Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2508
Hôm qua:
4260
Tuần này:
23668
Tháng này:
152255
Tất cả:
8014146

Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chợ kinh doanh thực phẩm.

Ngày 29/10/2024 15:32:33

Sáng ngày 29/10/2024; Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế và huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chợ kinh doanh thực phẩm.

z5977633025345_96e9b9fca9786a4155199f988bf575d9.jpg
 z5977633014399_1e0f13fe9d2a9ab6856507345ad8da11.jpg
z5977633003960_7e57ffac79e61d8ec41b253c2a33b9e4.jpg
 Các đại biểu dự hội nghị.
 
    Về dự có đồng chí Trần Đức Lương, Phó giám đốc Phụ trách Sở Công Thương; đồng chí Bùi Huy Dũng Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn và hơn 400 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên phòng Kinh tế và hạ tầng, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn và đại diện các Ban quản lý chợ, Tổ giám sát ATTP tại các chợ trên địa bàn các huyện Triệu Sơn,Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Thị xã Nghi Sơn.
    Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang là thách thức đối với toàn xã hội. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến đưa ra thị trường các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Nhận thức được nguy cơ gây mất vệ sinh ATTP không những xuất phát từ khâu sản xuất, chế biến mà còn tiềm ẩn ở khâu bảo quản, đặc biệt là trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 10/3/2022 về việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng các quy định về ATTP trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể hóa lộ trình xây dựng cho kinh doanh thực phẩm theo từng năm cho các huyện, thị xã, thành phố. Sở Công Thương đã bố trí đoàn công tác làm việc tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố; trực tiếp khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, hướng dẫn công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng địa phương trong quá trình thực hiện công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại TCVN 11856:2017 hoặc tiêu chí tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh, cơ sở vật chất, hạ tầng tại hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quan tâm đầu tư, xây dựng, cải tạo; trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ được trang bị phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu về ATTP; các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ được tuyên truyền và có nhận thức, ý thức về việc thực hiện các quy định về ATTP, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong việc kinh doanh tại chợ, trách nhiệm của Ban quản lý chợ, Tổ giám sát ATTP tại chợ được nâng cao. Cùng với sự quyết tâm của Sở Công Thương, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 370/389 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, đạt 95%. Trong đó, có 253 chợ công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017 và 116 chợ được Giám đốc Sở Công Thương quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí chợ tạm tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh về việc quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước.
                                                   Đình Duyến


 

Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chợ kinh doanh thực phẩm.

Đăng lúc: 29/10/2024 15:32:33 (GMT+7)

Sáng ngày 29/10/2024; Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế và huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chợ kinh doanh thực phẩm.

z5977633025345_96e9b9fca9786a4155199f988bf575d9.jpg
 z5977633014399_1e0f13fe9d2a9ab6856507345ad8da11.jpg
z5977633003960_7e57ffac79e61d8ec41b253c2a33b9e4.jpg
 Các đại biểu dự hội nghị.
 
    Về dự có đồng chí Trần Đức Lương, Phó giám đốc Phụ trách Sở Công Thương; đồng chí Bùi Huy Dũng Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn và hơn 400 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên phòng Kinh tế và hạ tầng, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn và đại diện các Ban quản lý chợ, Tổ giám sát ATTP tại các chợ trên địa bàn các huyện Triệu Sơn,Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Thị xã Nghi Sơn.
    Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang là thách thức đối với toàn xã hội. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến đưa ra thị trường các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Nhận thức được nguy cơ gây mất vệ sinh ATTP không những xuất phát từ khâu sản xuất, chế biến mà còn tiềm ẩn ở khâu bảo quản, đặc biệt là trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 10/3/2022 về việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng các quy định về ATTP trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể hóa lộ trình xây dựng cho kinh doanh thực phẩm theo từng năm cho các huyện, thị xã, thành phố. Sở Công Thương đã bố trí đoàn công tác làm việc tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố; trực tiếp khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, hướng dẫn công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng địa phương trong quá trình thực hiện công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại TCVN 11856:2017 hoặc tiêu chí tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh, cơ sở vật chất, hạ tầng tại hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quan tâm đầu tư, xây dựng, cải tạo; trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ được trang bị phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu về ATTP; các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ được tuyên truyền và có nhận thức, ý thức về việc thực hiện các quy định về ATTP, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong việc kinh doanh tại chợ, trách nhiệm của Ban quản lý chợ, Tổ giám sát ATTP tại chợ được nâng cao. Cùng với sự quyết tâm của Sở Công Thương, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 370/389 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, đạt 95%. Trong đó, có 253 chợ công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017 và 116 chợ được Giám đốc Sở Công Thương quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí chợ tạm tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh về việc quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước.
                                                   Đình Duyến