Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
783
Hôm qua:
3873
Tuần này:
8364
Tháng này:
77287
Tất cả:
8092521

Đền thờ Trần Khát Trân xã Tân Ninh

Ngày 03/02/2015 14:59:44

Trần Khát Chân là hậu duệ của Bảo Nghĩa Trần Bình Trọng, quê làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh (nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là một thầy lang.

 Ông sinh năm 1370 (Canh Tuất). Ngay từ nhỏ, ông đã là người ham học. 18 tuổi, chàng trai Trần Khát Chân đã có tiếng là văn võ song toàn. Năm 1388 (năm Mậu Thìn), ông thi đỗ Thái học sinh; sau đó được triều đình trọng dụng phong làm tướng quân chỉ huy đội quân Long Tiệp.
Thời Trần Khát Chân là thời kỳ triều Trần bắt đầu suy vi. Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt đối với các lân bang, đặc biệt là Chiêm Thành đã làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt. Các vua cuối triều Trần đều không giỏi và thường bị quần thần lấn át. Lúc bấy giờ Chiêm Thành đang hưng thịnh. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen đem quân ra cướp phá, tỏ vẻ coi thường vua Trần. Vào các năm 1371, 1377, 1378, Chế Bồng Nga kéo quân vào xâm chiếm và thiêu rụi cả kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà Trần không sao chống trả lại. Quân Chiêm Thành vào kinh thành bắt đàn bà con gái, cướp vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Thời điểm đó, hễ tướng nào của nhà Trần ra trận thì hầu như thất bại.

Tháng 10, năm 1389 (năm Kỷ Tỵ), quân Chiêm lại kéo quân sang đánh nước ta một lần nữa. Lần này, đích thân Chế Bồng Nga chỉ huy. Quân Chiêm Thành đến đánh chiếm Thanh Hóa, đánh vào hương Cổ Vô, vua Thuận Tông sai Hồ Quý Ly đem quân chống giữ. Quân Chiêm Thành đắp ngăn dòng sông ở thượng lưu. Quan quân nhà Trần đóng nhiều cọc để đối địch. Giặc cho quân và voi mai phục, giả bỏ trại mà về. Quý Ly chọn những quân tinh khỏe gọi là quân cảm tử, đuổi theo để đánh; quân thủy nhổ cọc ra đánh. Biết quân nhà Trần bị mắc mưu, lúc này giặc Chiêm bèn phá đập chắn nước rồi cho voi xông ra. Quân ta trận đó thiệt hại lớn; nhiều tướng bị giặc bắt. Khi đó Hồ Quý Ly về kinh thành xin vua cho thêm thuyền ra tiếp ứng, nhưng vua không đồng ý. Hồ Quý Ly xin từ chức không đi đánh nữa. Hai tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương cũng không cầm cự nổi với giặc. Quân Chiêm Thành thừa thắng tiến ra Bắc, đóng quân trên sông Hoàng Giang (nay thuộc Hà Nam). Kinh thành Thăng Long lại rơi vào thế hỗn loạn, nhiều người bỏ đi lánh nạn.

Trong tình thế nguy cấp đó, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông bèn sai tướng Trần Khát Chân, lúc đó chỉ là một võ tướng cấp thấp chỉ huy đội quân Long Tiệp đi đánh giặc. Trần Khát Chân khẳng khái vâng mệnh vua ra trận. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã khóc khi tiễn đưa tướng Trần Khát Chân. Quân ta xuất phát từ sông Hồng, đi đến Hoàng Giang( Hà Nam) thì gặp giặc. Trần Khát Chân quan sát thấy địa hình ở đó khó tổ chức đánh trả, bèn lui quân về giữ Hải Triều (thuộc sông Luộc chảy qua Phủ Cừ- Hưng Yên và Hưng Hà- Thái Bình). Lúc đó, Trần Nguyên Diệu, em của Phế đế Trần Hiện đem bè lũ đầu đảng chạy theo quân Chiêm với ý định báo thù Nghệ Tông và Hồ Quý Ly đã giết chết anh trai. Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyến tiến vào Hải Triều dò xét tình hình quân ta để định đánh lớn. Lúc bấy giờ có tên Ba Lậu Kế, một tiểu thần của Chế Bồng Nga vừa bị quở phạt, sơ chết, y trốn sang quân Trần. Chính y đã tiết lộ cho Trần Khát Chân biết đặc điểm chiến thuyền của Chế Bồng Nga (màu xanh lục). Biết được điều đó, Trần Khát Chân mừng lắm, bèn cho tập trung hỏa lực bắn thẳng vào thuyền của Chế Bồng Nga. Chế Bồng Nga trúng đạn chết tại trận. Quan quân nhà Chiêm bị mất chỉ huy như rắn không đầu, bị đánh cho chạy tán loạn. Trần Khát Chân sai chặt đầu của Chế Bồng Nga bỏ vào hòm chở về bến Bình Than, nơi Thượng Hoàng đóng quân báo tin. Lúc bấy giờ mới là canh ba, Thượng Hoàng còn đang ngủ. Bị đánh thức dậy, tưởng là quân giặc đánh tới nơi, nhưng khi nhận tin báo quân ta đem thủ cấp Chế Bồng Nga về nộp báo tin thắng trận thì mừng rỡ, liền thiết triều, cho mời quần thần đến xem.

