
Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh
Ngày 08/05/2025 20:45:46
Sáng 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh.






Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 1.018 điểm cầu từ tỉnh đến các ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố, các trường đại học, chợ, doanh nghiệp với hơn 52 nghìn người trong toàn tỉnh tham dự.
Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Văn Tuấn, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực HU, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện đang công tác tại các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX, VNPT Triệu Sơn, Viettel Triệu Sơn;
Tại điểm cầu các xã, thị trấn: có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn; Trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã; Đại diện ban quản lý chợ, đại diện các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn xã, thị trấn; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; Ban Công tác mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ công nghệ số cộng đồng và đại diện người dân trên địa bàn.
Tại buổi lễ, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đào Xuân Yên đã trình bày Kế hoạch của Tỉnh ủy Thanh Hóa về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh với mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải được triển khai toàn diện, sâu rộng đến tận thôn, bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu thực hiện phong trào, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân.
Kết quả của phong trào phải được đo lường bằng sự thay đổi căn bản về năng lực sử dụng nền tảng, dịch vụ số của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và hướng tới mục tiêu Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Bảo đảm an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.
Kế hoạch đề ra mục tiêu năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS, có kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.
100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS, kỹ năng số trên nền tảng VNelD.
100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm truyền thông sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về phong trào “Bình dân học vụ số”; triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng Internet và các ứng dụng số.
Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang giá trị nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước và của mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa; thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền trong công cuộc phát triển quốc gia số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Đồng thời, là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS; là việc làm thiết thực để tổ chức thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Để phong trào “Bình dân học vụ số” đi vào thực chất và phát huy hiệu quả cao nhất, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS; chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy CĐS tại cơ quan, địa phương, đơn vị; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của CĐS. Đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần tích cực hưởng ứng phong trào này.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò đặc biệt quan trọng của CĐS, sẵn sàng tham gia học tập, ứng dụng công nghệ trong đời sống hằng ngày, để phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào đang triển khai thực hiện, nhất là phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”; phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, CĐS”...
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, với tinh thần “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”. Chú trọng sử dụng các nền tảng số để chuyển tải thông tin đến mọi người, đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Triển khai các lớp học, khóa học trực tuyến, phổ cập kiến thức số trên nền tảng phù hợp, dễ tiếp cận với mọi đối tượng kết hợp với các lớp học trực tiếp tại các địa phương, giúp mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận tri thức số. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu học tập và nguồn lực cho phong trào. Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn; tổ công nghệ số của đoàn thanh niên và các nhóm, tổ khác trong việc giới thiệu các nền tảng số.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn giao Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng khung năng lực số và tài liệu phù hợp với từng đối tượng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được cập nhật, nâng cao kỹ năng số, dùng nền tảng số hiệu quả. Học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức số phục vụ học tập và bảo vệ bản thân, từ đó lan tỏa cho người thân, gia đình. Người lao động biết dùng thiết bị thông minh để tăng năng suất. Người dân biết dùng các dịch vụ số thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế, người lớn tuổi, lao động tự do để Nhân dân có thể chủ động ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình gia đình số, nông thôn số, thành thị số để lan tỏa kỹ năng số trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị mỗi người dân cần thi đua tự trau dồi, học hỏi, nâng cao kỹ năng số, để phong trào “Bình dân học vụ số” thực sự trở thành phong trào của toàn dân, toàn diện, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, triển khai sâu rộng ngay sau Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và không có ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình CĐS phía trước. Chúng ta cùng tin tưởng rằng, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ lan tỏa khát khao phát triển, vươn lên mạnh mẽ, đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại số trên địa bàn tỉnh, để cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam”.
Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nghi thức bấm nút phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Cũng tại buổi lễ, các đồng chí: Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, Bí thư Thị đoàn Nghi Sơn Trần Thị Ngọc Ánh đã phát biểu hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh; các tập đoàn, doanh nghiệp đã trao tặng, hỗ trợ tỉnh về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” với kinh phí gần 7,5 tỷ đồng.
