Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1795
Hôm qua:
3921
Tuần này:
10154
Tháng này:
68631
Tất cả:
8346137

Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cò xã Tiến Nông

Ngày 20/08/2024 16:07:21

Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đất lành chim đậu”, trong tâm thức của nhiều người, đảo cò xã Tiến Nông là niềm kiêu hãnh về miền đất lành và sự gắn kết giữa cảnh vật thiên nhiên và con người của một vùng quê yên bình. Đáng quý là vậy, song công tác bảo vệ đảo cò luôn gặp nhiều thăng trầm và gian khó...

z5748534893487_ee3ddf13cd44149c53f35f46f2d04b2f.jpg
 z5748749225470_c4563c556192cc7ce34b9fd593e93757.jpg
z5748749215968_94bd05a05a341123119d72bf32b5f085.jpg
Hình ảnh đảo Cò Tiến Nông.
 
    Cách trung tâm huyện chưa đầy 5km, một vườn cò rộng tới 5 ha luôn đông đúc và tồn tại cùng với thời gian ở làng Nga, xã Tiến Nông. Khác với vị trí rừng cây hay đồi núi hiểm trở của những vườn cò khác trong cả nước, vườn cò này nằm xen giữa khu dân cư trong một hồ nước lớn, xung quanh là hào sâu ngăn cách khó vượt qua. Đó cũng chính là nguyên nhân mà nhiều đời nay, vườn cò vẫn tồn tại, nhiều loài chim, vạc, cuốc vẫn sinh sôi, làm tổ. Người dân ở đây, không ai biết cò về đảo sinh sống từ bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên, hình ảnh những cánh cò trắng trao liệng trên nền trời rồi tìm nơi trú ngụ trên đảo đã trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Điều đặc biệt là các thế hệ nhà cò hàng vạn con, đời nọ kế đời kia chung sống hòa thuận, quần tụ bên nhau, dù có gặp mùa giông bão dữ dằn, bị đe dọa sự sống, chúng vẫn bám trụ sinh tồn, phát triển, gắn bó với người dân nơi đây. Đàn cò không bao giờ phá hoại sản xuất, sản phẩm mùa màng; ngược lại luôn chăm chỉ tìm bắt sâu bọ, côn trùng gây hại cho lúa, rau màu trên đồng ruộng. Những năm trước, do công tác quản lý còn lỏng lẻo, người dân ở các xã, huyện lân cận thường lén lút xâm nhập vào đảo để săn bắt cò trái phép, chính vì thế lượng cò ở đảo giảm hẳn. Hiện nay, để bảo vệ đàn cò, chính quyền xã Tiến Nông giao cho công an xã quản lý, trông coi, nghiêm cấm người dân săn bắt chim, cò dưới mọi hình thức.
Tôi có mặt tại đảo cò, một không gian náo nhiệt bởi các loài chim trời như khẳng định sức bám trụ bền lâu của chúng. Trên nền trời xanh, những đàn cò trắng bay lượn rồi đậu dần xuống những ngọn tre, làm phá vỡ bầu không gian yên tĩnh trước đó. Tiếp tục tìm hiểu tôi được người dân ở đây cho biết thêm “Lũ cò và vạc không bao giờ ở chung được với nhau. Sáng sớm, đàn cò đi ăn thì đàn vạc bay về ngủ. Khi trời nhá nhem tối, cò về thì vạc lại đi ăn đêm. Từ nhiều đời nay, chúng vẫn thay phiên nhau cư ngụ ở đây như thế. Chỉ lúc giao thời vào chập tối và mờ sáng là chúng gặp nhau, tranh giành lãnh địa”. Tìm hiểu thêm được biết tại đảo cò này, không chỉ có cò, vạc mà đây còn là nơi ở của nhiều loài chim như: vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang và đặc biệt có cả bồ nông sinh sống. Theo người dân địa phương, nơi đây có sự hội tụ của gần hết các loài cò như: cò ruồi, cò trắng, cò bợ, cò hương...
Xây dựng Đảo Cò trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong cuộc hành trình Sầm Sơn - Đảo Cò Tiến Nông - Phủ Na - Am Tiên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển du lịch của huyện. Do đó UBND huyện Triệu Sơn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo xã Tiến Nông đầu tư, tạo môi trường sống cho cò để đảo cò thật sự là chốn bình yên cho các loại chim sinh sôi, nảy nở, góp phần giữ gìn, bảo vệ nét văn hóa cho thế hệ mai sau. Ngoài việc là một nơi sinh sống quan trọng cho các loài chim, Đảo Cò Tiến Nông còn mang đến cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi đến đảo, bạn sẽ bị cuốn hút bởi khung cảnh xanh mướt của cánh đồng tre gai bát ngát. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như đi bộ, câu cá, hoặc thư giãn và ngắm nhìn cảnh quan tại đảo cỏ.
Đảo Cò xã Tiến Nông là một “viên ngọc quý” của vùng đất Triệu Sơn. Vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tà, trên bầu trời, từng đàn cò bay trắng tung bay tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình. Vì vậy với sự phát triển du lịch, tin tưởng rằng Đảo Cò Tiến Nông sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch khu vực./.
Văn Hùng

