Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Vùng đất Kẻ Nưa huyền thoại
Ngày 22/01/2019 10:00:59
Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn có diện tích khoảng 100 ha, riêng khu vực Am Tiên là 4 ha. Đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ các huyện Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An. Núi có chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đó là vùng dân cư trù mật.
Nơi đây được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên là một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Hình tượng Bà Triệu “cưỡi voi, đánh cồng” đã đi vào tiềm thức của bao lớp người, trở thành biểu trưng của quê hương xứ sở với câu ca dao bất hủ:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu (em gái Triệu Quốc Đạt) sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở miền núi Quân Yên, Quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, bà đã chiêu nạp thanh niên trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ, hợp binh với anh trai phất cờ khởi nghĩa. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa sỹ tôn làm chủ soái.
Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở, Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) cách vùng Núi Quân Yên 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa... Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng, vùng Núi Nưa-Triệu Sơn được bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.
Núi Nưa là tên nôm mà dân gian thường gọi, còn tên chữ mà sách xưa nhắc tới là Núi Na. Đây là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa và được khép lại ở mạn Đông Bắc bởi dãy đồi đất đỏ thấp tròn như những bát úp; về phía Đông, Núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Dữ, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Huy Ôn... Kẻ Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn ngày nay, được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân Đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian, các hình thức diễn xướng và sân khấu cổ truyền làm rung động lòng người. Và suốt hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến, Kẻ Nưa còn là nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài, chính vì vậy mà miền đất này được coi là miền đất thiêng đã hun đúc và ngưng tụ nhiều giá trị tinh hoa văn hóa quê hương Cổ Định.
Với vị trí có tính chất chiến lược như vậy, năm 248, từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân Bà Triệu đã ào xuống tập kích thành Tư Phố (nay thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Sau đó, từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức, Nhật Nam đã làm “toàn Châu Giao chấn động” và thứ sử Châu Giao mất tích. Hốt hoảng trước thanh thế của nghĩa quân Bà Triệu, triều đình nhà Ngô đã phải cử Lục Giận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) đem một binh lực lớn với nhiều âu thuyền yểm trợ kéo sang nước ta nhằm đè bẹp cuộc khởi ghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp. Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn Đền thờ Bà Triệu mà dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà.
Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương. Câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến "Nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ” chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)… Đỉnh Núi Nưa-nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585m so vơi mực nước biển nhưng ở đấy vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên.Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần Hồ, ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại Chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, Đền Tu Nưa để thờ phụng… Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là vùng huyệt đạo-một trong 3 huyệt đạo linh thiêng của đất nước- thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp lễ hội.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất đó, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019, kỷ niệm 1771 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, từ đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.
Bài: Bùi Kim Dậu- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Đài TT Triệu Sơn.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu (em gái Triệu Quốc Đạt) sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở miền núi Quân Yên, Quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, bà đã chiêu nạp thanh niên trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ, hợp binh với anh trai phất cờ khởi nghĩa. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa sỹ tôn làm chủ soái.
Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở, Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) cách vùng Núi Quân Yên 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa... Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng, vùng Núi Nưa-Triệu Sơn được bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.
Núi Nưa là tên nôm mà dân gian thường gọi, còn tên chữ mà sách xưa nhắc tới là Núi Na. Đây là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa và được khép lại ở mạn Đông Bắc bởi dãy đồi đất đỏ thấp tròn như những bát úp; về phía Đông, Núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Dữ, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Huy Ôn... Kẻ Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn ngày nay, được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân Đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian, các hình thức diễn xướng và sân khấu cổ truyền làm rung động lòng người. Và suốt hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến, Kẻ Nưa còn là nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài, chính vì vậy mà miền đất này được coi là miền đất thiêng đã hun đúc và ngưng tụ nhiều giá trị tinh hoa văn hóa quê hương Cổ Định.
Với vị trí có tính chất chiến lược như vậy, năm 248, từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân Bà Triệu đã ào xuống tập kích thành Tư Phố (nay thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Sau đó, từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức, Nhật Nam đã làm “toàn Châu Giao chấn động” và thứ sử Châu Giao mất tích. Hốt hoảng trước thanh thế của nghĩa quân Bà Triệu, triều đình nhà Ngô đã phải cử Lục Giận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) đem một binh lực lớn với nhiều âu thuyền yểm trợ kéo sang nước ta nhằm đè bẹp cuộc khởi ghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp. Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn Đền thờ Bà Triệu mà dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà.
Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương. Câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến "Nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ” chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)… Đỉnh Núi Nưa-nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585m so vơi mực nước biển nhưng ở đấy vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên.Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần Hồ, ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại Chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, Đền Tu Nưa để thờ phụng… Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là vùng huyệt đạo-một trong 3 huyệt đạo linh thiêng của đất nước- thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp lễ hội.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất đó, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019, kỷ niệm 1771 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, từ đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.
Bài: Bùi Kim Dậu- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Đài TT Triệu Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ở làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông
30/10/2024 14:32:36 -
Nông trại 2T Farm xã Minh Sơn mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
25/10/2024 07:52:36 -
Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông
14/10/2024 16:02:01 -
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
08/10/2024 08:43:20
Vùng đất Kẻ Nưa huyền thoại
Đăng lúc: 22/01/2019 10:00:59 (GMT+7)
Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn có diện tích khoảng 100 ha, riêng khu vực Am Tiên là 4 ha. Đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ các huyện Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An. Núi có chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đó là vùng dân cư trù mật.