Tướng Chiêm Thành La Ngai đem tàn quân chạy về nước chiếm ngôi vua. Hai con trai của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Nô sợ bị giết đã chạy sang xin hàng vua Trần.

Chiến thắng của tướng Trần Khát Chân đã khiến cho quân Chiêm Thành phải ngưng các cuộc tấn công vào Đại Việt. Tướng Trần Khát Chân được vua phong là Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội hầu.

Thật tiếc là sau này vào thời suy vi của nhà Trần, ông đã bị Hồ Quý Ly sát hại cùng với 370 quan quân khác của nhà Trần trong một trận chiến. Ông mất khi mới 29 tuổi. Sau khi ông mất, tưởng nhớ công lao của ông đối với dân, với nước; nhân dân đã lập đền thờ ông ở làng Phương Nhai và sườn núi Đốn. Tại Kinh đô Thăng Long, nhân dân vùng Kẻ Mơ cũng lập đền thờ ông.

Ngày nay tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên ông để ghi nhớ công lao to lớn của vị danh tướng cuối đời Trần.


Đền thờ Trần Khát Trân xã Tân Ninh

Đăng lúc: 03/02/2015 14:59:44 (GMT+7)

Trần Khát Chân là hậu duệ của Bảo Nghĩa Trần Bình Trọng, quê làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh (nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là một thầy lang.

 Ông sinh năm 1370 (Canh Tuất). Ngay từ nhỏ, ông đã là người ham học. 18 tuổi, chàng trai Trần Khát Chân đã có tiếng là văn võ song toàn. Năm 1388 (năm Mậu Thìn), ông thi đỗ Thái học sinh; sau đó được triều đình trọng dụng phong làm tướng quân chỉ huy đội quân Long Tiệp.
Thời Trần Khát Chân là thời kỳ triều Trần bắt đầu suy vi. Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt đối với các lân bang, đặc biệt là Chiêm Thành đã làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt. Các vua cuối triều Trần đều không giỏi và thường bị quần thần lấn át. Lúc bấy giờ Chiêm Thành đang hưng thịnh. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen đem quân ra cướp phá, tỏ vẻ coi thường vua Trần. Vào các năm 1371, 1377, 1378, Chế Bồng Nga kéo quân vào xâm chiếm và thiêu rụi cả kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà Trần không sao chống trả lại. Quân Chiêm Thành vào kinh thành bắt đàn bà con gái, cướp vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Thời điểm đó, hễ tướng nào của nhà Trần ra trận thì hầu như thất bại.

