Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
294
Hôm qua:
3873
Tuần này:
7875
Tháng này:
76798
Tất cả:
8092032

Làng Phú Liễm xã Thọ Thế, “ Một địa chỉ Đỏ của phong trào cách mạng”

Ngày 03/02/2020 16:45:55

Sự kiện đêm ngày 29/12/2941 sẽ còn mãi ghi đậm trong tâm thức của người dân Làng Phú Liễm xã Thọ Thế, khi vào ngày đó các chiến sĩ tự vệ làng Phú Liễm đã tham gia rải truyền đơn cùng tự vệ tổng Thượng Cốc, Bất Nạo, sau đó treo 2 lá cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm lên cây đa đầu làng đã tạo nên một tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của cả khu vực. Từ sự kiện này cùng với những đóng góp sức người, sức của cho phong trào cách mạng của địa phương và đất nước trong thời kỳ sau này mà Làng Phú Liễm xã Thọ Thế đã được Nhà nước cấp bằng công nhận làng có công với nước và trở thành một trong những địa chỉ đỏ trong phong trào cách mạng của huyện Triệu Sơn anh hùng.

CIMG5233.JPG
 Cổng làng Phú Liễm xã Thọ Thế.
 
      Theo các cụ cao niên trong làng thì làng Phú Liễm hình thành vào khoảng năm 1860. Làng Phú Liễm xưa có ngôi đình lớn được kết cấu theo hình chữ nhị, được đặt trên khu đất Cửa Đình bây giờ. Từ trước những năm 1930 phong trào hoạt động cách mạng của người dân trong làng đã khá sôi nổi, giữa năm 1940 phong trào chống thuế nổi lên, thời kỳ này làng Phú liễm trở thành địa điểm an toàn để đón tiếp các đồng chí cán bộ cấp trên về hoạt động, đồng thời là nơi các chiến sĩ hoạt động cách mạng của Thiệu Hóa về ẩn nấp mỗi khi bị địch truy bắt. Cuối năm 1940 Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định chuyển cơ quan ấn loát của Báo Tự do về Phú Hào, Phong Niên, chi bộ Đảng đã cất giữ tài liệu máy in ở một số gia đình ở làng Phú Liễm và Phong Niên xã Thọ Thế lúc đó, từ đây qua tờ báo Tự do tài liệu cách mạng của Đảng được bí mật chuyển đi các nơi, thời kỳ này làm Phú Liễm cũng là nơi nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ nhiều các đồng chí cán bộ cao cấp về hoạt động. Sự kiện năm 1941 khi các chiến sĩ tự vệ của Làng treo 2 lá cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm lên cây đa đầu làng là một sự kiện còn mãi in đậm trong tâm thức của người dân trong làng. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ sau này làng Phú Liễm tiếp tục là địa chỉ của các phong trào cách mạng, nhân dân trong làng đã đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc, nam bắc sum họp một nhà.
CIMG5241.JPG
Ông Dương Bá Hòa, người cao tuổi trong làng kể về những ngày làng được công nhận làng có công với cách mạng.
 
    Trong những ngày cả đất nước đang hồ hởi phấn khởi kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tôi có dịp về lại vùng quê giầu truyền thống cách mạng, cái nôi của các phong trào đấu tranh từ rất sớm của huyện Thọ Xuân và huyện Triệu Sơn sau này. Bước trên con đường làng Tôi cảm nhận được sự đổi thay tươi mới của làng quê xã NTM đang từng ngày khởi sắc, ông Dương Bá Hòa một người cao tuổi trong làng năm nay đã 75 năm tuổi đời và chuẩn bị đón 55 năm tuổi Đảng rất vui mừng phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay của quê hương, song cũng luôn mang trong mình những kỷ niệm, những câu chuyện về một thời đấu tranh cách mạng mà nhân dân trong làng luôn gìn giữ, nhất là sự kiện năm 1964 khi làng được công nhận là làng có công với nước, ông còn đọc tên và nhớ được từng hộ gia đình cũng được công nhận là gia đình có công với cách mạng thời bấy giờ.
CIMG5243.JPG

CIMG5239.JPG  
 
            Thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm, làng Phú Liễm đã được sáp nhập với làng Phong Niên để trở thành thôn 5 của xã Thọ Thế. Được sáp nhập trên cơ sở 2 làng có bề dầy truyền thống cách mạng, nhân dân thôn 5 xã Thọ Thế đang nỗ lực đoàn kết phấn đấu xây dựng và nâng chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM, phấn đấu xây dựng thôn NTM nâng cao. Chi bộ Đảng của thôn hiện có 40 đảng viên, các đoàn thể trong thôn hoạt động đều sôi nổi với nhiều phong trào thi đua được phát động và thực hiện. Thôn 5 hiện có 275 hộ dân sinh sống, đến nay số hộ có đời sống khá trở lên có trên 80%, số hộ nghèo còn 2 hộ. Nhân dân trong thôn đã tích cực trong phát triển kinh tế, đưa cây con có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, tiêu biểu như mô hình phát triển gia trại của gia đình anh Dương Bá Cử, Nguyễn Văn Vương… Trong phát triển dịch vụ các hộ dân dọc tuyến Quốc lộ 47 đã tập trung mở mang các ngành nghề kinh doanh để phát triển kinh tế, trong đó tiêu biểu có mô hình kinh doanh của gia đình anh Lê văn Định, Dương Văn Cử….đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của thôn. Hoạt động xuất khẩu lao động được nhân dân trong thôn tham gia tích cực đến nay trong thôn có 22 người đang tham gia thị trường xuất khẩu lao động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, khuyết học, khuyến tài được quan tâm chú trọng. Thôn cũng là thôn đầu tiên của xã đã được công nhận là làng Văn hóa cấp tỉnh.
    Phát huy truyền thống quê hương mỗi người dân Làng Phú Liễm nói riêng thôn 5 xã Thọ Thế nói chung đã và đang nỗ lực đoàn kết phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương giầu mạnh. Xây dựng thôn phát triển về mọi mặt để luôn xứng đáng là một địa chỉ đỏ của các phong trào cách mạng.
                                                                                                                                    Thùy Dung

 

Làng Phú Liễm xã Thọ Thế, “ Một địa chỉ Đỏ của phong trào cách mạng”

Đăng lúc: 03/02/2020 16:45:55 (GMT+7)

Sự kiện đêm ngày 29/12/2941 sẽ còn mãi ghi đậm trong tâm thức của người dân Làng Phú Liễm xã Thọ Thế, khi vào ngày đó các chiến sĩ tự vệ làng Phú Liễm đã tham gia rải truyền đơn cùng tự vệ tổng Thượng Cốc, Bất Nạo, sau đó treo 2 lá cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm lên cây đa đầu làng đã tạo nên một tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của cả khu vực. Từ sự kiện này cùng với những đóng góp sức người, sức của cho phong trào cách mạng của địa phương và đất nước trong thời kỳ sau này mà Làng Phú Liễm xã Thọ Thế đã được Nhà nước cấp bằng công nhận làng có công với nước và trở thành một trong những địa chỉ đỏ trong phong trào cách mạng của huyện Triệu Sơn anh hùng.

CIMG5233.JPG
 Cổng làng Phú Liễm xã Thọ Thế.
 