Thùy Dung
Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Văn Tuấn, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực HU, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện đang công tác tại các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX, VNPT Triệu Sơn, Viettel Triệu Sơn;
Tại điểm cầu các xã, thị trấn: có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn; Trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã; Đại diện ban quản lý chợ, đại diện các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn xã, thị trấn; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; Ban Công tác mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ công nghệ số cộng đồng và đại diện người dân trên địa bàn.
Tại buổi lễ, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đào Xuân Yên đã trình bày Kế hoạch của Tỉnh ủy Thanh Hóa về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh với mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải được triển khai toàn diện, sâu rộng đến tận thôn, bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu thực hiện phong trào, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân.
Kết quả của phong trào phải được đo lường bằng sự thay đổi căn bản về năng lực sử dụng nền tảng, dịch vụ số của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và hướng tới mục tiêu Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Bảo đảm an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.
Kế hoạch đề ra mục tiêu năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS, có kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.
100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS, kỹ năng số trên nền tảng VNelD.
100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm truyền thông sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về phong trào “Bình dân học vụ số”; triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng Internet và các ứng dụng số.
Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang giá trị nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước và của mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa; thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền trong công cuộc phát triển quốc gia số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Đồng thời, là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS; là việc làm thiết thực để tổ chức thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Để phong trào “Bình dân học vụ số” đi vào thực chất và phát huy hiệu quả cao nhất, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS; chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy CĐS tại cơ quan, địa phương, đơn vị; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của CĐS. Đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần tích cực hưởng ứng phong trào này.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò đặc biệt quan trọng của CĐS, sẵn sàng tham gia học tập, ứng dụng công nghệ trong đời sống hằng ngày, để phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào đang triển khai thực hiện, nhất là phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”; phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, CĐS”...
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, với tinh thần “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”. Chú trọng sử dụng các nền tảng số để chuyển tải thông tin đến mọi người, đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Triển khai các lớp học, khóa học trực tuyến, phổ cập kiến thức số trên nền tảng phù hợp, dễ tiếp cận với mọi đối tượng kết hợp với các lớp học trực tiếp tại các địa phương, giúp mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận tri thức số. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu học tập và nguồn lực cho phong trào. Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn; tổ công nghệ số của đoàn thanh niên và các nhóm, tổ khác trong việc giới thiệu các nền tảng số.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn giao Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng khung năng lực số và tài liệu phù hợp với từng đối tượng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được cập nhật, nâng cao kỹ năng số, dùng nền tảng số hiệu quả. Học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức số phục vụ học tập và bảo vệ bản thân, từ đó lan tỏa cho người thân, gia đình. Người lao động biết dùng thiết bị thông minh để tăng năng suất. Người dân biết dùng các dịch vụ số thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế, người lớn tuổi, lao động tự do để Nhân dân có thể chủ động ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình gia đình số, nông thôn số, thành thị số để lan tỏa kỹ năng số trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị mỗi người dân cần thi đua tự trau dồi, học hỏi, nâng cao kỹ năng số, để phong trào “Bình dân học vụ số” thực sự trở thành phong trào của toàn dân, toàn diện, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, triển khai sâu rộng ngay sau Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và không có ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình CĐS phía trước. Chúng ta cùng tin tưởng rằng, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ lan tỏa khát khao phát triển, vươn lên mạnh mẽ, đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại số trên địa bàn tỉnh, để cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam”.
Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nghi thức bấm nút phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Cũng tại buổi lễ, các đồng chí: Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, Bí thư Thị đoàn Nghi Sơn Trần Thị Ngọc Ánh đã phát biểu hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh; các tập đoàn, doanh nghiệp đã trao tặng, hỗ trợ tỉnh về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” với kinh phí gần 7,5 tỷ đồng.
Thùy Dung
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh
08/05/2025 20:45:46 -
Hội nghị tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện.
19/04/2025 09:56:17 -
Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân
10/02/2025 08:23:23 -
Đột phá trong chuyển đổi thanh toán không dùng tiền mặt
10/02/2025 08:13:10
Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh
Đăng lúc: 08/05/2025 20:45:46 (GMT+7)
Sáng 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh.






Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 1.018 điểm cầu từ tỉnh đến các ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố, các trường đại học, chợ, doanh nghiệp với hơn 52 nghìn người trong toàn tỉnh tham dự.
Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Văn Tuấn, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực HU, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện đang công tác tại các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX, VNPT Triệu Sơn, Viettel Triệu Sơn;
Tại điểm cầu các xã, thị trấn: có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn; Trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã; Đại diện ban quản lý chợ, đại diện các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn xã, thị trấn; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; Ban Công tác mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ công nghệ số cộng đồng và đại diện người dân trên địa bàn.
Tại buổi lễ, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đào Xuân Yên đã trình bày Kế hoạch của Tỉnh ủy Thanh Hóa về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh với mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải được triển khai toàn diện, sâu rộng đến tận thôn, bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu thực hiện phong trào, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân.
Kết quả của phong trào phải được đo lường bằng sự thay đổi căn bản về năng lực sử dụng nền tảng, dịch vụ số của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và hướng tới mục tiêu Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Bảo đảm an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.
Kế hoạch đề ra mục tiêu năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS, có kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.
100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS, kỹ năng số trên nền tảng VNelD.
100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm truyền thông sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về phong trào “Bình dân học vụ số”; triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng Internet và các ứng dụng số.
Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang giá trị nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước và của mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa; thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền trong công cuộc phát triển quốc gia số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Đồng thời, là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS; là việc làm thiết thực để tổ chức thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Để phong trào “Bình dân học vụ số” đi vào thực chất và phát huy hiệu quả cao nhất, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS; chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy CĐS tại cơ quan, địa phương, đơn vị; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của CĐS. Đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần tích cực hưởng ứng phong trào này.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò đặc biệt quan trọng của CĐS, sẵn sàng tham gia học tập, ứng dụng công nghệ trong đời sống hằng ngày, để phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào đang triển khai thực hiện, nhất là phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”; phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, CĐS”...
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, với tinh thần “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”. Chú trọng sử dụng các nền tảng số để chuyển tải thông tin đến mọi người, đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Triển khai các lớp học, khóa học trực tuyến, phổ cập kiến thức số trên nền tảng phù hợp, dễ tiếp cận với mọi đối tượng kết hợp với các lớp học trực tiếp tại các địa phương, giúp mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận tri thức số. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu học tập và nguồn lực cho phong trào. Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn; tổ công nghệ số của đoàn thanh niên và các nhóm, tổ khác trong việc giới thiệu các nền tảng số.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn giao Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng khung năng lực số và tài liệu phù hợp với từng đối tượng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được cập nhật, nâng cao kỹ năng số, dùng nền tảng số hiệu quả. Học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức số phục vụ học tập và bảo vệ bản thân, từ đó lan tỏa cho người thân, gia đình. Người lao động biết dùng thiết bị thông minh để tăng năng suất. Người dân biết dùng các dịch vụ số thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế, người lớn tuổi, lao động tự do để Nhân dân có thể chủ động ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình gia đình số, nông thôn số, thành thị số để lan tỏa kỹ năng số trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị mỗi người dân cần thi đua tự trau dồi, học hỏi, nâng cao kỹ năng số, để phong trào “Bình dân học vụ số” thực sự trở thành phong trào của toàn dân, toàn diện, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, triển khai sâu rộng ngay sau Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và không có ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình CĐS phía trước. Chúng ta cùng tin tưởng rằng, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ lan tỏa khát khao phát triển, vươn lên mạnh mẽ, đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại số trên địa bàn tỉnh, để cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam”.
Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nghi thức bấm nút phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Cũng tại buổi lễ, các đồng chí: Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, Bí thư Thị đoàn Nghi Sơn Trần Thị Ngọc Ánh đã phát biểu hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh; các tập đoàn, doanh nghiệp đã trao tặng, hỗ trợ tỉnh về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” với kinh phí gần 7,5 tỷ đồng.
Thùy Dung
Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Văn Tuấn, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực HU, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện đang công tác tại các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX, VNPT Triệu Sơn, Viettel Triệu Sơn;
Tại điểm cầu các xã, thị trấn: có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn; Trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã; Đại diện ban quản lý chợ, đại diện các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn xã, thị trấn; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; Ban Công tác mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ công nghệ số cộng đồng và đại diện người dân trên địa bàn.
