Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2018
Hôm qua:
3699
Tuần này:
14971
Tháng này:
94992
Tất cả:
9242302

Nhân dân trên địa bàn huyện tích cực góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Ngày 21/05/2025 17:39:11

Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng pháp lý cao nhất của quốc gia. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không chỉ là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà còn là dịp để mỗi người dân thể hiện quyền làm chủ, đóng góp trí tuệ và nguyện vọng của mình vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đợt lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, không khí thảo luận sôi nổi đang lan tỏa đến từng khu dân cư, từng tổ dân phố.

   Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh; Sở Tư pháp về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, UBND huyện Triệu Sơn đã xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Công tác lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp đã được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ và nghiêm túc đến tất cả cán bộ, công chức, Nhân dân. Không khí thảo luận sôi nổi, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia xây dựng đạo luật gốc của đất nước.
z6624053628463_d327d9ceff621b2de12527fec94346e4.jpg
Người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp

z6624053631245_e731250734c28909e47561608d7f337f.jpg
  Bà Lê Thị Tiến, người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn

    Bà Lê Thị Tiến, người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn cho biết: “Với mỗi đất nước Hiến Pháp là Luật gốc, trong bối cảnh nước ta đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, thì theo Tôi việc sửa đổi Hiếp pháp năm 2013 trong thời điểm này là hết sức cần thiết, tạo cơ sở để thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, xây dựng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước, nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
    Để triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể... đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai lấy ý kiến nhân dân một cách công khai, dân chủ, khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương. Việc lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp là cơ hội để dân thể hiện quyền, trách nhiệm của mình mà còn góp phần gắn kết niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Đặc biệt, việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua ứng dụng VNEID - nền tảng công nghệ do Bộ Công an triển khai đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận và gửi ý kiến góp ý một cách thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch; thông qua việc lấy ý kiến của nhân dân đã phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân trong việc góp ý vào các nội dung sửa đổi Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Thể hiện rõ nguyên tắc "Nhân dân làm chủ", tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị.
                                                              Thùy Dung
 

Nhân dân trên địa bàn huyện tích cực góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Đăng lúc: 21/05/2025 17:39:11 (GMT+7)

Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng pháp lý cao nhất của quốc gia. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không chỉ là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà còn là dịp để mỗi người dân thể hiện quyền làm chủ, đóng góp trí tuệ và nguyện vọng của mình vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đợt lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, không khí thảo luận sôi nổi đang lan tỏa đến từng khu dân cư, từng tổ dân phố.

   Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh; Sở Tư pháp về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, UBND huyện Triệu Sơn đã xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Công tác lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp đã được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ và nghiêm túc đến tất cả cán bộ, công chức, Nhân dân. Không khí thảo luận sôi nổi, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia xây dựng đạo luật gốc của đất nước.
z6624053628463_d327d9ceff621b2de12527fec94346e4.jpg
Người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp

z6624053631245_e731250734c28909e47561608d7f337f.jpg
  Bà Lê Thị Tiến, người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn

    Bà Lê Thị Tiến, người dân Tổ dân phố Tô Vĩnh Diện thị trấn Triệu Sơn cho biết: “Với mỗi đất nước Hiến Pháp là Luật gốc, trong bối cảnh nước ta đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, thì theo Tôi việc sửa đổi Hiếp pháp năm 2013 trong thời điểm này là hết sức cần thiết, tạo cơ sở để thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, xây dựng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước, nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
    Để triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể... đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai lấy ý kiến nhân dân một cách công khai, dân chủ, khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương. Việc lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp là cơ hội để dân thể hiện quyền, trách nhiệm của mình mà còn góp phần gắn kết niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Đặc biệt, việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua ứng dụng VNEID - nền tảng công nghệ do Bộ Công an triển khai đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận và gửi ý kiến góp ý một cách thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch; thông qua việc lấy ý kiến của nhân dân đã phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân trong việc góp ý vào các nội dung sửa đổi Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Thể hiện rõ nguyên tắc "Nhân dân làm chủ", tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị.
                                                              Thùy Dung