Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
60
Hôm qua:
7345
Tuần này:
26278
Tháng này:
77910
Tất cả:
8223310

Phủ Tía - nơi lưu dấu ấn về nữ anh hùng dân tộc

Ngày 27/08/2024 07:54:53

Phủ Tía xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn dưới chân núi Nưa từ lâu được biết đến là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, lưu dấu ấn đậm nét về Bà Triệu gắn với công lao, đóng góp của bà cho dân tộc.

      Vào năm 248, ở vùng đất Cửu Chân có người con gái lặn lội từ vùng núi Quan Yên (nay là huyện Yên Định) cùng với người anh của mình là Triệu Quốc Đạt vượt sông Chu đến vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Triệu Sơn) lau lách hoang sơ, địa hình hiểm trở lập căn cứ khởi nghĩa chống lại giặc Ngô xâm lược, làm Giao Châu một phen chấn động. Trong lịch sử dân tộc Việt, nữ tướng Triệu Thị Trinh - Bà Triệu vẫn mãi là biểu tượng cho tinh thần, khí chất, sự bất khuất, kiên trung của phụ nữ Việt trong những đêm dài nước ta bị Bắc thuộc.
     Người con gái ấy, ngay từ thuở thiếu thời đã tỏ rõ tinh thần mạnh mẽ, bản lĩnh, chí khí hơn người. “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” - câu nói như một lời tuyên ngôn đanh thép, dõng dạc khiến hậu thế muôn đời cảm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh Nhụy Kiều tướng quân mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, dũng mãnh cưỡi voi trắng đi đầu chỉ huy quân sĩ chiến đấu, nhiều lần khiến quân địch kinh hồn bạt vía đã ghi tạc vào lịch sử dân tộc hình ảnh người phụ nữ Việt anh hùng, oai phong chẳng thua kém bất kỳ một đấng nam nhân nào. Dẫu rằng, nghiệp lớn không thành, do sự tương quan lực lượng quá lớn, sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu phải rút về núi Tùng và tuốt gươm tuẫn tiết tại đây. Tuy nhiên, tinh thần dũng cảm, khí chất mạnh mẽ, bản lĩnh kiên cường của Bà Triệu mãi là một biểu tượng đẹp được hậu thế lưu truyền.
z5768319176814_08d68e10d3419f2f1049f3c1b787cebc.jpg
z5768321233282_70b518af9a33a3ff66aae2c59e41088f.jpg
z5768323408283_91e40d9aea0820614194c600572028f9.jpg
z5768324538142_b52138fdec1436dfd3f6852c73dc6430.jpg
z5768324943456_2661f1499e811caff6fbb235605de2d9.jpg
z5768327336988_84e50810d16d988fbf9d2a2602d620cb.jpg
 Lễ hội Phủ Tía Vân Sơn.
 