      Theo các cụ cao niên trong làng thì làng Phú Liễm hình thành vào khoảng năm 1860. Làng Phú Liễm xưa có ngôi đình lớn được kết cấu theo hình chữ nhị, được đặt trên khu đất Cửa Đình bây giờ. Từ trước những năm 1930 phong trào hoạt động cách mạng của người dân trong làng đã khá sôi nổi, giữa năm 1940 phong trào chống thuế nổi lên, thời kỳ này làng Phú liễm trở thành địa điểm an toàn để đón tiếp các đồng chí cán bộ cấp trên về hoạt động, đồng thời là nơi các chiến sĩ hoạt động cách mạng của Thiệu Hóa về ẩn nấp mỗi khi bị địch truy bắt. Cuối năm 1940 Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định chuyển cơ quan ấn loát của Báo Tự do về Phú Hào, Phong Niên, chi bộ Đảng đã cất giữ tài liệu máy in ở một số gia đình ở làng Phú Liễm và Phong Niên xã Thọ Thế lúc đó, từ đây qua tờ báo Tự do tài liệu cách mạng của Đảng được bí mật chuyển đi các nơi, thời kỳ này làm Phú Liễm cũng là nơi nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ nhiều các đồng chí cán bộ cao cấp về hoạt động. Sự kiện năm 1941 khi các chiến sĩ tự vệ của Làng treo 2 lá cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm lên cây đa đầu làng là một sự kiện còn mãi in đậm trong tâm thức của người dân trong làng. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ sau này làng Phú Liễm tiếp tục là địa chỉ của các phong trào cách mạng, nhân dân trong làng đã đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc, nam bắc sum họp một nhà.
CIMG5241.JPG
Ông Dương Bá Hòa, người cao tuổi trong làng kể về những ngày làng được công nhận làng có công với cách mạng.
 
    Trong những ngày cả đất nước đang hồ hởi phấn khởi kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tôi có dịp về lại vùng quê giầu truyền thống cách mạng, cái nôi của các phong trào đấu tranh từ rất sớm của huyện Thọ Xuân và huyện Triệu Sơn sau này. Bước trên con đường làng Tôi cảm nhận được sự đổi thay tươi mới của làng quê xã NTM đang từng ngày khởi sắc, ông Dương Bá Hòa một người cao tuổi trong làng năm nay đã 75 năm tuổi đời và chuẩn bị đón 55 năm tuổi Đảng rất vui mừng phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay của quê hương, song cũng luôn mang trong mình những kỷ niệm, những câu chuyện về một thời đấu tranh cách mạng mà nhân dân trong làng luôn gìn giữ, nhất là sự kiện năm 1964 khi làng được công nhận là làng có công với nước, ông còn đọc tên và nhớ được từng hộ gia đình cũng được công nhận là gia đình có công với cách mạng thời bấy giờ.
CIMG5243.JPG

CIMG5239.JPG  
 
            Thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm, làng Phú Liễm đã được sáp nhập với làng Phong Niên để trở thành thôn 5 của xã Thọ Thế. Được sáp nhập trên cơ sở 2 làng có bề dầy truyền thống cách mạng, nhân dân thôn 5 xã Thọ Thế đang nỗ lực đoàn kết phấn đấu xây dựng và nâng chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM, phấn đấu xây dựng thôn NTM nâng cao. Chi bộ Đảng của thôn hiện có 40 đảng viên, các đoàn thể trong thôn hoạt động đều sôi nổi với nhiều phong trào thi đua được phát động và thực hiện. Thôn 5 hiện có 275 hộ dân sinh sống, đến nay số hộ có đời sống khá trở lên có trên 80%, số hộ nghèo còn 2 hộ. Nhân dân trong thôn đã tích cực trong phát triển kinh tế, đưa cây con có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, tiêu biểu như mô hình phát triển gia trại của gia đình anh Dương Bá Cử, Nguyễn Văn Vương… Trong phát triển dịch vụ các hộ dân dọc tuyến Quốc lộ 47 đã tập trung mở mang các ngành nghề kinh doanh để phát triển kinh tế, trong đó tiêu biểu có mô hình kinh doanh của gia đình anh Lê văn Định, Dương Văn Cử….đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của thôn. Hoạt động xuất khẩu lao động được nhân dân trong thôn tham gia tích cực đến nay trong thôn có 22 người đang tham gia thị trường xuất khẩu lao động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, khuyết học, khuyến tài được quan tâm chú trọng. Thôn cũng là thôn đầu tiên của xã đã được công nhận là làng Văn hóa cấp tỉnh.
    Phát huy truyền thống quê hương mỗi người dân Làng Phú Liễm nói riêng thôn 5 xã Thọ Thế nói chung đã và đang nỗ lực đoàn kết phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương giầu mạnh. Xây dựng thôn phát triển về mọi mặt để luôn xứng đáng là một địa chỉ đỏ của các phong trào cách mạng.
                                                                                                                                    Thùy Dung