Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Am Tiên huyền thoại
Ngày 10/01/2020 21:20:00
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên xã Tân Ninh (nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có diện tích trên 90 ha, riêng khu vực Am Tiên là 4 ha. Di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi nưa, đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ huyện Triệu Sơn, Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An, với chiều chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đó là vùng dân cư trù mật.
Nơi đây được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng. Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên là một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Hình tượng Triệu Thị Trinh “cưỡi voi, đánh cồng” đã đi vào huyền thoại của bao lớp người, với câu ca dao bất hủ:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, bà sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ mất sớm, Triệu Thị Trinh ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở huyện Quan Yên thời bấy giờ. Bà Triệu là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Căm thù chính sách đồng hóa, áp bức bóc lột tàn bạo của bọn thống trị nhà Ngô, bà đã quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ lầm than khổ cực. Năm 20 tuổi, Bà Triệu cùng anh trai tập hợp nghĩa quân, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Có kẻ khuyên Bà nên lấy chồng, chứ không nên “làm loạn", nhưng Bà đã có câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn quan lại nhà Ngô, Bà Triệu đã cùng Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong một trận giao chiến với giặc, Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sĩ đã tôn Bà lên làm chủ soái, lãnh đạo nghĩa quân. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp quận Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, trụ sở đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Lúc này cũng là thời kỳ mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (Triệu Lộc - Hậu Lộc). Đó là thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Đầu năm 248, từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã nhanh chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Về mặt quân sự, địa hình tự nhiên vùng Bồ Điền có đủ yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả “công” lẫn “thủ”. Từ đây có thể ngược sông Lèn, sông Âu, ra sông Mã, rút lên mạn Quan Yên (quê hương của Bà Triệu), hoặc tới căn cứ núi Nưa lúc cần; lại có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch ở mặt này.
Dựa vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng anh em nhà họ Lý chỉ huy nghĩa quân, xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn, khắp hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa cứu nước của Bà Triệu. Các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Bọn quan lại nhà Ngô từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, bọn quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu. Sử nhà Ngô thú nhận: Năm 248 “toàn thể Châu Giao đều chấn động”.
Nhà Ngô lo sợ, phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên tướng Lục Tốn) làm thứ sử Châu Giao, đem thêm 8 nghìn quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt, đem của cải, tiền bạc lung lạc một số thủ lĩnh địa phương nhằm ổn định Giao Chỉ, tập trung lực lượng tấn công Cửu Chân.
Ổn định được Giao Chỉ, Lục Dận đã đem toàn bộ lực lượng tấn công Cửu Chân theo hai đường thủy: một mũi từ Tạc Khẩu qua hành lang Hoàng Cương - Chính Đại - Bạch Ác ngược sông Lèn vây bức phía bắc, một mũi theo đường biển vòng qua sông Sung và Vích (cửa Lạch Trường) đánh vào phía Nam. Nắm được mưu đồ của giặc, Bà Triệu cùng tướng sỹ đã chủ động tung một lực lượng quan trọng xuôi sông Lèn rồi theo sông Đào tiến ra chặn đánh địch ở mạn Yên Mô, Ninh Bình. Suốt hai tháng ròng bị giặc Ngô vây hãm, nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững. Tại đây, nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ và đều thu được thắng lợi. Quân giặc đã phải gọi Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà Vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ), mỗi khi gặp Bà, giặc Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên: “Hoành qua đường hổ dị đối diện Bà Vương nan!”, nghĩa là "Múa ngang ngọn dáo chống hùm dễ, đối mặt Vua Bà thực khó ghê!".
