Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
373
Hôm qua:
3873
Tuần này:
7954
Tháng này:
76877
Tất cả:
8092111

Lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627)

Ngày 27/11/2023 14:42:39

Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Bật Tứ, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Hội đồng họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ (1562-1627). Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể thị trấn Nưa và đông đủ con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật.

z4919052139666_9c972ce860a812c1a294b74fbc822af6.jpg
z4919052289776_3608b13452b5a2fcfb9483dd8ddf2d90.jpg 
z4919052417458_a5e8ec111638b0a65a02754ba4c01bb8.jpg
z4919052417967_ddb06a7b8880fc8d62263af7be88d44d.jpg
z4919052576574_52b0aa3e49b586249b22b7e553720b98.jpg
Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm.
 
   Hoàng Giáp Lê Bật Tứ sinh năm 1562 tại thôn Đoài xóm Bính, Cổ Định, Tân Ninh nay là thị trấn Nưa, tên hiệu của ông là Vương Toàn; Thụy là Hòa Nghĩa. Năm lên 8 tuổi cụ Lê Bật Tứ đã rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đến tuổi trưởng thành cụ Lê Bật Tứ tham gia cả hai lần thi hương năm 1584 ở Sơn Tây và 1592 ở Lỗ Hiền, Thanh Hóa đều đậu nhất nhì cả hai kỳ thi này. Đến năm Mậu Tuất 1598, Vua Lê Thế Tông mở khoa thi hội ở Cẩm Vân Đình (thành phố Nam Định ngày nay). Cụ Lê Bật Tứ tham gia kỳ thi và đậu thứ 2 trong số 5 tiến sỹ vào thi Đình. Sau gần 30 năm lưu lạc, cụ đậu Hoàng Giáp và về làng vinh quy bái tổ. Năm 1600, cụ được thăng chức Hộ khoa cấp sự. Năm 1603 cụ Tứ được cử đi làm giám khảo, Trường thi ở Thiên Trường, sau đó lại đi Cao Bằng dẹp loạn; Năm 1604 cụ được phong Đô Ngự Sử; Năm 1606 làm chánh sứ sang nhà Minh. Sau 2 năm đi sứ về, do hoàn thành tốt trọng trách nhiệm vụ cụ được phong Tả Thị Lang Bộ Hộ, tước Cấm Phong Tử. Năm 1610 do tình hình cụ thể của đất nước lúc đó cụ dâng khải điều trần lên chúa Trịnh đại ý nói: Xin Định ngôi thái tử để cố kết lòng dân. Xin xử lý với các cường phiên chuyên quyền một trấn để thống nhất chế độ. Từ năm 1620 Hoàng Giáp Lê Bật Tứ được mời vào phủ Chúa làm tham tụng giúp Triết Vương Trịnh Tùng điều khiển đất nước, sau lại giúp Trịnh Tráng củng cố xây dựng Vương triều. Năm 1623 cụ được phong Thiếu Bảo. Năm 1627 sau khi tuần thú ở phía Nam về, khi qua quê hương tạm đóng quân lại nghỉ ngơi. Nhân đó để giúp làng tránh lũ lụt hàng năm, do nước ứ đọng ở sông Lãng chảy không kịp,cụ đã triển khai cho đào sông nhân tạo nối sông Lãng chảy sang sông Hón gọi là mau Đan lồ, chảy suôi theo sông Nổ Hẻn rồi chảy vào sông Hoàng Giang ra biển…Ngoài ra cụ xây cho làng một khu văn hóa ở Cồn Chợ, có lớp học để con em có chỗ học hành, kết thúc hàng nghìn năm không có trường sở ở làng xã, trẻ lớn lên học tại quê mà không phải đi học tại nơi khác nữa. Ngày 15 tháng 10 âm lịch năm 1627, cụ đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc, triều đình nghỉ triều phục 3 ngày, cử triều thần nhạc quan thay mặt nhà Vua đến đọc điếu văn trong Lễ truy điệu, ra chỉ dụ xây đền thờ và dựng bia đá ghi công đặt ở đền thờ, thờ cúng chu đáo và tặng phong cho cụ Thái Bảo Diễn quận công, ban tên Thụy là Hòa Nghĩa. Năm 1998 Đền Thờ Lê Bật Tứ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
    Tại buổi lễ các đại biểu và con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật đã nghe văn tế 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ. Kết thúc buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã cùng con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật dâng hương tại đền thờ danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ./.
                                      Văn Hùng


