Ý kiến thăm dò
Lễ hội Thành Hoàng - làng Quần Thanh - xã Khuyến Nông
Đền thờ Thành hoàng làng Quần Thanh là “ Tối linh từ”. Theo 12 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng (thời Hậu Lê) đến thời Khải Định ( thời Nguyễn) thì đền Quần Thanh thờ vị thần là: “ Diên hy Quảng thí- Dực bảo Trung hưng - Đại sĩ Đại vương - Thượng đẳng thần ”.
Theo các tài liệu ( 12 sắc phong thời phong kiến) các dòng họ ở làng Quần Thanh còn giữ được đến ngày nay thì vị thần được thờ là một tướng quân thời Hậu Trần (Khoảng giữa thế kỉ XIV) đẫ cùng Trần Khát Chân diệt giặc ngoại xâm Chế Bồng Nga (Vua nước Chăm- pa ) ngăn chặn hoạ ngoại xâm cho đất nước. Cuối thời Trần, đầu thời nhà Hồ, Ngài phụ trách trông coi phòng tuyến sông Hoàng để bảo vệ vùng Na Sơn (Núi Nưa). Phòng tuyến này gồm các dãy được đắp bằng đất, phía trên trồng tre gai( Còn gọi là Thành Gai). Hiện nay các làng Quần Nham, Quần Trúc, Quần Thanh, Hoà Triều , Mỹ Thôn ..đều còn dấu tích các thành gai xưa ( Những vùng đất xung quanh trồng lúa còn gọi là đồng thành ). Làng Quần Thanh là điểm đồn trú của quan quân. Các tên đất tên các cánh đồng đã chứng minh cho điều đó, như: Mã Sở ( nơi để ngựa), gần Mã Sở là Đồng binh ( nơi quân lính sản xuất để tự cung, tự cấp lương thực, thực phẩm), đường cái quan(đường các quan quân đi lại tuần tra). Dọc con đường cái quan có các giếng lớn lấy nước cho binh lính dùng...
Quê gốc của vị Thành hoàng làng Quần Thanh là người huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay). Đất đai ở các làng Quần và xung quanh hiện nay là khu vực đất được nhà Trần phân phong nên đã đưa người thân tín từ Quần Lai, Quần Đội (Thuộc Thọ Diên, Thọ Xuân ngày nay) xuống khai phá lập thành thôn trang.
Ở Quần Thanh những buổi ban đầu chỉ có một số người thuộc 3 dòng họ Nguyễn, Đỗ, Nguyễn Đình xuóng lập nghiệp, tạo lập xóm làng. Ban đầu gọi là làng Xanh, sau này đổi tên là làng Quần Thanh ( Đặt tên như vậy để con cháu đời sau nhớ về nguồn gốc cũ, nơi quê gốc Quần Lai, Quần Đội- Thọ Xuân nay).
Thành hoàng làng Quần Thanh thờ là người có công lao khai sinh tạo lập xóm làng, dẫn dắt dân làm ăn, giúp đỡ dân lúc đói kém, gây dựng thuần phong, mỹ tục. Sau khi Ngài mất, nhân dân nhớ công ơn đã góp tiền của lập đền thờ được gọi là Thành hoàng của làng. Đền thờ trong thời kì Phản phong đã bị dỡ bỏ, ngày nay chỉ còn lại 12 đạo sắc phong, một số đồ thờ là bát bửu gồm: gươm giáo, bài biển, phủ việt...
Năm 2000, Bảo tàng lịch sử tỉnh Thanh Hoá, Sở Văn hoá - thông tin Thanh Hoá đã về khảo sát. Sau đó, Sở VH-TT Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử- văn hoá cấp tỉnh. Các dòng tộc ở Quần Thanh đã góp công, của để khôi phục nơi thờ tự như ngày nay.
Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng giêng (Âm lịch) nhân dân làng Quần Thanh lại tổ chức lễ hội ( gồm phần lễ và phần hội), cúng tế, rước kiệu đi xunh quanh làng để tôn vinh, nhớ ơn Ngài và cầu mong được ban phát phúc lộc, được che chở cho nhân dân trong làng. Những dịp này con cháu của các dòng tộc có nguồn gốc từ trong làng ở khắp mọi miền đất nước về vui xuân và dự lễ hội, cung tiến, đóng góp để xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang hơn. Vào tối ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm BTC của làng đều mở các cuộc thi, biểu diễn văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian... để con cháu vui chơi.
Theo Ban quản lý đền thờ cho biết, hiện nay tổng đầu tư vào việc xây dựng khu đền thờ và tu sữa, mua sắm nội thất đã gần 200 triệu đồng (Trong đó, kinh phí do tỉnh hỗ trợ là 20 triệu đồng, còn lại do nhân dân trong làng, con cháu đóng góp ).
Việc thờ cúng Thành hoàng làng hiện nay là một việc làm rất cần thiết và bổ ích, là nơi, là dịp để con cháu đời sau biết được nguồn gốc dòng tộc tổ tiên và phát huy đạo li tốt đẹp “ Uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta. Đây cũng là dịp để con cháu trong làng đi ra làm ăn, công tác ở khắp nơi có cơ hội về thăm quê, thăm gia đình và thắp hương, dâng lễ, tài trợ, cung tiến...Cũng là nơi, là dịp phát thưởng khuyến học, khuyến tài cho các cháu học sinh, sinh viên trong dòng tộc, nhằm động viên khuyến khích những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh, hiện , phồn thịnh hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ở làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông
30/10/2024 14:32:36 -
Nông trại 2T Farm xã Minh Sơn mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
25/10/2024 07:52:36 -
Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông
14/10/2024 16:02:01 -
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
08/10/2024 08:43:20
Lễ hội Thành Hoàng - làng Quần Thanh - xã Khuyến Nông
Đền thờ Thành hoàng làng Quần Thanh là “ Tối linh từ”. Theo 12 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng (thời Hậu Lê) đến thời Khải Định ( thời Nguyễn) thì đền Quần Thanh thờ vị thần là: “ Diên hy Quảng thí- Dực bảo Trung hưng - Đại sĩ Đại vương - Thượng đẳng thần ”.
