Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1018
Hôm qua:
3648
Tuần này:
4666
Tháng này:
64235
Tất cả:
7795440

Về di tích lịch sử, văn hóa Quốc Gia đền thờ Tể tướng Thái bảo Đại vương Nguyễn Hiệu

Ngày 16/09/2024 17:18:36

Nguyễn Hiệu vốn họ Hà, sinh ra ở Hà Tây (nay là Hà Nội), lên 8 tuổi, được người cô ruột đem về xã Lan Khê, Nông Cống (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn) Thanh Hóa nuôi dưỡng và đổi theo họ của người chồng. Từ đó ông có tên là Nguyễn Hiệu (1674-1735).

z5836329672653_4dc8cbc419fc652a089377b3155d9759.jpg
z5836329803095_9f780eef1fcacf2d9897576aee8e0275.jpg 
Toàn cảnh Đền thờ Nguyễn Hiệu tại xã Nông Trường.
 
   Sống ở giai đoạn đất nước vừa qua chiến tranh Trịnh - Mạc đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Hiệu trực tiếp nhìn thấy hậu quả nặng nề là cảnh đồng ruộng xóm làng tàn phá; dân tình ly tán, thậm chí bị giết hại. Vốn là người thông minh, hiếu học từ nhỏ, 13 tuổi ông đã tham dự kỳ thi Ứng khoa ở Nông Cống đỗ hạng trung vào năm Đinh Mão (1687). Năm 16 tuổi ông dự kỳ thi Hương khoa Canh Ngọ (1690) và đỗ hàng thứ tư. Năm Tân Mùi (1691), khi 17 tuổi, ông tiếp tục ra Thăng Long tham dự kỳ thi Hội, đỗ Tam Trường. Sau đó 6 năm (1697) ông được bổ giữ chức Huấn đạo phủ Kiến Xương khi 23 tuổi. Đến năm Canh Thìn (1700), ông tham dự kỳ thi Hội và đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông được triều đình Lê – Trịnh cử làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc, hàm chánh Thất phẩm. Đến năm 1703, ông được thế tử Trịnh Cương mời vào phủ chúa và giao cho chức Nội tán, chăm lo công việc nội phủ. Khi Trịnh Cương lên nối ngôi chúa, Nguyễn Hiệu được mời về kinh thành giữ chức Đô cấp sự trung hình khoa (1709), thăng làm Hồng lô Tự khanh (1714). Đặc biệt vốn là vị quan thanh liêm, chính trực, ông đã dâng sách “Trị bình” (1715); được chúa Trịnh xem khen và “cất nhắc ông dùng vào việc lớn của quốc gia”, phong lên chức Thiêm sai Bồi tụng. Kể từ đây cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Nguyễn Hiệu liên quan nhiều tới công tác tổ chức, tuyển chọn quan lại của triều đình. Ông không chỉ góp phần lựa chọn cho triều đình nhiều vị quan có đức, có tài mà ông còn minh oan cho một số người.
z5836330209213_fc5caf13551e32b7f24d25586d574d06.jpg
z5836330822288_ecf93f2b5b1849c1a920ccdbbbff470d.jpg
z5836331135755_15f8e8aa2566dbc88f7e9476919e4948.jpg
z5836331647254_ac101b866c57c0f8511b098421b059fa.jpg
z5836331765458_cca3d13f401e9d522d6fad8a7fec2210.jpg
z5836331974210_eda386b440ba0c6d836d5f7c87237150.jpg
Các hiện vật tại Di tích được địa phương lưu giữ, bảo quản .
 