Nơi đây được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên là một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Hình tượng Bà Triệu “cưỡi voi, đánh cồng” đã đi vào tiềm thức của bao lớp người, trở thành biểu trưng của quê hương xứ sở với câu ca dao bất hủ:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu (em gái Triệu Quốc Đạt) sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở miền núi Quân Yên, Quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, bà đã chiêu nạp thanh niên trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ, hợp binh với anh trai phất cờ khởi nghĩa. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa sỹ tôn làm chủ soái.
Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở, Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) cách vùng Núi Quân Yên 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa... Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng, vùng Núi Nưa-Triệu Sơn được bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.
Núi Nưa là tên nôm mà dân gian thường gọi, còn tên chữ mà sách xưa nhắc tới là Núi Na. Đây là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa và được khép lại ở mạn Đông Bắc bởi dãy đồi đất đỏ thấp tròn như những bát úp; về phía Đông, Núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Dữ, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Huy Ôn... Kẻ Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn ngày nay, được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân Đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian, các hình thức diễn xướng và sân khấu cổ truyền làm rung động lòng người. Và suốt hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến, Kẻ Nưa còn là nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài, chính vì vậy mà miền đất này được coi là miền đất thiêng đã hun đúc và ngưng tụ nhiều giá trị tinh hoa văn hóa quê hương Cổ Định.
Với vị trí có tính chất chiến lược như vậy, năm 248, từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân Bà Triệu đã ào xuống tập kích thành Tư Phố (nay thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Sau đó, từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức, Nhật Nam đã làm “toàn Châu Giao chấn động” và thứ sử Châu Giao mất tích. Hốt hoảng trước thanh thế của nghĩa quân Bà Triệu, triều đình nhà Ngô đã phải cử Lục Giận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) đem một binh lực lớn với nhiều âu thuyền yểm trợ kéo sang nước ta nhằm đè bẹp cuộc khởi ghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp. Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn Đền thờ Bà Triệu mà dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà.
Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương. Câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến "Nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ” chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)… Đỉnh Núi Nưa-nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585m so vơi mực nước biển nhưng ở đấy vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên.Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần Hồ, ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại Chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, Đền Tu Nưa để thờ phụng… Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là vùng huyệt đạo-một trong 3 huyệt đạo linh thiêng của đất nước- thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp lễ hội.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất đó, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019, kỷ niệm 1771 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, từ đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.
Bài: Bùi Kim Dậu- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Đài TT Triệu Sơn.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết và thần tích, Bà Triệu (em gái Triệu Quốc Đạt) sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, người ở miền núi Quân Yên, Quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, bà đã chiêu nạp thanh niên trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ, hợp binh với anh trai phất cờ khởi nghĩa. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa sỹ tôn làm chủ soái.
Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở, Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) cách vùng Núi Quân Yên 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa... Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng, vùng Núi Nưa-Triệu Sơn được bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.
Núi Nưa là tên nôm mà dân gian thường gọi, còn tên chữ mà sách xưa nhắc tới là Núi Na. Đây là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa và được khép lại ở mạn Đông Bắc bởi dãy đồi đất đỏ thấp tròn như những bát úp; về phía Đông, Núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Dữ, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Huy Ôn... Kẻ Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn ngày nay, được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân Đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian, các hình thức diễn xướng và sân khấu cổ truyền làm rung động lòng người. Và suốt hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến, Kẻ Nưa còn là nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài, chính vì vậy mà miền đất này được coi là miền đất thiêng đã hun đúc và ngưng tụ nhiều giá trị tinh hoa văn hóa quê hương Cổ Định.
Với vị trí có tính chất chiến lược như vậy, năm 248, từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân Bà Triệu đã ào xuống tập kích thành Tư Phố (nay thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Sau đó, từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức, Nhật Nam đã làm “toàn Châu Giao chấn động” và thứ sử Châu Giao mất tích. Hốt hoảng trước thanh thế của nghĩa quân Bà Triệu, triều đình nhà Ngô đã phải cử Lục Giận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) đem một binh lực lớn với nhiều âu thuyền yểm trợ kéo sang nước ta nhằm đè bẹp cuộc khởi ghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp. Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn Đền thờ Bà Triệu mà dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà.
Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương. Câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến "Nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ” chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng. Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)… Đỉnh Núi Nưa-nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585m so vơi mực nước biển nhưng ở đấy vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên.Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần Hồ, ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại Chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, Đền Tu Nưa để thờ phụng… Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là vùng huyệt đạo-một trong 3 huyệt đạo linh thiêng của đất nước- thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp lễ hội.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất đó, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019, kỷ niệm 1771 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, từ đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.
Bài: Bùi Kim Dậu- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Đài TT Triệu Sơn.
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Thông báo về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, đề nghị công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
26/10/2024 -
Huyện Triệu Sơn triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
22/10/2024 -
Đoàn công tác V05, Bộ Công an hướng dẫn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
18/10/2024 -
UBND huyện tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM NC năm 2024.
17/10/2024 -
Lãnh đạo huyện chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
14/10/2024