Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
881
Hôm qua:
3873
Tuần này:
8462
Tháng này:
77385
Tất cả:
8092619

Chuyện về Anh Phượng "chạch"

Ngày 30/09/2016 09:36:46

Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã hình thành được một số mô hình có quy mô vừa và nhỏ, một số hộ dân đã phát triển nuôi cá, ếch, chạch đồng tại vườn hộ, gia đình cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.


Chuyện về Anh Phượng "chạch"

Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã hình thành được một số mô hình có quy mô vừa và nhỏ, một số hộ dân đã phát triển nuôi cá, ếch, chạch đồng tại vườn hộ, gia đình cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Anh Lê Văn Phượng thôn Đức Long 3 xã An Nông người được vinh danh là nhân tài đất Việt. Đây là mô hình mà cả nước chưa ai làm được, từ một người nông dân bình thường, giản dị, anh đã tự mình nghiên cứu và tìm được bí quyết cho riêng mình nuôi chạch đẻ thành công và cái tên Phượng " chạch" đã trở nên khá quen thuộc với người dân địa phương.
Mày mò, tự mình nghiên cứu, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế hàng năm, thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật anh gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2012 ở tuổi 38 anh đã thành công bán lứa chạch giống đầu tiên, thu lãi 40 triệu đồng, anh cảm thấy sung sướng vô cùng. Năm 2014 anh Phượng mạnh dạn mượn ruộng đất cấy lúa của nhiều hộ dân đầu tư xây dựng bể nuôi chạch sinh sản. nuôi cá, ếch. Được sự ủng hộ của các hộ dân thôn Đức Long 2 và thôn Vĩnh Trù 1 xã An Nông cho mượn tổng diện tích đất 1,5 ha, mỗi năm anh trả cho các hộ dân 1 sào là 1.600 kg thóc. Anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao, khoanh vùng, vừa nuôi cá, ếch, chạch và lắp đạt mua sắm các trang thiết bị thực hiện nuôi chạch sinh sản. Ở tuổi 40 anh Phượng đã là chủ nhân của trang trại mang tên Phượng " chạch" mô hình nuôi chạch đẻ thành công là việc làm hiếm có mà từ bao đời nay chưa ai làm được.
Theo anh Phượng, bể nuôi chạch sinh sản có diện tích 30 m2, thời gian nuôi chạch đẻ là 2 năm, khi chạch đẻ trứng xong, sau 24 tiếng đồng hồ chạch nở thành con giống, sau 4 đến 5 ngày anh cho chạch thở ô xy, sau đó cho chạch ăn và bán con giống. Hàng năm chạch sinh sản tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi tháng cho 1 lứa nhưng phải đầu tư quy tình kỹ thuật rất công phu, phải có máy điều hòa nóng, lạnh giữ nhiệt độ luôn ở mức 25 đến 270C cho chạch đẻ. Chạch dễ nuôi, thức ăn của chạch lại đơn giản, ăn tạp chủ yếu là vi sinh vật và các phụ phẩm nông nghiệp, có thể tận dụng cả thức ăn thừa của cá, ếch. Hiện tại trang trại của anh với quy mô 1,5 ha, trong đó có 4 ô anh quy hoạch riêng để nuôi chạch đẻ, trừ chi phí cho thu lãi 200 triệu đồng. Để có được thành công như ngày hôm nay có sự ủng hộ tích cực của người vợ hiền cùng đồng cam chịu khổ chia sẽ cùng anh. Khi hỏi về quá trình nuôi chạch sinh sản và dự định của anh trong những năm tới anh chia sẽ chỉ mong muốn được thầu đất lâu dài để thực hiện sản xuất được nhiều trạch sinh sản cung cấp cho thị trường.
Không chỉ cung cấp từ 4 đến 5 vạn chạch giống mỗi tháng cho các hộ gia đình nuôi chạch trong huyện và các tỉnh khác, anh Phượng còn nhiệt tình hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm nuôi chăm sóc chạch cho gần hai trăm hộ dân biết cách nuôi ếch, chạch, chăm sóc lúc nhỏ, sau đó chuyển sang ăn tạp, tạo điều kiện cho người dân trong xã vươn lên thoát nghèo. Từ mô hình của anh hội nông dân huyện đã tuyên truyền cho hội viên nông dân trong huyện học tập làm theo.
Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn chưa bao giờ dễ dàng, bao nhiêu năm lăn lộn để bám với nghề khẳng định một thương hiệu riêng anh Phượng " chạch" chính là một tấm gương khởi nghiệp trong nông nghiệp đáng để nhân rộng. Tấm Bằng Khen tôn vinh nhân tài đất Việt là minh chứng cho sự thành công và tiếp thêm sức mạnh để anh Phượng tiếp tục đưa mô hình nuôi chạch sinh sản phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ thâm canh cao hơn, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới./.
Thu Nga
Đài TT Triệu Sơn
 

Chuyện về Anh Phượng "chạch"

Đăng lúc: 30/09/2016 09:36:46 (GMT+7)

Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã hình thành được một số mô hình có quy mô vừa và nhỏ, một số hộ dân đã phát triển nuôi cá, ếch, chạch đồng tại vườn hộ, gia đình cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.