 

Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cò xã Tiến Nông

Đăng lúc: 20/08/2024 16:07:21 (GMT+7)

Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đất lành chim đậu”, trong tâm thức của nhiều người, đảo cò xã Tiến Nông là niềm kiêu hãnh về miền đất lành và sự gắn kết giữa cảnh vật thiên nhiên và con người của một vùng quê yên bình. Đáng quý là vậy, song công tác bảo vệ đảo cò luôn gặp nhiều thăng trầm và gian khó...

z5748534893487_ee3ddf13cd44149c53f35f46f2d04b2f.jpg
 z5748749225470_c4563c556192cc7ce34b9fd593e93757.jpg
z5748749215968_94bd05a05a341123119d72bf32b5f085.jpg
Hình ảnh đảo Cò Tiến Nông.
 
    Cách trung tâm huyện chưa đầy 5km, một vườn cò rộng tới 5 ha luôn đông đúc và tồn tại cùng với thời gian ở làng Nga, xã Tiến Nông. Khác với vị trí rừng cây hay đồi núi hiểm trở của những vườn cò khác trong cả nước, vườn cò này nằm xen giữa khu dân cư trong một hồ nước lớn, xung quanh là hào sâu ngăn cách khó vượt qua. Đó cũng chính là nguyên nhân mà nhiều đời nay, vườn cò vẫn tồn tại, nhiều loài chim, vạc, cuốc vẫn sinh sôi, làm tổ. Người dân ở đây, không ai biết cò về đảo sinh sống từ bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên, hình ảnh những cánh cò trắng trao liệng trên nền trời rồi tìm nơi trú ngụ trên đảo đã trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Điều đặc biệt là các thế hệ nhà cò hàng vạn con, đời nọ kế đời kia chung sống hòa thuận, quần tụ bên nhau, dù có gặp mùa giông bão dữ dằn, bị đe dọa sự sống, chúng vẫn bám trụ sinh tồn, phát triển, gắn bó với người dân nơi đây. Đàn cò không bao giờ phá hoại sản xuất, sản phẩm mùa màng; ngược lại luôn chăm chỉ tìm bắt sâu bọ, côn trùng gây hại cho lúa, rau màu trên đồng ruộng. Những năm trước, do công tác quản lý còn lỏng lẻo, người dân ở các xã, huyện lân cận thường lén lút xâm nhập vào đảo để săn bắt cò trái phép, chính vì thế lượng cò ở đảo giảm hẳn. Hiện nay, để bảo vệ đàn cò, chính quyền xã Tiến Nông giao cho công an xã quản lý, trông coi, nghiêm cấm người dân săn bắt chim, cò dưới mọi hình thức.
Tôi có mặt tại đảo cò, một không gian náo nhiệt bởi các loài chim trời như khẳng định sức bám trụ bền lâu của chúng. Trên nền trời xanh, những đàn cò trắng bay lượn rồi đậu dần xuống những ngọn tre, làm phá vỡ bầu không gian yên tĩnh trước đó. Tiếp tục tìm hiểu tôi được người dân ở đây cho biết thêm “Lũ cò và vạc không bao giờ ở chung được với nhau. Sáng sớm, đàn cò đi ăn thì đàn vạc bay về ngủ. Khi trời nhá nhem tối, cò về thì vạc lại đi ăn đêm. Từ nhiều đời nay, chúng vẫn thay phiên nhau cư ngụ ở đây như thế. Chỉ lúc giao thời vào chập tối và mờ sáng là chúng gặp nhau, tranh giành lãnh địa”. Tìm hiểu thêm được biết tại đảo cò này, không chỉ có cò, vạc mà đây còn là nơi ở của nhiều loài chim như: vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang và đặc biệt có cả bồ nông sinh sống. Theo người dân địa phương, nơi đây có sự hội tụ của gần hết các loài cò như: cò ruồi, cò trắng, cò bợ, cò hương...
Xây dựng Đảo Cò trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong cuộc hành trình Sầm Sơn - Đảo Cò Tiến Nông - Phủ Na - Am Tiên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển du lịch của huyện. Do đó UBND huyện Triệu Sơn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo xã Tiến Nông đầu tư, tạo môi trường sống cho cò để đảo cò thật sự là chốn bình yên cho các loại chim sinh sôi, nảy nở, góp phần giữ gìn, bảo vệ nét văn hóa cho thế hệ mai sau. Ngoài việc là một nơi sinh sống quan trọng cho các loài chim, Đảo Cò Tiến Nông còn mang đến cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi đến đảo, bạn sẽ bị cuốn hút bởi khung cảnh xanh mướt của cánh đồng tre gai bát ngát. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như đi bộ, câu cá, hoặc thư giãn và ngắm nhìn cảnh quan tại đảo cỏ.
Đảo Cò xã Tiến Nông là một “viên ngọc quý” của vùng đất Triệu Sơn. Vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tà, trên bầu trời, từng đàn cò bay trắng tung bay tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình. Vì vậy với sự phát triển du lịch, tin tưởng rằng Đảo Cò Tiến Nông sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch khu vực./.
Văn Hùng