Sau một thời gian vây hãm không thành, lại bị tiêu hao một lực lượng quan trọng và có nguy cơ thất bại, Lục Dận đã phải điều thêm binh, cử thêm tướng quyết tiêu diệt căn cứ nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng, vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta tự hào: Xứ Thanh đã sinh ra nữ Anh hùng dân tộc, làm nên những chiến công rạng rỡ cho quê hương đất nước. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng với sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, bà sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ mất sớm, Triệu Thị Trinh ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở huyện Quan Yên thời bấy giờ. Bà Triệu là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Căm thù chính sách đồng hóa, áp bức bóc lột tàn bạo của bọn thống trị nhà Ngô, bà đã quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ lầm than khổ cực. Năm 20 tuổi, Bà Triệu cùng anh trai tập hợp nghĩa quân, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Có kẻ khuyên Bà nên lấy chồng, chứ không nên “làm loạn", nhưng Bà đã có câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn quan lại nhà Ngô, Bà Triệu đã cùng Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong một trận giao chiến với giặc, Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sĩ đã tôn Bà lên làm chủ soái, lãnh đạo nghĩa quân. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp quận Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, trụ sở đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Lúc này cũng là thời kỳ mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (Triệu Lộc - Hậu Lộc). Đó là thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Đầu năm 248, từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã nhanh chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Về mặt quân sự, địa hình tự nhiên vùng Bồ Điền có đủ yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả “công” lẫn “thủ”. Từ đây có thể ngược sông Lèn, sông Âu, ra sông Mã, rút lên mạn Quan Yên (quê hương của Bà Triệu), hoặc tới căn cứ núi Nưa lúc cần; lại có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch ở mặt này.
Dựa vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng anh em nhà họ Lý chỉ huy nghĩa quân, xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn, khắp hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa cứu nước của Bà Triệu. Các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Bọn quan lại nhà Ngô từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, bọn quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu. Sử nhà Ngô thú nhận: Năm 248 “toàn thể Châu Giao đều chấn động”.
Nhà Ngô lo sợ, phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên tướng Lục Tốn) làm thứ sử Châu Giao, đem thêm 8 nghìn quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt, đem của cải, tiền bạc lung lạc một số thủ lĩnh địa phương nhằm ổn định Giao Chỉ, tập trung lực lượng tấn công Cửu Chân.
Ổn định được Giao Chỉ, Lục Dận đã đem toàn bộ lực lượng tấn công Cửu Chân theo hai đường thủy: một mũi từ Tạc Khẩu qua hành lang Hoàng Cương - Chính Đại - Bạch Ác ngược sông Lèn vây bức phía bắc, một mũi theo đường biển vòng qua sông Sung và Vích (cửa Lạch Trường) đánh vào phía Nam. Nắm được mưu đồ của giặc, Bà Triệu cùng tướng sỹ đã chủ động tung một lực lượng quan trọng xuôi sông Lèn rồi theo sông Đào tiến ra chặn đánh địch ở mạn Yên Mô, Ninh Bình. Suốt hai tháng ròng bị giặc Ngô vây hãm, nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững. Tại đây, nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ và đều thu được thắng lợi. Quân giặc đã phải gọi Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà Vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ), mỗi khi gặp Bà, giặc Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên: “Hoành qua đường hổ dị đối diện Bà Vương nan!”, nghĩa là "Múa ngang ngọn dáo chống hùm dễ, đối mặt Vua Bà thực khó ghê!".
Sau một thời gian vây hãm không thành, lại bị tiêu hao một lực lượng quan trọng và có nguy cơ thất bại, Lục Dận đã phải điều thêm binh, cử thêm tướng quyết tiêu diệt căn cứ nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng, vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta tự hào: Xứ Thanh đã sinh ra nữ Anh hùng dân tộc, làm nên những chiến công rạng rỡ cho quê hương đất nước. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng với sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
Một số hình ảnh lễ hội Đền Nưa-Am Tiên
Sau khi Bà Triệu mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà. Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí với câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hô thiên hạ biến", nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến cả thiên hạ”.
Hiện tại vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh( nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)... Đỉnh Núi Nưa (di tích Am Tiên) là một khu đất rộng tương đối bằng phẳng, tuy ở độ cao 585m so với mực nước biển nhưng có mạch nước ngầm chảy ra tạo thành một cái giếng tự nhiên mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên, tương truyền là giếng dành riêng cho Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xung trận. Khu Ao Hóp, tương truyền là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân Bà Triệu. Trên đỉnh Núi còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên mà sử sách đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2020, kỷ niệm 1772 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông./.
Bài: Bùi Kim Dậu
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Tư liệu cổng TTĐT huyện Triệu Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ở làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông
30/10/2024 14:32:36 -
Nông trại 2T Farm xã Minh Sơn mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
25/10/2024 07:52:36 -
Về thăm Đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan, xã An Nông
14/10/2024 16:02:01 -
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
08/10/2024 08:43:20
Am Tiên huyền thoại
Đăng lúc: 10/01/2020 21:20:00 (GMT+7)
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên xã Tân Ninh (nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có diện tích trên 90 ha, riêng khu vực Am Tiên là 4 ha. Di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi nưa, đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ huyện Triệu Sơn, Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An, với chiều chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đó là vùng dân cư trù mật.