     Phủ Tía tọa lạc dưới chân núi Tía thuộc xã Vân Sơn; cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu. Tương truyền, khi vượt sông Chu đến vùng núi Nưa xây dựng căn cứ, dấy binh khởi nghĩa chống giặc Ngô, Bà Triệu có đến đất làng Vân Cổn xã Vân Sơn. Tại đây, nghĩa quân đã dừng lại nghỉ ngơi dưới chân ngọn núi Tía, quan sát thấy địa thế thuận lợi, Bà Triệu đã cho lập tiền đồn tại đây nhằm kiểm soát mọi hoạt động trước khi vào khu căn cứ chính tại núi Nưa. Vì vậy, để tưởng nhớ công đức của Bà Triệu, sau khi bà mất, Nhân dân trong vùng đã xây dựng phủ thờ, thành kính chăm lo việc khói hương. Được biết, ngoài phủ thờ Bà Triệu, trên núi Tía còn có nơi thờ Triệu Quốc Đạt - anh trai của bà.
Núi Tía được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Đây là nơi gắn liền với sự tích ông Tu Nưa gánh núi dọn đồng, hai đầu gánh rơi xuống thành núi Lễ Động và núi Tía, còn chiếc đòn gánh rơi xuống thành hồ Vực Bưu. Đứng trên đỉnh núi Tía nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn, mỗi khu đất rộng gắn liền các di tích bãi Voi, bãi tập trận, bãi trú quân từ thời Bà Triệu xây dựng căn cứ trên núi Nưa...
Phủ Tía nằm trên cổ rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, giữa một vùng phong cảnh hữu tình. Trong phủ còn lưu giữ một số hiện vật cổ như: thánh vị, bát hương, hương án... Phía sau đền có giếng nước, gọi là giếng Tiên hay giếng mắt rồng. Xưa kia nước giếng quanh năm trong mát, gặp năm hạn hán nguồn nước cũng không bao giờ cạn. Năm 1993, với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu, phủ Tía được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm lịch sử, phủ xưa không còn. Tuy nhiên, những truyền thuyết, huyền thoại gắn với công lao của Bà Triệu vẫn mãi là khúc ca đẹp được người dân nơi đây truyền tụng, ca ngợi. Tưởng nhớ công lao của bà, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, sau nhiều nỗ lực, phủ Tía được khôi phục lại với diện mạo, kiến trúc như ngày hôm nay. Có một điều đặc biệt, dù là diện mạo xưa hay khi đã xây dựng, tu bổ, tôn tạo, kiến trúc phủ Tía đều thiết kế theo hình chữ Cao với hậu cung hai gian, chính tẩm ba gian rộng, dải vũ hai bên.
Nhằm tỏ lòng tri ân, trân trọng với bậc tiền nhân, hằng năm, vào ngày 16-2 âm lịch, người dân trong vùng lại háo hức, rộn ràng “đội lễ” lên phủ Tía, dâng nén hương thơm tưởng nhớ công lao Vua Bà - Bà Triệu. Lễ hội phủ Tía đã trở thành sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của làng, xã. Lễ hội gồm hai phần: Phần lễ diễn ra với các nghi thức truyền thống như: rước kiệu, tế lễ; phần hội có các trò chơi, trò diễn dân gian. Tham dự lễ hội, mỗi người như đang sống lại với quá khứ hào hùng của dân tộc, thuở Nhị Kiều tướng quân cưỡi voi xung trận trong tiếng cồng vang vọng, trầm hùng.
      Phủ Tía không đơn thuần là địa điểm sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng. Hơn hết, đây là nơi giáo dục, lan tỏa nét đẹp truyền thống, lịch sử làng, xã gắn với công lao, đóng góp của tiền nhân. Đó là hành trang, là nguồn động lực để mỗi người dân nơi đây luôn ý thức nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
                                         Lê Anh

 

Phủ Tía - nơi lưu dấu ấn về nữ anh hùng dân tộc

Đăng lúc: 27/08/2024 07:54:53 (GMT+7)

Phủ Tía xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn dưới chân núi Nưa từ lâu được biết đến là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, lưu dấu ấn đậm nét về Bà Triệu gắn với công lao, đóng góp của bà cho dân tộc.

      Vào năm 248, ở vùng đất Cửu Chân có người con gái lặn lội từ vùng núi Quan Yên (nay là huyện Yên Định) cùng với người anh của mình là Triệu Quốc Đạt vượt sông Chu đến vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Triệu Sơn) lau lách hoang sơ, địa hình hiểm trở lập căn cứ khởi nghĩa chống lại giặc Ngô xâm lược, làm Giao Châu một phen chấn động. Trong lịch sử dân tộc Việt, nữ tướng Triệu Thị Trinh - Bà Triệu vẫn mãi là biểu tượng cho tinh thần, khí chất, sự bất khuất, kiên trung của phụ nữ Việt trong những đêm dài nước ta bị Bắc thuộc.
     Người con gái ấy, ngay từ thuở thiếu thời đã tỏ rõ tinh thần mạnh mẽ, bản lĩnh, chí khí hơn người. “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” - câu nói như một lời tuyên ngôn đanh thép, dõng dạc khiến hậu thế muôn đời cảm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh Nhụy Kiều tướng quân mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, dũng mãnh cưỡi voi trắng đi đầu chỉ huy quân sĩ chiến đấu, nhiều lần khiến quân địch kinh hồn bạt vía đã ghi tạc vào lịch sử dân tộc hình ảnh người phụ nữ Việt anh hùng, oai phong chẳng thua kém bất kỳ một đấng nam nhân nào. Dẫu rằng, nghiệp lớn không thành, do sự tương quan lực lượng quá lớn, sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu phải rút về núi Tùng và tuốt gươm tuẫn tiết tại đây. Tuy nhiên, tinh thần dũng cảm, khí chất mạnh mẽ, bản lĩnh kiên cường của Bà Triệu mãi là một biểu tượng đẹp được hậu thế lưu truyền.
z5768319176814_08d68e10d3419f2f1049f3c1b787cebc.jpg
z5768321233282_70b518af9a33a3ff66aae2c59e41088f.jpg
z5768323408283_91e40d9aea0820614194c600572028f9.jpg
z5768324538142_b52138fdec1436dfd3f6852c73dc6430.jpg
z5768324943456_2661f1499e811caff6fbb235605de2d9.jpg
z5768327336988_84e50810d16d988fbf9d2a2602d620cb.jpg
 Lễ hội Phủ Tía Vân Sơn.
 