 

Lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627)

Đăng lúc: 27/11/2023 14:42:39 (GMT+7)

Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Bật Tứ, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Hội đồng họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ (1562-1627). Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể thị trấn Nưa và đông đủ con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật.

z4919052139666_9c972ce860a812c1a294b74fbc822af6.jpg
z4919052289776_3608b13452b5a2fcfb9483dd8ddf2d90.jpg 
z4919052417458_a5e8ec111638b0a65a02754ba4c01bb8.jpg
z4919052417967_ddb06a7b8880fc8d62263af7be88d44d.jpg
z4919052576574_52b0aa3e49b586249b22b7e553720b98.jpg
Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm.
 
   Hoàng Giáp Lê Bật Tứ sinh năm 1562 tại thôn Đoài xóm Bính, Cổ Định, Tân Ninh nay là thị trấn Nưa, tên hiệu của ông là Vương Toàn; Thụy là Hòa Nghĩa. Năm lên 8 tuổi cụ Lê Bật Tứ đã rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đến tuổi trưởng thành cụ Lê Bật Tứ tham gia cả hai lần thi hương năm 1584 ở Sơn Tây và 1592 ở Lỗ Hiền, Thanh Hóa đều đậu nhất nhì cả hai kỳ thi này. Đến năm Mậu Tuất 1598, Vua Lê Thế Tông mở khoa thi hội ở Cẩm Vân Đình (thành phố Nam Định ngày nay). Cụ Lê Bật Tứ tham gia kỳ thi và đậu thứ 2 trong số 5 tiến sỹ vào thi Đình. Sau gần 30 năm lưu lạc, cụ đậu Hoàng Giáp và về làng vinh quy bái tổ. Năm 1600, cụ được thăng chức Hộ khoa cấp sự. Năm 1603 cụ Tứ được cử đi làm giám khảo, Trường thi ở Thiên Trường, sau đó lại đi Cao Bằng dẹp loạn; Năm 1604 cụ được phong Đô Ngự Sử; Năm 1606 làm chánh sứ sang nhà Minh. Sau 2 năm đi sứ về, do hoàn thành tốt trọng trách nhiệm vụ cụ được phong Tả Thị Lang Bộ Hộ, tước Cấm Phong Tử. Năm 1610 do tình hình cụ thể của đất nước lúc đó cụ dâng khải điều trần lên chúa Trịnh đại ý nói: Xin Định ngôi thái tử để cố kết lòng dân. Xin xử lý với các cường phiên chuyên quyền một trấn để thống nhất chế độ. Từ năm 1620 Hoàng Giáp Lê Bật Tứ được mời vào phủ Chúa làm tham tụng giúp Triết Vương Trịnh Tùng điều khiển đất nước, sau lại giúp Trịnh Tráng củng cố xây dựng Vương triều. Năm 1623 cụ được phong Thiếu Bảo. Năm 1627 sau khi tuần thú ở phía Nam về, khi qua quê hương tạm đóng quân lại nghỉ ngơi. Nhân đó để giúp làng tránh lũ lụt hàng năm, do nước ứ đọng ở sông Lãng chảy không kịp,cụ đã triển khai cho đào sông nhân tạo nối sông Lãng chảy sang sông Hón gọi là mau Đan lồ, chảy suôi theo sông Nổ Hẻn rồi chảy vào sông Hoàng Giang ra biển…Ngoài ra cụ xây cho làng một khu văn hóa ở Cồn Chợ, có lớp học để con em có chỗ học hành, kết thúc hàng nghìn năm không có trường sở ở làng xã, trẻ lớn lên học tại quê mà không phải đi học tại nơi khác nữa. Ngày 15 tháng 10 âm lịch năm 1627, cụ đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc, triều đình nghỉ triều phục 3 ngày, cử triều thần nhạc quan thay mặt nhà Vua đến đọc điếu văn trong Lễ truy điệu, ra chỉ dụ xây đền thờ và dựng bia đá ghi công đặt ở đền thờ, thờ cúng chu đáo và tặng phong cho cụ Thái Bảo Diễn quận công, ban tên Thụy là Hòa Nghĩa. Năm 1998 Đền Thờ Lê Bật Tứ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
    Tại buổi lễ các đại biểu và con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật đã nghe văn tế 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ. Kết thúc buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã cùng con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật dâng hương tại đền thờ danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ./.
                                      Văn Hùng