Nơi đây được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng. Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên là một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Hình tượng Triệu Thị Trinh “cưỡi voi, đánh cồng” đã đi vào huyền thoại của bao lớp người, với câu ca dao bất hủ:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, bà sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ mất sớm, Triệu Thị Trinh ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở huyện Quan Yên thời bấy giờ. Bà Triệu là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Căm thù chính sách đồng hóa, áp bức bóc lột tàn bạo của bọn thống trị nhà Ngô, bà đã quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ lầm than khổ cực. Năm 20 tuổi, Bà Triệu cùng anh trai tập hợp nghĩa quân, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Có kẻ khuyên Bà nên lấy chồng, chứ không nên “làm loạn", nhưng Bà đã có câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn quan lại nhà Ngô, Bà Triệu đã cùng Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong một trận giao chiến với giặc, Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sĩ đã tôn Bà lên làm chủ soái, lãnh đạo nghĩa quân. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp quận Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, trụ sở đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Lúc này cũng là thời kỳ mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (Triệu Lộc - Hậu Lộc). Đó là thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Đầu năm 248, từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã nhanh chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Về mặt quân sự, địa hình tự nhiên vùng Bồ Điền có đủ yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả “công” lẫn “thủ”. Từ đây có thể ngược sông Lèn, sông Âu, ra sông Mã, rút lên mạn Quan Yên (quê hương của Bà Triệu), hoặc tới căn cứ núi Nưa lúc cần; lại có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch ở mặt này.
Dựa vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng anh em nhà họ Lý chỉ huy nghĩa quân, xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn, khắp hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa cứu nước của Bà Triệu. Các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Bọn quan lại nhà Ngô từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, bọn quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu. Sử nhà Ngô thú nhận: Năm 248 “toàn thể Châu Giao đều chấn động”.
Nhà Ngô lo sợ, phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên tướng Lục Tốn) làm thứ sử Châu Giao, đem thêm 8 nghìn quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt, đem của cải, tiền bạc lung lạc một số thủ lĩnh địa phương nhằm ổn định Giao Chỉ, tập trung lực lượng tấn công Cửu Chân.
Ổn định được Giao Chỉ, Lục Dận đã đem toàn bộ lực lượng tấn công Cửu Chân theo hai đường thủy: một mũi từ Tạc Khẩu qua hành lang Hoàng Cương - Chính Đại - Bạch Ác ngược sông Lèn vây bức phía bắc, một mũi theo đường biển vòng qua sông Sung và Vích (cửa Lạch Trường) đánh vào phía Nam. Nắm được mưu đồ của giặc, Bà Triệu cùng tướng sỹ đã chủ động tung một lực lượng quan trọng xuôi sông Lèn rồi theo sông Đào tiến ra chặn đánh địch ở mạn Yên Mô, Ninh Bình. Suốt hai tháng ròng bị giặc Ngô vây hãm, nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững. Tại đây, nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ và đều thu được thắng lợi. Quân giặc đã phải gọi Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà Vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ), mỗi khi gặp Bà, giặc Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên: “Hoành qua đường hổ dị đối diện Bà Vương nan!”, nghĩa là "Múa ngang ngọn dáo chống hùm dễ, đối mặt Vua Bà thực khó ghê!".
