Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Chùa Hòa Long, Phủ Vạn xã Tiến Nông điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh
Ngày 28/08/2024 16:06:07
Theo cuốn Chùa xứ Thanh Tập II – Tác giả Đại Đức Thích Tâm Đức – Xuất bản năm 2016, Chùa Hòa Long (Hòa Long tự) thuộc làng Hòa Triều, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Ông Sư.
Hình ảnh Chùa Hòa Long.
Từ năm 1998, chùa có sư trụ trì. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiệt tình và hảo tâm của nhân dân Hòa Triều và bà con trong vùng, đặc biệt là sự đóng góp, công đức của con em làng Hòa Triều, nhiều hạng mục trong chùa được xây dựng mới. Nhà Mẫu được xây dựng bằng gạch, dài 13m, rộng 6,5m. Sau khi chuyển tượng thờ Mẫu lên nhà Mẫu mới xây dựng, ngôi nhà Mẫu trước đây dùng để thờ tổ. Nhà Mẫu hiện nay ngoài thờ Mẫu còn dành 1 gian để thờ Thành hoàng làng là thần Cao Sơn. Sau này nghè trở thành phế tích, nhân dân làng Hòa Triều đã chuyển ngai thờ, bát hương thần về thờ ở nhà Mẫu chùa Hòa Long. Ở chùa chính hiện nay có đào ao và thả sen. Trên mặt ao có lầu thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Chùa Hòa Long hiện nay tọa lạc trong khuôn viên 7,3 sào (khoảng 3.600m2) với những cây cổ thụ, vườn trồng hoa, có ao sen thả cá…tạo cho nơi đây là một môi trường văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách tới dâng hương vãn cảnh chùa. Chùa chính Hòa Long được xây dựng bằng gạch, lợp ngói từ năm 1941. Hậu cung được xây 3 bệ gạch và một bệ gỗ, bên trên là 14 pho tượng. Bốn lớp bàn thờ này được sắp xếp lớp bàn thờ cao nhất bằng gỗ trên cùng giáp mái chùa, sau đó là ba lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần. Sau lớp bệ thờ cuối cùng là hương án có bát hương và nơi đặt hoa quả dâng lên Đức Phật. Chùa Hòa Long còn có chiếc chuông đồng (âm thanh không còn được như lúc ban đầu) cao 0,65m, đường kính miệng 0,35m chuông được đúc năm Bảo Đại thứ 13 (1939). Chùa Hòa Long là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử còn lại ở vùng đất chiêm trũng của Nông Cống xưa và Triệu Sơn ngày nay. Nơi đây không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã qua nhiều đời. “Đất vua, chùa làng” có thể hiểu được điều này mới hiểu được cấu trúc xã hội – văn hóa của dân tộc Việt Nam và vùng đất Triệu Sơn trong bề dày lịch sử.
Hình ảnh Phủ Vạn
Phủ Vạn thuộc di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh Chùa Hòa Long, phủ Vạn và Bãi Cò trắng, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Theo truyền miệng của các cụ cao niên trong xã Tiến Nông, thì hiện nay, các thành phần hồ sơ di tích đã bị thất lạc. Phủ Vạn hiện nay thuộc thôn Nga Nha Pho, xã Tiến Nông. Đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802-1819), thôn Nha Nga Pho có tên nôm là thôn Nha thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa; Thời vua Đồng Khánh (1885-1888) thôn Nha là một trong 5 thôn (Thượng, Trung, Nha, Phố, Mỹ) thuộc xã Nga Mi, tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thôn Nha được gọi là Nga Mi Nha thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống. Từ ngày 06/01/1946 đến năm 1953 thôn Nga Mi Nha thuộc xã Khuyến Nông. Năm 1954 chia xã Khuyến Nông thành 2 xã: Khuyến Nông và Tiến Nông, thôn Nga Mi Nha thuộc xã Tiến Nông, huyện Nông Cống. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết thì di tích Phủ Vạn đã có từ xa xưa nhưng chưa rõ được xây dựng vào năm nào, năm 1989 Phủ được xây dựng lại trên nền cũ, đến năm 1991 chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo lại các hạng mục công trình như hiện nay. Theo Địa chí Thanh Hóa Phủ Vạn là di tích thờ ba vị tướng nhà Đinh là Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn xứ quân của Ngô Xương Xí lập ra nước Đại Cồ Việt. Về kiến trúc theo các cụ cao niên trong làng cho biết xưa kia phủ Vạn có kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và 1 gian Hậu cung. Hệ thống khung vì làm bằng gỗ, mái lợp ngói mũi. Sau khi khôi phục và tôn tạo lại, phủ Vạn có cấu trúc “Tiền Nhất, Hậu Đinh” gồm 3 gian Tiền đường, 3 gian Trung đường và 1 gian Hậu cung. Toàn bộ công trình được xây bằng gạch trát vôi vữa, lợp ngói máy. Ngoài phủ chính còn có các hạng mục: Miếu thờ Thành hoàng Trần An Tiếu, nhà tiếp khách, lầu cô, lầu cậu, tượng Quan Thế âm Bồ tát…Phủ Vạn nằm cạnh Sông Hoàng về phía Đông, cạnh di tích Vườn Cò về phía Tây, giáp với xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn về phía Đông và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh năm 1994.
