Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Những tín hiệu vui
Ngày 18/04/2023 20:00:00
Bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và xã hội, yêu cầu đổi mới trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã được đặt ra, gần đây một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã lấy lĩnh vực chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, điều hành, cải cách hành chính... làm tiêu chí nổi trội.
Hướng tới XDNTM thông minh trong tương lai, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) đã có nhiều nỗ lực thực hiện chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực từ cấp xã đến cấp thôn. Gần 2 năm qua, xã đã xác định và thực hiện 3 trụ cột trong chuyển đổi số, gồm: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong điều hành hoạt động và triển khai các nhiệm vụ của chính quyền địa phương, đến thời điểm hiện tại 100% cán bộ, công chức xã đã được cấp tài khoản và sử dụng phần mềm xử lý công việc. Hiện 100% văn bản đến và đi của xã đều được xử lý trên môi trường mạng. Tất cả các thủ tục hành chính đủ điều kiện đều được giải quyết trực tuyến ở mức độ 4. Hiện các thủ tục hành chính được niêm yết theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, được công khai trên trang thông tin điện tử “vanson.trieuson. thanhhoa.gov.vn”. Từ đó, xã đã nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, góp phần giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính và giao dịch của các tổ chức, công dân, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Trong lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, xã đã chọn ứng dụng zalo để chỉ đạo điều hành từ cấp ủy đến ủy ban và cán bộ thôn. Mỗi nhóm zalo có hàng chục thành viên tương tác và triển khai các công việc, như: nhóm cán bộ, công chức 36 thành viên, nhóm bí thư chi bộ và trưởng thôn 33 thành viên, ban chỉ đạo chuyển đổi số 75 thành viên, nhóm an ninh - trật tự 31 thành viên... Đến nay, Vân Sơn đã xây dựng được 2 phòng họp trực tuyến kết nối với hệ thống hội nghị của huyện, tỉnh và Trung ương. Trong đó, hội trường UBND xã có quy mô 300 chỗ ngồi và khu làm việc công sở xã có quy mô 50 chỗ ngồi. Những hội nghị trực tuyến toàn quốc hay học nghị quyết của tỉnh gần đây hạ tầng kỹ thuật và phòng họp của xã đều đáp ứng được.
Trong lĩnh vực kinh tế, việc chuyển đổi số cũng có những bước chuyển tích cực. Xã đã định hướng đưa công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học để áp dụng xây dựng quy trình sản xuất minh bạch, quản lý từ khâu nhập khẩu giống, sản xuất đến bán hàng. Điển hình như trang trại nuôi lợn của ông Lê Duy Thanh ở thôn 3 trong xã với quy mô 5.000 con, hiện được lắp hệ thống cảm biến tự động điều chỉnh nhiệt độ bằng điện thoại thông minh. Trang trại cũng được lắp đặt hệ thống cung cấp thức ăn tự động đến từng ô nuôi để cho lợn ăn theo giờ đã định. Hệ thống camera theo dõi đàn vật nuôi được lắp đặt đến từng ô chuồng giúp chủ trang trại điều chỉnh lượng thức ăn và nước uống phù hợp. Việc áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi đã giúp chủ trang trại giảm được số lao động thường xuyên từ hơn 10 người xuống còn 3 người như hiện nay, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm bệnh, giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận. Nhiều trang trại khác cũng đã áp dụng công nghệ số như mô hình canh tác trong nhà lưới ở thôn 1 của bà Nguyễn Thị Ngoan với hệ thống tưới nước tự động, phát triển thị trường sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử.
Tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), chuyển đổi số đã giúp 70% số người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến. Trước đó, xã đã chủ động phối hợp với VNPT Thanh Hóa và Bưu điện tỉnh để cài đặt, hỗ trợ hướng dẫn cho Nhân dân sử dụng các dịch vụ qua mạng internet. Đến nay, cả 6/6 thôn trong xã đều được trang bị máy tính, hạ tầng truyền internet và sử dụng wifi miễn phí tại khu vực nhà văn hóa thôn. Gần 60% số người trong độ tuổi lao động của xã Thiệu Trung có tài khoản và được yêu cầu thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ thu gom rác, giao dịch ngân hàng, đóng học cho con... qua tài khoản. Vừa qua xã đã được Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá là điển hình đi đầu của tỉnh về chuyển đổi số trong XDNTM.
Hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều địa phương triển khai chương trình chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như xã Đông Văn và Đông Khê (Đông Sơn). Hệ thống camera an ninh, các tiến bộ khoa học theo hướng chuyển đổi số áp dụng trong sản xuất... còn được triển khai ở hàng trăm xã trên địa bàn tỉnh. Theo đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, sau các nấc thang NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu sẽ là NTM thông minh. Hiện Trung ương mới có những định hướng, nhưng Thanh Hóa đã có những bước đi đầu tiên để hưởng ứng và đã đạt được những kết quả ban đầu. Đây là cơ sở quan trọng để tạo sự lan tỏa, nền tảng cho thực hiện chương trình trong giai đoạn tới.
Bài và ảnh: Linh Trường
Bài và ảnh: Linh Trường
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về thúc đẩy các nhiệm vụ Đề án 06 tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
15/11/2024 09:18:13 -
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG CHI TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BHXH TẠI XÃ THỌ DÂN
06/11/2024 08:01:53 -
Tập huấn triển khai ứng dụng quản lý tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn
30/10/2024 14:32:36 -
Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh Thanh Hoá kiểm tra kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06/CP tại huyện Triệu Sơn
18/10/2024 14:05:11
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Những tín hiệu vui
Đăng lúc: 18/04/2023 20:00:00 (GMT+7)
Bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và xã hội, yêu cầu đổi mới trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã được đặt ra, gần đây một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã lấy lĩnh vực chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, điều hành, cải cách hành chính... làm tiêu chí nổi trội.