Tháng 10, năm 1389 (năm Kỷ Tỵ), quân Chiêm lại kéo quân sang đánh nước ta một lần nữa. Lần này, đích thân Chế Bồng Nga chỉ huy. Quân Chiêm Thành đến đánh chiếm Thanh Hóa, đánh vào hương Cổ Vô, vua Thuận Tông sai Hồ Quý Ly đem quân chống giữ. Quân Chiêm Thành đắp ngăn dòng sông ở thượng lưu. Quan quân nhà Trần đóng nhiều cọc để đối địch. Giặc cho quân và voi mai phục, giả bỏ trại mà về. Quý Ly chọn những quân tinh khỏe gọi là quân cảm tử, đuổi theo để đánh; quân thủy nhổ cọc ra đánh. Biết quân nhà Trần bị mắc mưu, lúc này giặc Chiêm bèn phá đập chắn nước rồi cho voi xông ra. Quân ta trận đó thiệt hại lớn; nhiều tướng bị giặc bắt. Khi đó Hồ Quý Ly về kinh thành xin vua cho thêm thuyền ra tiếp ứng, nhưng vua không đồng ý. Hồ Quý Ly xin từ chức không đi đánh nữa. Hai tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương cũng không cầm cự nổi với giặc. Quân Chiêm Thành thừa thắng tiến ra Bắc, đóng quân trên sông Hoàng Giang (nay thuộc Hà Nam). Kinh thành Thăng Long lại rơi vào thế hỗn loạn, nhiều người bỏ đi lánh nạn.

Trong tình thế nguy cấp đó, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông bèn sai tướng Trần Khát Chân, lúc đó chỉ là một võ tướng cấp thấp chỉ huy đội quân Long Tiệp đi đánh giặc. Trần Khát Chân khẳng khái vâng mệnh vua ra trận. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã khóc khi tiễn đưa tướng Trần Khát Chân. Quân ta xuất phát từ sông Hồng, đi đến Hoàng Giang( Hà Nam) thì gặp giặc. Trần Khát Chân quan sát thấy địa hình ở đó khó tổ chức đánh trả, bèn lui quân về giữ Hải Triều (thuộc sông Luộc chảy qua Phủ Cừ- Hưng Yên và Hưng Hà- Thái Bình). Lúc đó, Trần Nguyên Diệu, em của Phế đế Trần Hiện đem bè lũ đầu đảng chạy theo quân Chiêm với ý định báo thù Nghệ Tông và Hồ Quý Ly đã giết chết anh trai. Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyến tiến vào Hải Triều dò xét tình hình quân ta để định đánh lớn. Lúc bấy giờ có tên Ba Lậu Kế, một tiểu thần của Chế Bồng Nga vừa bị quở phạt, sơ chết, y trốn sang quân Trần. Chính y đã tiết lộ cho Trần Khát Chân biết đặc điểm chiến thuyền của Chế Bồng Nga (màu xanh lục). Biết được điều đó, Trần Khát Chân mừng lắm, bèn cho tập trung hỏa lực bắn thẳng vào thuyền của Chế Bồng Nga. Chế Bồng Nga trúng đạn chết tại trận. Quan quân nhà Chiêm bị mất chỉ huy như rắn không đầu, bị đánh cho chạy tán loạn. Trần Khát Chân sai chặt đầu của Chế Bồng Nga bỏ vào hòm chở về bến Bình Than, nơi Thượng Hoàng đóng quân báo tin. Lúc bấy giờ mới là canh ba, Thượng Hoàng còn đang ngủ. Bị đánh thức dậy, tưởng là quân giặc đánh tới nơi, nhưng khi nhận tin báo quân ta đem thủ cấp Chế Bồng Nga về nộp báo tin thắng trận thì mừng rỡ, liền thiết triều, cho mời quần thần đến xem.

Tướng Chiêm Thành La Ngai đem tàn quân chạy về nước chiếm ngôi vua. Hai con trai của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Nô sợ bị giết đã chạy sang xin hàng vua Trần.

Chiến thắng của tướng Trần Khát Chân đã khiến cho quân Chiêm Thành phải ngưng các cuộc tấn công vào Đại Việt. Tướng Trần Khát Chân được vua phong là Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội hầu.

Thật tiếc là sau này vào thời suy vi của nhà Trần, ông đã bị Hồ Quý Ly sát hại cùng với 370 quan quân khác của nhà Trần trong một trận chiến. Ông mất khi mới 29 tuổi. Sau khi ông mất, tưởng nhớ công lao của ông đối với dân, với nước; nhân dân đã lập đền thờ ông ở làng Phương Nhai và sườn núi Đốn. Tại Kinh đô Thăng Long, nhân dân vùng Kẻ Mơ cũng lập đền thờ ông.

Ngày nay tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên ông để ghi nhớ công lao to lớn của vị danh tướng cuối đời Trần.