Tại buổi lễ, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đào Xuân Yên đã trình bày Kế hoạch của Tỉnh ủy Thanh Hóa về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh với mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải được triển khai toàn diện, sâu rộng đến tận thôn, bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu thực hiện phong trào, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân.
Kết quả của phong trào phải được đo lường bằng sự thay đổi căn bản về năng lực sử dụng nền tảng, dịch vụ số của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và hướng tới mục tiêu Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Bảo đảm an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.
Kế hoạch đề ra mục tiêu năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS, có kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.
100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS, kỹ năng số trên nền tảng VNelD.
100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm truyền thông sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về phong trào “Bình dân học vụ số”; triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng Internet và các ứng dụng số.
Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang giá trị nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước và của mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa; thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền trong công cuộc phát triển quốc gia số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Đồng thời, là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS; là việc làm thiết thực để tổ chức thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Để phong trào “Bình dân học vụ số” đi vào thực chất và phát huy hiệu quả cao nhất, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS; chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy CĐS tại cơ quan, địa phương, đơn vị; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của CĐS. Đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần tích cực hưởng ứng phong trào này.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò đặc biệt quan trọng của CĐS, sẵn sàng tham gia học tập, ứng dụng công nghệ trong đời sống hằng ngày, để phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào đang triển khai thực hiện, nhất là phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”; phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, CĐS”...
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, với tinh thần “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”. Chú trọng sử dụng các nền tảng số để chuyển tải thông tin đến mọi người, đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Triển khai các lớp học, khóa học trực tuyến, phổ cập kiến thức số trên nền tảng phù hợp, dễ tiếp cận với mọi đối tượng kết hợp với các lớp học trực tiếp tại các địa phương, giúp mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận tri thức số. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu học tập và nguồn lực cho phong trào. Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn; tổ công nghệ số của đoàn thanh niên và các nhóm, tổ khác trong việc giới thiệu các nền tảng số.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn giao Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng khung năng lực số và tài liệu phù hợp với từng đối tượng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được cập nhật, nâng cao kỹ năng số, dùng nền tảng số hiệu quả. Học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức số phục vụ học tập và bảo vệ bản thân, từ đó lan tỏa cho người thân, gia đình. Người lao động biết dùng thiết bị thông minh để tăng năng suất. Người dân biết dùng các dịch vụ số thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế, người lớn tuổi, lao động tự do để Nhân dân có thể chủ động ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình gia đình số, nông thôn số, thành thị số để lan tỏa kỹ năng số trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị mỗi người dân cần thi đua tự trau dồi, học hỏi, nâng cao kỹ năng số, để phong trào “Bình dân học vụ số” thực sự trở thành phong trào của toàn dân, toàn diện, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, triển khai sâu rộng ngay sau Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và không có ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình CĐS phía trước. Chúng ta cùng tin tưởng rằng, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ lan tỏa khát khao phát triển, vươn lên mạnh mẽ, đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại số trên địa bàn tỉnh, để cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam”.
Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nghi thức bấm nút phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Cũng tại buổi lễ, các đồng chí: Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, Bí thư Thị đoàn Nghi Sơn Trần Thị Ngọc Ánh đã phát biểu hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh; các tập đoàn, doanh nghiệp đã trao tặng, hỗ trợ tỉnh về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” với kinh phí gần 7,5 tỷ đồng.
Thùy Dung
Tin khác
Tin nóng

Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Lễ công bố quyết định thôn 4 xã Dân Lý đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
20/04/2025 -
Lễ công bố quyết định thôn 2 xã Nông Trường đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
30/03/2025 -
Công bố quyết định thôn Đại Đồng 1 xã Đồng Thắng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
26/03/2025 -
Huyện Triệu Sơn Chấm điểm cuộc thi “Tuyến đường kiểu mẫu”
19/12/2024 -
Thẩm định hồ sơ và chấm điểm xã đạt tiêu chuẩn ATTP nâng cao tại huyện Triệu Sơn.
14/12/2024