    Năm 1726, Thanh Hóa bị nạn đói hoành hành, Nguyễn Hiệu là người được triều đình tin cẩn giao cho 14 vạn quan tiền ở kho Nhà nước để chẩn cấp cho dân. Với trọng trách của mình, ông vừa kịp thời cứu dân thoát đói đồng thời đảm bảo tiền bạc của Nhà nước không bị thất thoát. Năm 1727, ông được phong Đô Ngự sử; 1730 được cử giữ chức Thượng thư bộ Binh. Cũng chính trong năm 1930, do triều đình tăng tiền thuế, nhiều hộ đã bỏ làng đi trú ngụ. Nhìn thấy cảnh những người trong làng thì khốn đốn, các hộ trú ngụ thì nhà cửa vững vàng, ông nhận ra có sự không công bằng ở đây. Bởi vì lấy cớ là người trú ngụ mà họ được trốn tránh thuế. Ông đã tâu lên và xin không kể người trong làng, hay trú ngụ, cứ tính từng hộ để thu thuế đúng. Những kế sách của ông đã phần nào giúp cuộc sống người dân bớt chút khốn khó.
     Cũng trong một đợt ban ân cho văn võ bách quan vào năm Nhâm Tý (1732), Nguyễn Hiệu đã được thăng làm Thiếu phó vinh phong Tá lý công thần. Đây là thời kỳ phát sinh nhiều bè đảng gây nhiều rối loạn, Trịnh Giang vốn tính hay nghi kỵ, sẵn sàng xử tử người nào trái ý. Nguyễn Hiệu là người dạy chúa từ thuở ấu thơ nhưng chỉ vì cố ý trì hoãn việc giết Đỗ Bá Phẩm, khiến chúa cả giận mà giáng chức ông, không cho giữ chức Tham tụng nữa và từ Thượng thư bộ Binh chuyển làm Thượng thư bộ Hình. Tuy vậy, chỉ sau đó 4 tháng, tức tháng 11-1734, khi Trịnh Giang được phong làm Đại nguyên soái thống quốc chính, trong cuộc ban ân, Chúa lại cho Nguyễn Hiệu làm Thượng thư bộ Lại, hàm Thiếu bảo, vào phủ chúa làm việc. Trở lại phủ chúa chưa được bao lâu, mới chừng 5 tháng, Nguyễn Hiệu bệnh nặng và qua đời khi mới bước vào tuổi 62. Sách “Đại Việt sử ký tục biên” chép về ông như sau: Nguyễn Hiệu là người trọng hậu, giữ mình ngay thẳng, thích bồi dưỡng kẻ sĩ, dẫn dắt kẻ hậu tiến. Đối với quan nhỏ cũng tiếp đãi theo lễ. Lúc tuổi già cầm đại chính, mong đổi phép tắc hà khắc, sửa phú dịch cho công bằng, nhẹ việc trưng thu thôi thúc, đều tự mình chủ bàn những việc ấy, trăm họ được nhờ”. Sau khi mất, Nguyễn Hiệu được triều đình Lê - Trịnh tặng chức Thái bảo và truy tặng Đại tư đồ, gia phong làm Phúc thần.
     Hiện nay đền thờ còn lưu giữ rất nhiều vật quý, trong đó có bức trúc thư của Vua Lê Hiển tông tặng cha con Nguyễn Hiệu năm 1775 được chạm khắc trên gỗ, trang trí rất tinh xảo; 4 câu đối bằng gỗ có niên đại từ thế kỷ XVIII, lư hương bằng đá cổ, 20 bộ sắc phong...Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, năm 2020 đền thờ được được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc Gia./.
                                          Văn Hùng
                 Biên soạn theo cuốn “Đại Việt sử ký tục biên” và ghi chép của xã Nông Trường
 

Về di tích lịch sử, văn hóa Quốc Gia đền thờ Tể tướng Thái bảo Đại vương Nguyễn Hiệu

Đăng lúc: 16/09/2024 17:18:36 (GMT+7)

Nguyễn Hiệu vốn họ Hà, sinh ra ở Hà Tây (nay là Hà Nội), lên 8 tuổi, được người cô ruột đem về xã Lan Khê, Nông Cống (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn) Thanh Hóa nuôi dưỡng và đổi theo họ của người chồng. Từ đó ông có tên là Nguyễn Hiệu (1674-1735).

z5836329672653_4dc8cbc419fc652a089377b3155d9759.jpg
z5836329803095_9f780eef1fcacf2d9897576aee8e0275.jpg 
Toàn cảnh Đền thờ Nguyễn Hiệu tại xã Nông Trường.
 
   Sống ở giai đoạn đất nước vừa qua chiến tranh Trịnh - Mạc đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Hiệu trực tiếp nhìn thấy hậu quả nặng nề là cảnh đồng ruộng xóm làng tàn phá; dân tình ly tán, thậm chí bị giết hại. Vốn là người thông minh, hiếu học từ nhỏ, 13 tuổi ông đã tham dự kỳ thi Ứng khoa ở Nông Cống đỗ hạng trung vào năm Đinh Mão (1687). Năm 16 tuổi ông dự kỳ thi Hương khoa Canh Ngọ (1690) và đỗ hàng thứ tư. Năm Tân Mùi (1691), khi 17 tuổi, ông tiếp tục ra Thăng Long tham dự kỳ thi Hội, đỗ Tam Trường. Sau đó 6 năm (1697) ông được bổ giữ chức Huấn đạo phủ Kiến Xương khi 23 tuổi. Đến năm Canh Thìn (1700), ông tham dự kỳ thi Hội và đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông được triều đình Lê – Trịnh cử làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc, hàm chánh Thất phẩm. Đến năm 1703, ông được thế tử Trịnh Cương mời vào phủ chúa và giao cho chức Nội tán, chăm lo công việc nội phủ. Khi Trịnh Cương lên nối ngôi chúa, Nguyễn Hiệu được mời về kinh thành giữ chức Đô cấp sự trung hình khoa (1709), thăng làm Hồng lô Tự khanh (1714). Đặc biệt vốn là vị quan thanh liêm, chính trực, ông đã dâng sách “Trị bình” (1715); được chúa Trịnh xem khen và “cất nhắc ông dùng vào việc lớn của quốc gia”, phong lên chức Thiêm sai Bồi tụng. Kể từ đây cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Nguyễn Hiệu liên quan nhiều tới công tác tổ chức, tuyển chọn quan lại của triều đình. Ông không chỉ góp phần lựa chọn cho triều đình nhiều vị quan có đức, có tài mà ông còn minh oan cho một số người.
z5836330209213_fc5caf13551e32b7f24d25586d574d06.jpg
z5836330822288_ecf93f2b5b1849c1a920ccdbbbff470d.jpg
z5836331135755_15f8e8aa2566dbc88f7e9476919e4948.jpg
z5836331647254_ac101b866c57c0f8511b098421b059fa.jpg
z5836331765458_cca3d13f401e9d522d6fad8a7fec2210.jpg
z5836331974210_eda386b440ba0c6d836d5f7c87237150.jpg
Các hiện vật tại Di tích được địa phương lưu giữ, bảo quản .
 