     Phủ Tía tọa lạc dưới chân núi Tía thuộc xã Vân Sơn; cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu. Tương truyền, khi vượt sông Chu đến vùng núi Nưa xây dựng căn cứ, dấy binh khởi nghĩa chống giặc Ngô, Bà Triệu có đến đất làng Vân Cổn xã Vân Sơn. Tại đây, nghĩa quân đã dừng lại nghỉ ngơi dưới chân ngọn núi Tía, quan sát thấy địa thế thuận lợi, Bà Triệu đã cho lập tiền đồn tại đây nhằm kiểm soát mọi hoạt động trước khi vào khu căn cứ chính tại núi Nưa. Vì vậy, để tưởng nhớ công đức của Bà Triệu, sau khi bà mất, Nhân dân trong vùng đã xây dựng phủ thờ, thành kính chăm lo việc khói hương. Được biết, ngoài phủ thờ Bà Triệu, trên núi Tía còn có nơi thờ Triệu Quốc Đạt - anh trai của bà.
Núi Tía được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Đây là nơi gắn liền với sự tích ông Tu Nưa gánh núi dọn đồng, hai đầu gánh rơi xuống thành núi Lễ Động và núi Tía, còn chiếc đòn gánh rơi xuống thành hồ Vực Bưu. Đứng trên đỉnh núi Tía nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn, mỗi khu đất rộng gắn liền các di tích bãi Voi, bãi tập trận, bãi trú quân từ thời Bà Triệu xây dựng căn cứ trên núi Nưa...
Phủ Tía nằm trên cổ rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, giữa một vùng phong cảnh hữu tình. Trong phủ còn lưu giữ một số hiện vật cổ như: thánh vị, bát hương, hương án... Phía sau đền có giếng nước, gọi là giếng Tiên hay giếng mắt rồng. Xưa kia nước giếng quanh năm trong mát, gặp năm hạn hán nguồn nước cũng không bao giờ cạn. Năm 1993, với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu, phủ Tía được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm lịch sử, phủ xưa không còn. Tuy nhiên, những truyền thuyết, huyền thoại gắn với công lao của Bà Triệu vẫn mãi là khúc ca đẹp được người dân nơi đây truyền tụng, ca ngợi. Tưởng nhớ công lao của bà, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, sau nhiều nỗ lực, phủ Tía được khôi phục lại với diện mạo, kiến trúc như ngày hôm nay. Có một điều đặc biệt, dù là diện mạo xưa hay khi đã xây dựng, tu bổ, tôn tạo, kiến trúc phủ Tía đều thiết kế theo hình chữ Cao với hậu cung hai gian, chính tẩm ba gian rộng, dải vũ hai bên.
Nhằm tỏ lòng tri ân, trân trọng với bậc tiền nhân, hằng năm, vào ngày 16-2 âm lịch, người dân trong vùng lại háo hức, rộn ràng “đội lễ” lên phủ Tía, dâng nén hương thơm tưởng nhớ công lao Vua Bà - Bà Triệu. Lễ hội phủ Tía đã trở thành sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của làng, xã. Lễ hội gồm hai phần: Phần lễ diễn ra với các nghi thức truyền thống như: rước kiệu, tế lễ; phần hội có các trò chơi, trò diễn dân gian. Tham dự lễ hội, mỗi người như đang sống lại với quá khứ hào hùng của dân tộc, thuở Nhị Kiều tướng quân cưỡi voi xung trận trong tiếng cồng vang vọng, trầm hùng.
      Phủ Tía không đơn thuần là địa điểm sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng. Hơn hết, đây là nơi giáo dục, lan tỏa nét đẹp truyền thống, lịch sử làng, xã gắn với công lao, đóng góp của tiền nhân. Đó là hành trang, là nguồn động lực để mỗi người dân nơi đây luôn ý thức nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
                                         Lê Anh