Đến với vùng đất Tiến Nông – Triệu Sơn, du khách có thể đến du lãm bãi cò trắng Tiến Nông, thắp hương ở Phủ Vạn và tới thăm vãn cảnh chùa Hòa Long. Chùa Hòa Long là một bảo tàng chứa đựng những hiện vật lịch sử và văn hóa có giá trị. Ở đó du khách có thể gặp những tấm bia đá, quả chuông cổ và đặc biệt là nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật và khuôn viên chùa có ao sen, cây cảnh, vườn hoa và không gian tĩnh lặng của một ngôi chùa có bề dày lịch sử, văn hóa./.
Văn Hùng
Đến với vùng đất Tiến Nông – Triệu Sơn, du khách có thể đến du lãm bãi cò trắng Tiến Nông, thắp hương ở Phủ Vạn và tới thăm vãn cảnh chùa Hòa Long. Chùa Hòa Long là một bảo tàng chứa đựng những hiện vật lịch sử và văn hóa có giá trị. Ở đó du khách có thể gặp những tấm bia đá, quả chuông cổ và đặc biệt là nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật và khuôn viên chùa có ao sen, cây cảnh, vườn hoa và không gian tĩnh lặng của một ngôi chùa có bề dày lịch sử, văn hóa./.
Văn Hùng
Tin cùng chuyên mục
-
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ở làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông
30/10/2024 14:32:36 -
Nông trại 2T Farm xã Minh Sơn mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
25/10/2024 07:52:36 -
Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông
14/10/2024 16:02:01 -
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
08/10/2024 08:43:20
Chùa Hòa Long, Phủ Vạn xã Tiến Nông điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh
Đăng lúc: 28/08/2024 16:06:07 (GMT+7)
Theo cuốn Chùa xứ Thanh Tập II – Tác giả Đại Đức Thích Tâm Đức – Xuất bản năm 2016, Chùa Hòa Long (Hòa Long tự) thuộc làng Hòa Triều, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Ông Sư.
Hình ảnh Chùa Hòa Long.
Từ năm 1998, chùa có sư trụ trì. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiệt tình và hảo tâm của nhân dân Hòa Triều và bà con trong vùng, đặc biệt là sự đóng góp, công đức của con em làng Hòa Triều, nhiều hạng mục trong chùa được xây dựng mới. Nhà Mẫu được xây dựng bằng gạch, dài 13m, rộng 6,5m. Sau khi chuyển tượng thờ Mẫu lên nhà Mẫu mới xây dựng, ngôi nhà Mẫu trước đây dùng để thờ tổ. Nhà Mẫu hiện nay ngoài thờ Mẫu còn dành 1 gian để thờ Thành hoàng làng là thần Cao Sơn. Sau này nghè trở thành phế tích, nhân dân làng Hòa Triều đã chuyển ngai thờ, bát hương thần về thờ ở nhà Mẫu chùa Hòa Long. Ở chùa chính hiện nay có đào ao và thả sen. Trên mặt ao có lầu thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Chùa Hòa Long hiện nay tọa lạc trong khuôn viên 7,3 sào (khoảng 3.600m2) với những cây cổ thụ, vườn trồng hoa, có ao sen thả cá…tạo cho nơi đây là một môi trường văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách tới dâng hương vãn cảnh chùa. Chùa chính Hòa Long được xây dựng bằng gạch, lợp ngói từ năm 1941. Hậu cung được xây 3 bệ gạch và một bệ gỗ, bên trên là 14 pho tượng. Bốn lớp bàn thờ này được sắp xếp lớp bàn thờ cao nhất bằng gỗ trên cùng giáp mái chùa, sau đó là ba lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần. Sau lớp bệ thờ cuối cùng là hương án có bát hương và nơi đặt hoa quả dâng lên Đức Phật. Chùa Hòa Long còn có chiếc chuông đồng (âm thanh không còn được như lúc ban đầu) cao 0,65m, đường kính miệng 0,35m chuông được đúc năm Bảo Đại thứ 13 (1939). Chùa Hòa Long là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử còn lại ở vùng đất chiêm trũng của Nông Cống xưa và Triệu Sơn ngày nay. Nơi đây không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã qua nhiều đời. “Đất vua, chùa làng” có thể hiểu được điều này mới hiểu được cấu trúc xã hội – văn hóa của dân tộc Việt Nam và vùng đất Triệu Sơn trong bề dày lịch sử.