Hướng tới XDNTM thông minh trong tương lai, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) đã có nhiều nỗ lực thực hiện chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực từ cấp xã đến cấp thôn. Gần 2 năm qua, xã đã xác định và thực hiện 3 trụ cột trong chuyển đổi số, gồm: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong điều hành hoạt động và triển khai các nhiệm vụ của chính quyền địa phương, đến thời điểm hiện tại 100% cán bộ, công chức xã đã được cấp tài khoản và sử dụng phần mềm xử lý công việc. Hiện 100% văn bản đến và đi của xã đều được xử lý trên môi trường mạng. Tất cả các thủ tục hành chính đủ điều kiện đều được giải quyết trực tuyến ở mức độ 4. Hiện các thủ tục hành chính được niêm yết theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, được công khai trên trang thông tin điện tử “vanson.trieuson. thanhhoa.gov.vn”. Từ đó, xã đã nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, góp phần giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính và giao dịch của các tổ chức, công dân, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Trong lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, xã đã chọn ứng dụng zalo để chỉ đạo điều hành từ cấp ủy đến ủy ban và cán bộ thôn. Mỗi nhóm zalo có hàng chục thành viên tương tác và triển khai các công việc, như: nhóm cán bộ, công chức 36 thành viên, nhóm bí thư chi bộ và trưởng thôn 33 thành viên, ban chỉ đạo chuyển đổi số 75 thành viên, nhóm an ninh - trật tự 31 thành viên... Đến nay, Vân Sơn đã xây dựng được 2 phòng họp trực tuyến kết nối với hệ thống hội nghị của huyện, tỉnh và Trung ương. Trong đó, hội trường UBND xã có quy mô 300 chỗ ngồi và khu làm việc công sở xã có quy mô 50 chỗ ngồi. Những hội nghị trực tuyến toàn quốc hay học nghị quyết của tỉnh gần đây hạ tầng kỹ thuật và phòng họp của xã đều đáp ứng được.
Trong lĩnh vực kinh tế, việc chuyển đổi số cũng có những bước chuyển tích cực. Xã đã định hướng đưa công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học để áp dụng xây dựng quy trình sản xuất minh bạch, quản lý từ khâu nhập khẩu giống, sản xuất đến bán hàng. Điển hình như trang trại nuôi lợn của ông Lê Duy Thanh ở thôn 3 trong xã với quy mô 5.000 con, hiện được lắp hệ thống cảm biến tự động điều chỉnh nhiệt độ bằng điện thoại thông minh. Trang trại cũng được lắp đặt hệ thống cung cấp thức ăn tự động đến từng ô nuôi để cho lợn ăn theo giờ đã định. Hệ thống camera theo dõi đàn vật nuôi được lắp đặt đến từng ô chuồng giúp chủ trang trại điều chỉnh lượng thức ăn và nước uống phù hợp. Việc áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi đã giúp chủ trang trại giảm được số lao động thường xuyên từ hơn 10 người xuống còn 3 người như hiện nay, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm bệnh, giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận. Nhiều trang trại khác cũng đã áp dụng công nghệ số như mô hình canh tác trong nhà lưới ở thôn 1 của bà Nguyễn Thị Ngoan với hệ thống tưới nước tự động, phát triển thị trường sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử.
Tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), chuyển đổi số đã giúp 70% số người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến. Trước đó, xã đã chủ động phối hợp với VNPT Thanh Hóa và Bưu điện tỉnh để cài đặt, hỗ trợ hướng dẫn cho Nhân dân sử dụng các dịch vụ qua mạng internet. Đến nay, cả 6/6 thôn trong xã đều được trang bị máy tính, hạ tầng truyền internet và sử dụng wifi miễn phí tại khu vực nhà văn hóa thôn. Gần 60% số người trong độ tuổi lao động của xã Thiệu Trung có tài khoản và được yêu cầu thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ thu gom rác, giao dịch ngân hàng, đóng học cho con... qua tài khoản. Vừa qua xã đã được Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá là điển hình đi đầu của tỉnh về chuyển đổi số trong XDNTM.
Hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều địa phương triển khai chương trình chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như xã Đông Văn và Đông Khê (Đông Sơn). Hệ thống camera an ninh, các tiến bộ khoa học theo hướng chuyển đổi số áp dụng trong sản xuất... còn được triển khai ở hàng trăm xã trên địa bàn tỉnh. Theo đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, sau các nấc thang NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu sẽ là NTM thông minh. Hiện Trung ương mới có những định hướng, nhưng Thanh Hóa đã có những bước đi đầu tiên để hưởng ứng và đã đạt được những kết quả ban đầu. Đây là cơ sở quan trọng để tạo sự lan tỏa, nền tảng cho thực hiện chương trình trong giai đoạn tới.
Bài và ảnh: Linh Trường
Bài và ảnh: Linh Trường
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Thông báo về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, đề nghị công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
26/10/2024 -
Huyện Triệu Sơn triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
22/10/2024 -
Đoàn công tác V05, Bộ Công an hướng dẫn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
18/10/2024 -
UBND huyện tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM NC năm 2024.
17/10/2024 -
Lãnh đạo huyện chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
14/10/2024