Chuyện về Anh Phượng "chạch"

Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã hình thành được một số mô hình có quy mô vừa và nhỏ, một số hộ dân đã phát triển nuôi cá, ếch, chạch đồng tại vườn hộ, gia đình cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Anh Lê Văn Phượng thôn Đức Long 3 xã An Nông người được vinh danh là nhân tài đất Việt. Đây là mô hình mà cả nước chưa ai làm được, từ một người nông dân bình thường, giản dị, anh đã tự mình nghiên cứu và tìm được bí quyết cho riêng mình nuôi chạch đẻ thành công và cái tên Phượng " chạch" đã trở nên khá quen thuộc với người dân địa phương.
Mày mò, tự mình nghiên cứu, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế hàng năm, thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật anh gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2012 ở tuổi 38 anh đã thành công bán lứa chạch giống đầu tiên, thu lãi 40 triệu đồng, anh cảm thấy sung sướng vô cùng. Năm 2014 anh Phượng mạnh dạn mượn ruộng đất cấy lúa của nhiều hộ dân đầu tư xây dựng bể nuôi chạch sinh sản. nuôi cá, ếch. Được sự ủng hộ của các hộ dân thôn Đức Long 2 và thôn Vĩnh Trù 1 xã An Nông cho mượn tổng diện tích đất 1,5 ha, mỗi năm anh trả cho các hộ dân 1 sào là 1.600 kg thóc. Anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao, khoanh vùng, vừa nuôi cá, ếch, chạch và lắp đạt mua sắm các trang thiết bị thực hiện nuôi chạch sinh sản. Ở tuổi 40 anh Phượng đã là chủ nhân của trang trại mang tên Phượng " chạch" mô hình nuôi chạch đẻ thành công là việc làm hiếm có mà từ bao đời nay chưa ai làm được.
Theo anh Phượng, bể nuôi chạch sinh sản có diện tích 30 m2, thời gian nuôi chạch đẻ là 2 năm, khi chạch đẻ trứng xong, sau 24 tiếng đồng hồ chạch nở thành con giống, sau 4 đến 5 ngày anh cho chạch thở ô xy, sau đó cho chạch ăn và bán con giống. Hàng năm chạch sinh sản tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi tháng cho 1 lứa nhưng phải đầu tư quy tình kỹ thuật rất công phu, phải có máy điều hòa nóng, lạnh giữ nhiệt độ luôn ở mức 25 đến 270C cho chạch đẻ. Chạch dễ nuôi, thức ăn của chạch lại đơn giản, ăn tạp chủ yếu là vi sinh vật và các phụ phẩm nông nghiệp, có thể tận dụng cả thức ăn thừa của cá, ếch. Hiện tại trang trại của anh với quy mô 1,5 ha, trong đó có 4 ô anh quy hoạch riêng để nuôi chạch đẻ, trừ chi phí cho thu lãi 200 triệu đồng. Để có được thành công như ngày hôm nay có sự ủng hộ tích cực của người vợ hiền cùng đồng cam chịu khổ chia sẽ cùng anh. Khi hỏi về quá trình nuôi chạch sinh sản và dự định của anh trong những năm tới anh chia sẽ chỉ mong muốn được thầu đất lâu dài để thực hiện sản xuất được nhiều trạch sinh sản cung cấp cho thị trường.
Không chỉ cung cấp từ 4 đến 5 vạn chạch giống mỗi tháng cho các hộ gia đình nuôi chạch trong huyện và các tỉnh khác, anh Phượng còn nhiệt tình hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm nuôi chăm sóc chạch cho gần hai trăm hộ dân biết cách nuôi ếch, chạch, chăm sóc lúc nhỏ, sau đó chuyển sang ăn tạp, tạo điều kiện cho người dân trong xã vươn lên thoát nghèo. Từ mô hình của anh hội nông dân huyện đã tuyên truyền cho hội viên nông dân trong huyện học tập làm theo.
Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn chưa bao giờ dễ dàng, bao nhiêu năm lăn lộn để bám với nghề khẳng định một thương hiệu riêng anh Phượng " chạch" chính là một tấm gương khởi nghiệp trong nông nghiệp đáng để nhân rộng. Tấm Bằng Khen tôn vinh nhân tài đất Việt là minh chứng cho sự thành công và tiếp thêm sức mạnh để anh Phượng tiếp tục đưa mô hình nuôi chạch sinh sản phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ thâm canh cao hơn, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới./.
Thu Nga
Đài TT Triệu Sơn