Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2219
Hôm qua:
2322
Tuần này:
2219
Tháng này:
29784
Tất cả:
8175184

Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông

Ngày 14/10/2024 16:02:01

Tiến sỹ Đào Xuân Lan (hay còn gọi là Đào Văn Hiến), sinh năm 1711 tại làng Quần Hậu, xã Hà Mơ (nay là thôn Quần Hậu, xã An Nông, huyện Triệu Sơn). Ông đỗ Tiến sỹ năm 26 tuổi, khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý tông. Hiện nay, tên ông còn được lưu tại văn bia đề danh Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm 1736 tại Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ông là người học hành đỗ đạt và được trọng dụng làm quan đến chức Công bộ Tả bộ thị lang, tước bá.


     Theo sử sách ghi lại, Tiến sỹ Đào Xuân Lan là người thông minh, chính trực, trong bối cảnh đất nước loạn lạc, các thế lực phong kiến vua Lê, chúa Trịnh bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, mâu thuẫn xã hội nổi lên gay gắt. Bên ngoài, kẻ thù rình rập vì Trịnh Giang ươn hèn không thể gánh vác ngôi chúa nên tất cả công việc triều đình do các quan lại gánh vác. Lúc này, Tiến sỹ Đào Xuân Lan là người có công đóng góp trong việc chăm lo triều đình để ổn định đời sống xã hội. Đặc biệt, ông có công lớn trong việc giao hảo với nhà Thanh (Trung Quốc) để tránh cho đất nước khỏi cuộc chiến tranh xâm lược. Không chỉ là người có công lao lớn đối với lịch sử dân tộc trong sự nghiệp trung hưng đất nước thời Hậu Lê, mà trong cuộc sống đời thường ông còn là người nhân hậu, hết lòng vì dân làng. Do học hành đỗ đạt và có nhiều công trạng với triều đình nên ông được ban thưởng sắc phong và nhiều bổng lộc, đất đai. Trong những năm sống ở quê nhà, Nhân dân lâm vào nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh đói rét, thiên tai... Khi ông qua đời, Nhân dân tôn ông là thành hoàng làng và lập đền thờ ông tại làng Quần Hậu, mỗi khi làm giỗ thì cúng tế linh đình. Các triều đại phong kiến sắc phong cho làng Quần Hậu phụng thờ thần vì thần có công giúp nước, an dân, ngầm hiển linh ứng. Bên cạnh Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, thì ở gian hữu trong đền còn đặt một ban thờ mẫu.
     Tương truyền rằng, khi đi thi Tiến sỹ Đào Xuân Lan có dừng lại ở một quán nước nhỏ ở thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa ngày nay) để nghỉ, được chủ quán là một người phụ nữ kể lại giấc mơ của mình: Đêm qua bà nằm mơ thấy đứa con gái 7 tuổi (đã mất) báo mộng rằng hôm nay sẽ có hai ông quan lớn đi qua quán nhà mình, mẹ hãy dọn dẹp sạch sẽ để đón tiếp các ông. Nghe câu chuyện ấy, Đào Xuân Lan mới ngầm khấn xin rằng nếu cô gái có linh thiêng thì phù hộ cho ông thi cử đỗ đạt thì ông sẽ xin chân nhang về lập đền để thờ. Khi ông thi cử đỗ đạt trở về, như đã hứa ông đã cho xây dựng đền thờ tại làng Quần Hậu để thờ cô gái (người ta gọi là đền thờ mẫu).
z5928540078785_78162f0fbc97aa669b537b000fb39b44.jpg
z5928540294519_54ce3936642300a62e3456e87c7e2012.jpg
z5928540686481_4031b6c1f013d14abeceb581a864cf30.jpg
z5928541459769_16b21e9559ecb70dcfd954f6bdce731d.jpg
z5928542387683_6afaa5a53ff9f4c1be72320d84c3796b.jpg
z5928543992037_3ea42b9e56b0bc610abaeb990f2a60ac.jpg
Lễ hội Đền Thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan 
 
   Với những giá trị lịch sử ấy, năm 2013 Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan đã được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đồng thời Đảng ủy, HĐND, UBND, ban quản lý di tích xã An Nông đã thống nhất lấy ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm là ngày tổ chức khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan. Khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan được tổ chức theo nghi thức truyền thống, như: Rước kiệu từ đền thờ đi xung quanh làng, đánh trống, chiêng, dâng lễ vật, lễ khai hội. Thông qua khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan là dịp để con cháu dòng họ Đào, Nhân dân trong làng, du khách thập phương có dịp về chiêm bái, dâng hương, tỏ lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ bậc tiền nhân của làng, của dân tộc; đồng thời, cầu mong con cháu học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu, dân làng, quê hương hưng phát, ấm no, hạnh phúc.
    Do những biến cố thăng trầm của lịch sử và sức tàn phá của thiên nhiên, năm 1971, Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan và đền mẫu bị tàn phá hoàn toàn. Đến năm 1979, con cháu dòng họ Đào Xuân và Nhân dân làng Quần Hậu đã chung tay góp sức xây dựng lại ngôi đền để thờ và đưa các di vật của đền thờ mẫu trước đây vào phối thờ để tỏ lòng tri ân với những người đã có công với dân, với nước.
                                                  Lê Anh
 

Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông

Đăng lúc: 14/10/2024 16:02:01 (GMT+7)

Tiến sỹ Đào Xuân Lan (hay còn gọi là Đào Văn Hiến), sinh năm 1711 tại làng Quần Hậu, xã Hà Mơ (nay là thôn Quần Hậu, xã An Nông, huyện Triệu Sơn). Ông đỗ Tiến sỹ năm 26 tuổi, khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý tông. Hiện nay, tên ông còn được lưu tại văn bia đề danh Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm 1736 tại Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ông là người học hành đỗ đạt và được trọng dụng làm quan đến chức Công bộ Tả bộ thị lang, tước bá.