Sau một thời gian vây hãm không thành, lại bị tiêu hao một lực lượng quan trọng và có nguy cơ thất bại, Lục Dận đã phải điều thêm binh, cử thêm tướng quyết tiêu diệt căn cứ nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng, vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta tự hào: Xứ Thanh đã sinh ra nữ Anh hùng dân tộc, làm nên những chiến công rạng rỡ cho quê hương đất nước. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng với sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân"
Theo truyền thuyết Bà Triệu có tên húy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, bà sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226, ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ mất sớm, Triệu Thị Trinh ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở huyện Quan Yên thời bấy giờ. Bà Triệu là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Căm thù chính sách đồng hóa, áp bức bóc lột tàn bạo của bọn thống trị nhà Ngô, bà đã quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ lầm than khổ cực. Năm 20 tuổi, Bà Triệu cùng anh trai tập hợp nghĩa quân, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị khởi nghĩa. Có kẻ khuyên Bà nên lấy chồng, chứ không nên “làm loạn", nhưng Bà đã có câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn quan lại nhà Ngô, Bà Triệu đã cùng Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong một trận giao chiến với giặc, Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sĩ đã tôn Bà lên làm chủ soái, lãnh đạo nghĩa quân. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp quận Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, trụ sở đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Lúc này cũng là thời kỳ mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (Triệu Lộc - Hậu Lộc). Đó là thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Đầu năm 248, từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã nhanh chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Về mặt quân sự, địa hình tự nhiên vùng Bồ Điền có đủ yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả “công” lẫn “thủ”. Từ đây có thể ngược sông Lèn, sông Âu, ra sông Mã, rút lên mạn Quan Yên (quê hương của Bà Triệu), hoặc tới căn cứ núi Nưa lúc cần; lại có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch ở mặt này.
Dựa vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng anh em nhà họ Lý chỉ huy nghĩa quân, xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn, khắp hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa cứu nước của Bà Triệu. Các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Bọn quan lại nhà Ngô từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, bọn quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu. Sử nhà Ngô thú nhận: Năm 248 “toàn thể Châu Giao đều chấn động”.
Nhà Ngô lo sợ, phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên tướng Lục Tốn) làm thứ sử Châu Giao, đem thêm 8 nghìn quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt, đem của cải, tiền bạc lung lạc một số thủ lĩnh địa phương nhằm ổn định Giao Chỉ, tập trung lực lượng tấn công Cửu Chân.
Ổn định được Giao Chỉ, Lục Dận đã đem toàn bộ lực lượng tấn công Cửu Chân theo hai đường thủy: một mũi từ Tạc Khẩu qua hành lang Hoàng Cương - Chính Đại - Bạch Ác ngược sông Lèn vây bức phía bắc, một mũi theo đường biển vòng qua sông Sung và Vích (cửa Lạch Trường) đánh vào phía Nam. Nắm được mưu đồ của giặc, Bà Triệu cùng tướng sỹ đã chủ động tung một lực lượng quan trọng xuôi sông Lèn rồi theo sông Đào tiến ra chặn đánh địch ở mạn Yên Mô, Ninh Bình. Suốt hai tháng ròng bị giặc Ngô vây hãm, nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững. Tại đây, nghĩa quân đã chiến đấu hơn 30 trận lớn nhỏ và đều thu được thắng lợi. Quân giặc đã phải gọi Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà Vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ), mỗi khi gặp Bà, giặc Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên: “Hoành qua đường hổ dị đối diện Bà Vương nan!”, nghĩa là "Múa ngang ngọn dáo chống hùm dễ, đối mặt Vua Bà thực khó ghê!".
Sau một thời gian vây hãm không thành, lại bị tiêu hao một lực lượng quan trọng và có nguy cơ thất bại, Lục Dận đã phải điều thêm binh, cử thêm tướng quyết tiêu diệt căn cứ nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng, vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta tự hào: Xứ Thanh đã sinh ra nữ Anh hùng dân tộc, làm nên những chiến công rạng rỡ cho quê hương đất nước. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng với sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
Một số hình ảnh lễ hội Đền Nưa-Am Tiên
Sau khi Bà Triệu mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà. Đến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân dân cả nước cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí với câu nói "Na Sơn nhất phiến nhất hô thiên hạ biến", nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến cả thiên hạ”.
Hiện tại vùng Núi Nưa thuộc xã Tân Ninh( nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước)... Đỉnh Núi Nưa (di tích Am Tiên) là một khu đất rộng tương đối bằng phẳng, tuy ở độ cao 585m so với mực nước biển nhưng có mạch nước ngầm chảy ra tạo thành một cái giếng tự nhiên mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên, tương truyền là giếng dành riêng cho Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xung trận. Khu Ao Hóp, tương truyền là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân Bà Triệu. Trên đỉnh Núi còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên mà sử sách đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung. Đồng thời từ đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân đối với việc bảo quản trùng tu và phát huy giá trị di tích. Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên xã Tân Ninh, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương...
Với truyền thống anh hùng bất khuất, những người con của mảnh đất Triệu Sơn đã phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đã đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển... Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2020, kