Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1233
Hôm qua:
3130
Tuần này:
1233
Tháng này:
145285
Tất cả:
7706091

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng xã Thọ Tân

Ngày 22/08/2024 16:35:35

Xã Thọ Tân là một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Khu di tích “Đền vua Đinh” thờ Đinh Tiên Hoàng đang hiện hữu tại làng Quan Thành, được xây dựng từ thời Hậu Lê để lưu danh công đức của Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn “Thập nhị sứ quân” lập nên kinh đô mới Hoa Lư có dừng chân và lập căn cứ quân sự ở đây.

 
DSC00041.JPG

DSC00046.JPG
Lễ hội Đền Vua Đinh.
 
      Đền có kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm ba gian ngang, hai gian dọc. Trong đền còn lưu giữ long ngai, thần vị, ống hương, 4 sắc phong dưới thời Hậu Lê và triều Nguyễn. Ngoài ra còn có lư hương bằng đá đề chữ “Đinh Tiên Hoàng Đế”. Xung quanh ngôi đền thờ có nhiều truyền thuyết, bởi đất này từng là nơi Đinh Tiên Hoàng dừng chân và lập căn cứ quân sự. Từ truyền thống những năm 966 - 968 sau khi Nam Tấn Vương mất, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy và chiếm cứ, quận, ấp để tự giữ. Ngô Xương Xí chiếm giữ Binh Kiều nay là Huyện Triệu Sơn, lúc bấy giờ Đinh Bộ Lĩnh từ miền ngoài kéo quân vào tập trung tại Thôn Cầu Trang Khu, xã Hoàng Cầu huyện Lôi Dương nay là làng Quan Thành, xã Thọ Tân huyện Triệu Sơn để tiêu diệt xứ quân cuối cùng thống nhất đất nước. Năm Mậu Thìn 968 ông lên ngôi đặt quốc hiệu là "Đại Cồ Việt". Để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng năm Đinh Tỵ, Triều Vĩnh Hựu 1737 thể theo nguyện vọng của nhân dân trong vùng, làng Quan Thành, xã Thọ Tân đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc, nhằm giáo dục các thế hệ sau về truyền thống yêu nước.
      Năm 1996 di tích đã được tôn tạo lại và đến năm 1997 đã được sở VHTT Tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Từ đó đến nay Đền Vua Đinh thường xuyên được chăm sóc trùng tu, tôn tạo. Hàng năm Lễ hội Đền Vua Đinh diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới được người dân địa phương tổ chức trong ba ngày, từ ngày 13 -15 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống, để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước, đồng thời phát huy giá trị truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ sau, cũng là dịp để người dân, du khách dâng hương bày tỏ niềm kính ngưỡng trước tiền nhân và cầu mong những điều tốt lành.
                                                        Phương Thúy





 

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng xã Thọ Tân

Đăng lúc: 22/08/2024 16:35:35 (GMT+7)

Xã Thọ Tân là một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Khu di tích “Đền vua Đinh” thờ Đinh Tiên Hoàng đang hiện hữu tại làng Quan Thành, được xây dựng từ thời Hậu Lê để lưu danh công đức của Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn “Thập nhị sứ quân” lập nên kinh đô mới Hoa Lư có dừng chân và lập căn cứ quân sự ở đây.

 
DSC00041.JPG

DSC00046.JPG
Lễ hội Đền Vua Đinh.
 
      Đền có kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm ba gian ngang, hai gian dọc. Trong đền còn lưu giữ long ngai, thần vị, ống hương, 4 sắc phong dưới thời Hậu Lê và triều Nguyễn. Ngoài ra còn có lư hương bằng đá đề chữ “Đinh Tiên Hoàng Đế”. Xung quanh ngôi đền thờ có nhiều truyền thuyết, bởi đất này từng là nơi Đinh Tiên Hoàng dừng chân và lập căn cứ quân sự. Từ truyền thống những năm 966 - 968 sau khi Nam Tấn Vương mất, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy và chiếm cứ, quận, ấp để tự giữ. Ngô Xương Xí chiếm giữ Binh Kiều nay là Huyện Triệu Sơn, lúc bấy giờ Đinh Bộ Lĩnh từ miền ngoài kéo quân vào tập trung tại Thôn Cầu Trang Khu, xã Hoàng Cầu huyện Lôi Dương nay là làng Quan Thành, xã Thọ Tân huyện Triệu Sơn để tiêu diệt xứ quân cuối cùng thống nhất đất nước. Năm Mậu Thìn 968 ông lên ngôi đặt quốc hiệu là "Đại Cồ Việt". Để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng năm Đinh Tỵ, Triều Vĩnh Hựu 1737 thể theo nguyện vọng của nhân dân trong vùng, làng Quan Thành, xã Thọ Tân đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc, nhằm giáo dục các thế hệ sau về truyền thống yêu nước.
      Năm 1996 di tích đã được tôn tạo lại và đến năm 1997 đã được sở VHTT Tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Từ đó đến nay Đền Vua Đinh thường xuyên được chăm sóc trùng tu, tôn tạo. Hàng năm Lễ hội Đền Vua Đinh diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới được người dân địa phương tổ chức trong ba ngày, từ ngày 13 -15 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống, để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước, đồng thời phát huy giá trị truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ sau, cũng là dịp để người dân, du khách dâng hương bày tỏ niềm kính ngưỡng trước tiền nhân và cầu mong những điều tốt lành.
                                                        Phương Thúy