Hình ảnh Phủ Vạn
Phủ Vạn thuộc di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh Chùa Hòa Long, phủ Vạn và Bãi Cò trắng, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Theo truyền miệng của các cụ cao niên trong xã Tiến Nông, thì hiện nay, các thành phần hồ sơ di tích đã bị thất lạc. Phủ Vạn hiện nay thuộc thôn Nga Nha Pho, xã Tiến Nông. Đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802-1819), thôn Nha Nga Pho có tên nôm là thôn Nha thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa; Thời vua Đồng Khánh (1885-1888) thôn Nha là một trong 5 thôn (Thượng, Trung, Nha, Phố, Mỹ) thuộc xã Nga Mi, tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thôn Nha được gọi là Nga Mi Nha thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống. Từ ngày 06/01/1946 đến năm 1953 thôn Nga Mi Nha thuộc xã Khuyến Nông. Năm 1954 chia xã Khuyến Nông thành 2 xã: Khuyến Nông và Tiến Nông, thôn Nga Mi Nha thuộc xã Tiến Nông, huyện Nông Cống. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết thì di tích Phủ Vạn đã có từ xa xưa nhưng chưa rõ được xây dựng vào năm nào, năm 1989 Phủ được xây dựng lại trên nền cũ, đến năm 1991 chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo lại các hạng mục công trình như hiện nay. Theo Địa chí Thanh Hóa Phủ Vạn là di tích thờ ba vị tướng nhà Đinh là Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn xứ quân của Ngô Xương Xí lập ra nước Đại Cồ Việt. Về kiến trúc theo các cụ cao niên trong làng cho biết xưa kia phủ Vạn có kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và 1 gian Hậu cung. Hệ thống khung vì làm bằng gỗ, mái lợp ngói mũi. Sau khi khôi phục và tôn tạo lại, phủ Vạn có cấu trúc “Tiền Nhất, Hậu Đinh” gồm 3 gian Tiền đường, 3 gian Trung đường và 1 gian Hậu cung. Toàn bộ công trình được xây bằng gạch trát vôi vữa, lợp ngói máy. Ngoài phủ chính còn có các hạng mục: Miếu thờ Thành hoàng Trần An Tiếu, nhà tiếp khách, lầu cô, lầu cậu, tượng Quan Thế âm Bồ tát…Phủ Vạn nằm cạnh Sông Hoàng về phía Đông, cạnh di tích Vườn Cò về phía Tây, giáp với xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn về phía Đông và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh năm 1994.
Đến với vùng đất Tiến Nông – Triệu Sơn, du khách có thể đến du lãm bãi cò trắng Tiến Nông, thắp hương ở Phủ Vạn và tới thăm vãn cảnh chùa Hòa Long. Chùa Hòa Long là một bảo tàng chứa đựng những hiện vật lịch sử và văn hóa có giá trị. Ở đó du khách có thể gặp những tấm bia đá, quả chuông cổ và đặc biệt là nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật và khuôn viên chùa có ao sen, cây cảnh, vườn hoa và không gian tĩnh lặng của một ngôi chùa có bề dày lịch sử, văn hóa./.
Văn Hùng
Đến với vùng đất Tiến Nông – Triệu Sơn, du khách có thể đến du lãm bãi cò trắng Tiến Nông, thắp hương ở Phủ Vạn và tới thăm vãn cảnh chùa Hòa Long. Chùa Hòa Long là một bảo tàng chứa đựng những hiện vật lịch sử và văn hóa có giá trị. Ở đó du khách có thể gặp những tấm bia đá, quả chuông cổ và đặc biệt là nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật và khuôn viên chùa có ao sen, cây cảnh, vườn hoa và không gian tĩnh lặng của một ngôi chùa có bề dày lịch sử, văn hóa./.
Văn Hùng
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Huyện Triệu Sơn Chấm điểm cuộc thi “Tuyến đường kiểu mẫu”
19/12/2024 -
Thẩm định hồ sơ và chấm điểm xã đạt tiêu chuẩn ATTP nâng cao tại huyện Triệu Sơn.
14/12/2024 -
Hội đồng thẩm định Trung ương thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024
13/12/2024 -
Huyện Triệu Sơn công bố các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, 2024.
10/12/2024 -
Các xã, thị trấn tích cực hưởng ứng cuộc thi tuyến đường kiểu mẫu năm 2024
03/12/2024