm an toàn, mô hình trong sản xuất, trong lưu thông; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

          - Tuyên truyền các mục tiêu đạt được, chưa đạt được; kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Nghị quyết.

          2. Hình thức tuyên truyền

          - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông của huyện (hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện, bản tin, ấn phẩm của các ngành, địa phương, đơn vị…).

          - Tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên, bản tin, tài liệu và các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp.

          - Tuyên truyền thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng bí thư cấp uỷ, cấp uỷ viên, đảng viên, quần chúng ưu tú, cán bộ chủ chốt các đoàn thể tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

          - Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động cổ động về an toàn thực phẩm, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, thông tin lưu động,… chú trọng tuyên truyền ở khu vực trung tâm hành chính huyện, xã, thị trấn, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã,

 

liên thôn, cổng chào của các xã, thị trấn; cổng chào thôn, làng, khu phố. Thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở…

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

          Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; chỉ đạo, định hướng các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong xây dựng chương trình nông thôn mới, trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; hướng dẫn Trung tâm BDCT huyện thực hiện lồng ghép chuyên đề về an toàn thực phẩm trong giảng dạy cho các lớp học tổ chức tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

          2. Phòng Y tế

          Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - hạ tầng, Phòng Văn hoá & Thông tin, Trung tâm Văn hoá - TDTT huyện tăng cường các hình thức tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động … để truyền tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

          Cung cấp thông tin các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động lấy mẫu giám sát, qua các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, về sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường để công khai trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, các bản tin…

          Tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, cổ động về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn huyện tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn.

          Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý từ huyện đến cơ sở.

          3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

          Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan; với UBND các xã, thị trấn, tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng sản xuất, cơ sở chế biến, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

          Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng.

          Tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được khi triển khai kế hoạch tuyên truyền, đồng thời đề xuất hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

          4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

          Chủ trì, phối hợp với Đội quản lý thị trường số 6, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng y tế, Công an huyện tăng cường kiểm soát việc lưu thông trên thị trường đối với các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

          5. Phòng Giáo dục và đào tạo

          Phối hợp với Phòng Y tế cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Xây dượng kế hoạch đưa nội dung tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm vào các chương trình hoạt động ngoại khoá ở các cấp học; chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện có phục vụ ăn uống phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và kiên quyết không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định cung ứng thực phẩm cho các trường.

          6. Trung tâm văn hoá - TDTT huyện

          - Tập trung tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với thực hành bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo cán bộ văn hóa cơ sở tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các địa phương, đơn vị với hình thức tuyên truyền phù hợp.

          - Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng nhiều hình thức, như: Treo băng xôn, khẩu hiêu, pa nô, áp phích, tranh cổ động, thực hiện các đợt tuyên truyền lưu động…  

          7. Phòng Văn hoá và Thông tin

          - Chủ trì tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả.

          - Chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh.

 - Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan bảo đảm an toàn thực phẩm trong các lễ hội, các sự kiện thể thao, văn hoá trên địa bàn huyện.

          8. Đài truyền thanh huyện

          Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nói không với thực phẩm bẩn; phối hợp với ban, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chú trọng tuyên truyền về tác hại, thiệt hại của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, phân biệt lựa chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm được kiểm soát, chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên công bố rộng rãi, kịp thời trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở các vụ việc, hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

          9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

          - Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng tuyên truyền, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn, giới thiệu các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng nhận biết.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội; về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, của các cơ quan quản lý nhà nước.

          - Vận động hội viên cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tham gia tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trong chuỗi sản xuất.

          10. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ

Ban Thường vụ cấp uỷ chỉ đạo Ban Tuyên giáo, tuyên huấn phối hợp với chính quyền cùng cấp chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng thực hành sản xuất tốt như: thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt (GMP); đặc biệt là việc không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực, thuốc thú y ngoài danh mục; thực hiện tuân thủ “04 đúng” về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU; Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

          Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ, chi bộ trực thuộc tổ chức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp, các ngành tham mưu cho cấp uỷ kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết theo quy định.

          Căn cứ Kế hoạch này, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đề nghị các địa phương, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ và thường xuyên báo cáo về Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy./.