Theo các tài liệu ( 12 sắc phong thời phong kiến) các dòng họ ở làng Quần Thanh còn giữ được đến ngày nay thì vị thần được thờ là một tướng quân thời Hậu Trần (Khoảng giữa thế kỉ XIV) đẫ cùng Trần Khát Chân diệt giặc ngoại xâm Chế Bồng Nga (Vua nước Chăm- pa ) ngăn chặn hoạ ngoại xâm cho đất nước. Cuối thời Trần, đầu thời nhà Hồ, Ngài phụ trách trông coi phòng tuyến sông Hoàng để bảo vệ vùng Na Sơn (Núi Nưa). Phòng tuyến này gồm các dãy được đắp bằng đất, phía trên trồng tre gai( Còn gọi là Thành Gai). Hiện nay các làng Quần Nham, Quần Trúc, Quần Thanh, Hoà Triều , Mỹ Thôn ..đều còn dấu tích các thành gai xưa ( Những vùng đất xung quanh trồng lúa còn gọi là đồng thành ). Làng Quần Thanh là điểm đồn trú của quan quân. Các tên đất tên các cánh đồng đã chứng minh cho điều đó, như: Mã Sở ( nơi để ngựa), gần Mã Sở là Đồng binh ( nơi quân lính sản xuất để tự cung, tự cấp lương thực, thực phẩm), đường cái quan(đường các quan quân đi lại tuần tra). Dọc con đường cái quan có các giếng lớn lấy nước cho binh lính dùng...
Quê gốc của vị Thành hoàng làng Quần Thanh là người huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay). Đất đai ở các làng Quần và xung quanh hiện nay là khu vực đất được nhà Trần phân phong nên đã đưa người thân tín từ Quần Lai, Quần Đội (Thuộc Thọ Diên, Thọ Xuân ngày nay) xuống khai phá lập thành thôn trang.
Ở Quần Thanh những buổi ban đầu chỉ có một số người thuộc 3 dòng họ Nguyễn, Đỗ, Nguyễn Đình xuóng lập nghiệp, tạo lập xóm làng. Ban đầu gọi là làng Xanh, sau này đổi tên là làng Quần Thanh ( Đặt tên như vậy để con cháu đời sau nhớ về nguồn gốc cũ, nơi quê gốc Quần Lai, Quần Đội- Thọ Xuân nay).
Thành hoàng làng Quần Thanh thờ là người có công lao khai sinh tạo lập xóm làng, dẫn dắt dân làm ăn, giúp đỡ dân lúc đói kém, gây dựng thuần phong, mỹ tục. Sau khi Ngài mất, nhân dân nhớ công ơn đã góp tiền của lập đền thờ được gọi là Thành hoàng của làng. Đền thờ trong thời kì Phản phong đã bị dỡ bỏ, ngày nay chỉ còn lại 12 đạo sắc phong, một số đồ thờ là bát bửu gồm: gươm giáo, bài biển, phủ việt...
Năm 2000, Bảo tàng lịch sử tỉnh Thanh Hoá, Sở Văn hoá - thông tin Thanh Hoá đã về khảo sát. Sau đó, Sở VH-TT Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử- văn hoá cấp tỉnh. Các dòng tộc ở Quần Thanh đã góp công, của để khôi phục nơi thờ tự như ngày nay.
Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng giêng (Âm lịch) nhân dân làng Quần Thanh lại tổ chức lễ hội ( gồm phần lễ và phần hội), cúng tế, rước kiệu đi xunh quanh làng để tôn vinh, nhớ ơn Ngài và cầu mong được ban phát phúc lộc, được che chở cho nhân dân trong làng. Những dịp này con cháu của các dòng tộc có nguồn gốc từ trong làng ở khắp mọi miền đất nước về vui xuân và dự lễ hội, cung tiến, đóng góp để xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang hơn. Vào tối ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm BTC của làng đều mở các cuộc thi, biểu diễn văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian... để con cháu vui chơi.
Theo Ban quản lý đền thờ cho biết, hiện nay tổng đầu tư vào việc xây dựng khu đền thờ và tu sữa, mua sắm nội thất đã gần 200 triệu đồng (Trong đó, kinh phí do tỉnh hỗ trợ là 20 triệu đồng, còn lại do nhân dân trong làng, con cháu đóng góp ).
Việc thờ cúng Thành hoàng làng hiện nay là một việc làm rất cần thiết và bổ ích, là nơi, là dịp để con cháu đời sau biết được nguồn gốc dòng tộc tổ tiên và phát huy đạo li tốt đẹp “ Uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta. Đây cũng là dịp để con cháu trong làng đi ra làm ăn, công tác ở khắp nơi có cơ hội về thăm quê, thăm gia đình và thắp hương, dâng lễ, tài trợ, cung tiến...Cũng là nơi, là dịp phát thưởng khuyến học, khuyến tài cho các cháu học sinh, sinh viên trong dòng tộc, nhằm động viên khuyến khích những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh, hiện , phồn thịnh hơn.
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Thông báo về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, đề nghị công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
26/10/2024 -
Huyện Triệu Sơn triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
22/10/2024 -
Đoàn công tác V05, Bộ Công an hướng dẫn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
18/10/2024 -
UBND huyện tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM NC năm 2024.
17/10/2024 -
Lãnh đạo huyện chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
14/10/2024