Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3103
Hôm qua:
4376
Tuần này:
7479
Tháng này:
117648
Tất cả:
7510718

Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Ngày 13/10/2023 14:37:34

Chiều 12/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Quyết định số số 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.

    Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đồng chủ trì Hội nghị.
z4778058687835_6dc6f233c29459f6e2e55cebd0667666.jpg
z4778058661910_f67ff6797acc5452ca4e6a56816775fa.jpg
z4778058663610_c92d76110b88da4a89f77b96ed53329f.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
 
    Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Bộ Công an với các địa phương trong cả nước. Tổng số người dự hội nghị tại các điểm cầu là hơn 25.000 người.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Công an huyện Triệu Sơn, có đồng chí Lê Quang Trung, Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện; Thượng tá Lê Viết Trung, Phó Trưởng Công an huyện; đại diện một số phòng ngành, đoàn thể cấp huyện; Ban Giám đốc, Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ Ngân hàng chính sách xã hội huyện; Chỉ huy đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an huyện; Chủ tịch UBND; Trưởng Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, đây là Hội nghị quan trọng, triển khai một chính sách rất mới, rất nhân văn và rất có ý nghĩa đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ trưởng cho biết, công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù thể hiện sâu sắc chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức xã hội, phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, công tác tái hòa nhập cộng đồng đã thu được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong việc quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật…
    Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Công an đã trao đổi và nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ rất tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22. Đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ chế, rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phát tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù…
     Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt nội dung của Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định số 22 của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bao gồm 16 Điều, trong đó quy định rõ về đối tượng thụ hưởng, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, mức vốn vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay... Trong đó, theo điều 3 của Quyết định thì có 2 đối tượng được vay vốn. Đó là những người chấp hành xong án phạt tù. Bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Đối với cá nhân khi vay vốn để đào tạo nghề thì mức tối đa là 4 triệu đồng/tháng; vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thì mức tối đa là 100 triệu đồng/người.
      Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Ngay sau khi Quyết định 22 có hiệu lực từ ngày 10/10, đến ngày 12/10 đã có 145 Người chấp hành xong án phát tù được vay vốn tín dụng chính sách xã hội với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng. Qua tổng hợp nhanh từ các địa phương có hơn 2 nghìn người mãn hạn tù có nhu cầu vay vốn với tổng số tiền 138 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyển địa phương triển khai Quyết định số 22 có hiệu quả, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đưa chính sách nhân văn, nhân đạo này thực sự đi vào trong thực tế đời sống. Đồng thời tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ.
Ngân hàng Chính sách xã hội là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Phó Thủ tướng yêu cầu cần triển khai thực hiện tốt các quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Phó Thủ tướng đề nghị UBND các địa phương, nhất là các địa phương có nhiều người chấp hành xong án phạt tù cần quan tâm, chủ động cân đối bố trí ngân sách địa phương để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn để cho vay.
     Theo Phó Thủ tướng, Quyết định số 22 là chính sách mới, do đó trong quá trình triển khai thực hiện, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện để kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh và có biện pháp xử lý, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách để trục lợi.
                                                        Lê Anh


 

Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Đăng lúc: 13/10/2023 14:37:34 (GMT+7)

Chiều 12/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Quyết định số số 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.

    Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đồng chủ trì Hội nghị.
z4778058687835_6dc6f233c29459f6e2e55cebd0667666.jpg
z4778058661910_f67ff6797acc5452ca4e6a56816775fa.jpg
z4778058663610_c92d76110b88da4a89f77b96ed53329f.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
 
    Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Bộ Công an với các địa phương trong cả nước. Tổng số người dự hội nghị tại các điểm cầu là hơn 25.000 người.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Công an huyện Triệu Sơn, có đồng chí Lê Quang Trung, Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện; Thượng tá Lê Viết Trung, Phó Trưởng Công an huyện; đại diện một số phòng ngành, đoàn thể cấp huyện; Ban Giám đốc, Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ Ngân hàng chính sách xã hội huyện; Chỉ huy đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an huyện; Chủ tịch UBND; Trưởng Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, đây là Hội nghị quan trọng, triển khai một chính sách rất mới, rất nhân văn và rất có ý nghĩa đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ trưởng cho biết, công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù thể hiện sâu sắc chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức xã hội, phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, công tác tái hòa nhập cộng đồng đã thu được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong việc quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật…
    Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Công an đã trao đổi và nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ rất tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22. Đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ chế, rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phát tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù…
     Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt nội dung của Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định số 22 của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bao gồm 16 Điều, trong đó quy định rõ về đối tượng thụ hưởng, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, mức vốn vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay... Trong đó, theo điều 3 của Quyết định thì có 2 đối tượng được vay vốn. Đó là những người chấp hành xong án phạt tù. Bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Đối với cá nhân khi vay vốn để đào tạo nghề thì mức tối đa là 4 triệu đồng/tháng; vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thì mức tối đa là 100 triệu đồng/người.
      Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Ngay sau khi Quyết định 22 có hiệu lực từ ngày 10/10, đến ngày 12/10 đã có 145 Người chấp hành xong án phát tù được vay vốn tín dụng chính sách xã hội với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng. Qua tổng hợp nhanh từ các địa phương có hơn 2 nghìn người mãn hạn tù có nhu cầu vay vốn với tổng số tiền 138 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyển địa phương triển khai Quyết định số 22 có hiệu quả, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đưa chính sách nhân văn, nhân đạo này thực sự đi vào trong thực tế đời sống. Đồng thời tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ.
Ngân hàng Chính sách xã hội là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Phó Thủ tướng yêu cầu cần triển khai thực hiện tốt các quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Phó Thủ tướng đề nghị UBND các địa phương, nhất là các địa phương có nhiều người chấp hành xong án phạt tù cần quan tâm, chủ động cân đối bố trí ngân sách địa phương để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn để cho vay.
     Theo Phó Thủ tướng, Quyết định số 22 là chính sách mới, do đó trong quá trình triển khai thực hiện, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện để kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh và có biện pháp xử lý, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách để trục lợi.
                                                        Lê Anh