Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1756
Hôm qua:
3921
Tuần này:
10115
Tháng này:
68592
Tất cả:
8346098

Đình Tam Lạc (đình Tám Mái xã Xuân Thọ), mang đậm không gian văn hóa Việt.

Ngày 15/08/2024 09:10:33

Đình Tam Lạc (còn có tên gọi khác là đình Tám Mái thuộc xã Xuân Thọ huyện Triệu Sơn) là một trong những ngôi đình trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang còn lưu giữ nguyên kiến trúc ban đầu, mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc và mang đậm không gian của văn hóa người Việt xưa.

z5730295866375_18ac56036ac910e9c0197bf1bb6576d8.jpg
 z5730295875278_8074ca871fc1064af6a790511156ac29.jpg
z5730295884344_51b7e9c3f866fb619b9ce219ba0513c1.jpg
z5730295890947_22cf3671c159719e567eaae1f190fc69.jpg

z5730310396235_20d1d367e18df42369f4f0aad9afa931.jpg
Kiến trúc mạng đậm không gian văn hóa Việt của Đình Tam Lạc
 
   Đình có kiến trúc vuông đều 4 mặt, quay theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi mặt rộng 15m. Đình có hai tầng, mỗi tầng 4 mái, vì vậy nó còn có tên là đình Tám Mái. Trụ đỡ của đình là cột gỗ lim lớn và vì kèo bằng gỗ được khớp nối với nhau. Mái đình được thiết kế theo kiểu mái đình, chùa truyền thống với hai lớp ngói, bốn góc mái vươn dài, uốn cong, bên trên đắp hình rồng uốn lượn, đầu rồng là các chóp góc của mái đình tạo nên sự mềm mại, hài hòa.
   Xưa kia, đây làm nơi hội họp, tế lễ của làng Tam Lạc. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình là trụ sở làm việc của Ủy ban kháng chiến Xuân Thọ. Vào năm 1950, Sư đoàn 304, Đại đoàn Vinh Quang, đơn vị chủ lực quân thứ hai của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại đây. Năm 1952, Đình Tam Lạc là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân.
DUNG 4.jpg
DUNG2.jpg
Đình Tam Lạc nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người dân xã Xuân Thọ. 
 
   Đình Tam Lạc không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa; mà đây còn là một “địa chỉ đỏ” về truyền thống lịch sử và cách mạng. Do đó, để phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Tám Mái huyện Triệu Sơn và Xã Xuân Thọ đã chỉ đạo thực hiện cải tạo, tu bổ đình theo quy định và hướng dẫn, cải tạo khuôn viên, tạo không gian vui chơi cho người dân địa phương; khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại sân đình nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
                                                                  Thùy Dung

 

Đình Tam Lạc (đình Tám Mái xã Xuân Thọ), mang đậm không gian văn hóa Việt.

Đăng lúc: 15/08/2024 09:10:33 (GMT+7)

Đình Tam Lạc (còn có tên gọi khác là đình Tám Mái thuộc xã Xuân Thọ huyện Triệu Sơn) là một trong những ngôi đình trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang còn lưu giữ nguyên kiến trúc ban đầu, mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc và mang đậm không gian của văn hóa người Việt xưa.

z5730295866375_18ac56036ac910e9c0197bf1bb6576d8.jpg
 z5730295875278_8074ca871fc1064af6a790511156ac29.jpg
z5730295884344_51b7e9c3f866fb619b9ce219ba0513c1.jpg
z5730295890947_22cf3671c159719e567eaae1f190fc69.jpg

z5730310396235_20d1d367e18df42369f4f0aad9afa931.jpg
Kiến trúc mạng đậm không gian văn hóa Việt của Đình Tam Lạc
 
   Đình có kiến trúc vuông đều 4 mặt, quay theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi mặt rộng 15m. Đình có hai tầng, mỗi tầng 4 mái, vì vậy nó còn có tên là đình Tám Mái. Trụ đỡ của đình là cột gỗ lim lớn và vì kèo bằng gỗ được khớp nối với nhau. Mái đình được thiết kế theo kiểu mái đình, chùa truyền thống với hai lớp ngói, bốn góc mái vươn dài, uốn cong, bên trên đắp hình rồng uốn lượn, đầu rồng là các chóp góc của mái đình tạo nên sự mềm mại, hài hòa.
   Xưa kia, đây làm nơi hội họp, tế lễ của làng Tam Lạc. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình là trụ sở làm việc của Ủy ban kháng chiến Xuân Thọ. Vào năm 1950, Sư đoàn 304, Đại đoàn Vinh Quang, đơn vị chủ lực quân thứ hai của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại đây. Năm 1952, Đình Tam Lạc là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân.
DUNG 4.jpg
DUNG2.jpg
Đình Tam Lạc nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người dân xã Xuân Thọ. 
 
   Đình Tam Lạc không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa; mà đây còn là một “địa chỉ đỏ” về truyền thống lịch sử và cách mạng. Do đó, để phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Tám Mái huyện Triệu Sơn và Xã Xuân Thọ đã chỉ đạo thực hiện cải tạo, tu bổ đình theo quy định và hướng dẫn, cải tạo khuôn viên, tạo không gian vui chơi cho người dân địa phương; khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại sân đình nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
                                                                  Thùy Dung