     Theo sử sách ghi lại, Tiến sỹ Đào Xuân Lan là người thông minh, chính trực, trong bối cảnh đất nước loạn lạc, các thế lực phong kiến vua Lê, chúa Trịnh bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, mâu thuẫn xã hội nổi lên gay gắt. Bên ngoài, kẻ thù rình rập vì Trịnh Giang ươn hèn không thể gánh vác ngôi chúa nên tất cả công việc triều đình do các quan lại gánh vác. Lúc này, Tiến sỹ Đào Xuân Lan là người có công đóng góp trong việc chăm lo triều đình để ổn định đời sống xã hội. Đặc biệt, ông có công lớn trong việc giao hảo với nhà Thanh (Trung Quốc) để tránh cho đất nước khỏi cuộc chiến tranh xâm lược. Không chỉ là người có công lao lớn đối với lịch sử dân tộc trong sự nghiệp trung hưng đất nước thời Hậu Lê, mà trong cuộc sống đời thường ông còn là người nhân hậu, hết lòng vì dân làng. Do học hành đỗ đạt và có nhiều công trạng với triều đình nên ông được ban thưởng sắc phong và nhiều bổng lộc, đất đai. Trong những năm sống ở quê nhà, Nhân dân lâm vào nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh đói rét, thiên tai... Khi ông qua đời, Nhân dân tôn ông là thành hoàng làng và lập đền thờ ông tại làng Quần Hậu, mỗi khi làm giỗ thì cúng tế linh đình. Các triều đại phong kiến sắc phong cho làng Quần Hậu phụng thờ thần vì thần có công giúp nước, an dân, ngầm hiển linh ứng. Bên cạnh Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, thì ở gian hữu trong đền còn đặt một ban thờ mẫu.
     Tương truyền rằng, khi đi thi Tiến sỹ Đào Xuân Lan có dừng lại ở một quán nước nhỏ ở thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa ngày nay) để nghỉ, được chủ quán là một người phụ nữ kể lại giấc mơ của mình: Đêm qua bà nằm mơ thấy đứa con gái 7 tuổi (đã mất) báo mộng rằng hôm nay sẽ có hai ông quan lớn đi qua quán nhà mình, mẹ hãy dọn dẹp sạch sẽ để đón tiếp các ông. Nghe câu chuyện ấy, Đào Xuân Lan mới ngầm khấn xin rằng nếu cô gái có linh thiêng thì phù hộ cho ông thi cử đỗ đạt thì ông sẽ xin chân nhang về lập đền để thờ. Khi ông thi cử đỗ đạt trở về, như đã hứa ông đã cho xây dựng đền thờ tại làng Quần Hậu để thờ cô gái (người ta gọi là đền thờ mẫu).
z5928540078785_78162f0fbc97aa669b537b000fb39b44.jpg
z5928540294519_54ce3936642300a62e3456e87c7e2012.jpg
z5928540686481_4031b6c1f013d14abeceb581a864cf30.jpg
z5928541459769_16b21e9559ecb70dcfd954f6bdce731d.jpg
z5928542387683_6afaa5a53ff9f4c1be72320d84c3796b.jpg
z5928543992037_3ea42b9e56b0bc610abaeb990f2a60ac.jpg
Lễ hội Đền Thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan 
 
   Với những giá trị lịch sử ấy, năm 2013 Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan đã được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đồng thời Đảng ủy, HĐND, UBND, ban quản lý di tích xã An Nông đã thống nhất lấy ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm là ngày tổ chức khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan. Khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan được tổ chức theo nghi thức truyền thống, như: Rước kiệu từ đền thờ đi xung quanh làng, đánh trống, chiêng, dâng lễ vật, lễ khai hội. Thông qua khai lễ đầu xuân Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan là dịp để con cháu dòng họ Đào, Nhân dân trong làng, du khách thập phương có dịp về chiêm bái, dâng hương, tỏ lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ bậc tiền nhân của làng, của dân tộc; đồng thời, cầu mong con cháu học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu, dân làng, quê hương hưng phát, ấm no, hạnh phúc.
    Do những biến cố thăng trầm của lịch sử và sức tàn phá của thiên nhiên, năm 1971, Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan và đền mẫu bị tàn phá hoàn toàn. Đến năm 1979, con cháu dòng họ Đào Xuân và Nhân dân làng Quần Hậu đã chung tay góp sức xây dựng lại ngôi đền để thờ và đưa các di vật của đền thờ mẫu trước đây vào phối thờ để tỏ lòng tri ân với những người đã có công với dân, với nước.
                                                  Lê Anh