    Năm 1726, Thanh Hóa bị nạn đói hoành hành, Nguyễn Hiệu là người được triều đình tin cẩn giao cho 14 vạn quan tiền ở kho Nhà nước để chẩn cấp cho dân. Với trọng trách của mình, ông vừa kịp thời cứu dân thoát đói đồng thời đảm bảo tiền bạc của Nhà nước không bị thất thoát. Năm 1727, ông được phong Đô Ngự sử; 1730 được cử giữ chức Thượng thư bộ Binh. Cũng chính trong năm 1930, do triều đình tăng tiền thuế, nhiều hộ đã bỏ làng đi trú ngụ. Nhìn thấy cảnh những người trong làng thì khốn đốn, các hộ trú ngụ thì nhà cửa vững vàng, ông nhận ra có sự không công bằng ở đây. Bởi vì lấy cớ là người trú ngụ mà họ được trốn tránh thuế. Ông đã tâu lên và xin không kể người trong làng, hay trú ngụ, cứ tính từng hộ để thu thuế đúng. Những kế sách của ông đã phần nào giúp cuộc sống người dân bớt chút khốn khó.
     Cũng trong một đợt ban ân cho văn võ bách quan vào năm Nhâm Tý (1732), Nguyễn Hiệu đã được thăng làm Thiếu phó vinh phong Tá lý công thần. Đây là thời kỳ phát sinh nhiều bè đảng gây nhiều rối loạn, Trịnh Giang vốn tính hay nghi kỵ, sẵn sàng xử tử người nào trái ý. Nguyễn Hiệu là người dạy chúa từ thuở ấu thơ nhưng chỉ vì cố ý trì hoãn việc giết Đỗ Bá Phẩm, khiến chúa cả giận mà giáng chức ông, không cho giữ chức Tham tụng nữa và từ Thượng thư bộ Binh chuyển làm Thượng thư bộ Hình. Tuy vậy, chỉ sau đó 4 tháng, tức tháng 11-1734, khi Trịnh Giang được phong làm Đại nguyên soái thống quốc chính, trong cuộc ban ân, Chúa lại cho Nguyễn Hiệu làm Thượng thư bộ Lại, hàm Thiếu bảo, vào phủ chúa làm việc. Trở lại phủ chúa chưa được bao lâu, mới chừng 5 tháng, Nguyễn Hiệu bệnh nặng và qua đời khi mới bước vào tuổi 62. Sách “Đại Việt sử ký tục biên” chép về ông như sau: Nguyễn Hiệu là người trọng hậu, giữ mình ngay thẳng, thích bồi dưỡng kẻ sĩ, dẫn dắt kẻ hậu tiến. Đối với quan nhỏ cũng tiếp đãi theo lễ. Lúc tuổi già cầm đại chính, mong đổi phép tắc hà khắc, sửa phú dịch cho công bằng, nhẹ việc trưng thu thôi thúc, đều tự mình chủ bàn những việc ấy, trăm họ được nhờ”. Sau khi mất, Nguyễn Hiệu được triều đình Lê - Trịnh tặng chức Thái bảo và truy tặng Đại tư đồ, gia phong làm Phúc thần.
     Hiện nay đền thờ còn lưu giữ rất nhiều vật quý, trong đó có bức trúc thư của Vua Lê Hiển tông tặng cha con Nguyễn Hiệu năm 1775 được chạm khắc trên gỗ, trang trí rất tinh xảo; 4 câu đối bằng gỗ có niên đại từ thế kỷ XVIII, lư hương bằng đá cổ, 20 bộ sắc phong...Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, năm 2020 đền thờ được được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc Gia./.
                                          Văn Hùng
                 Biên soạn theo cuốn “Đại Việt sử ký tục biên” và ghi chép của xã Nông Trường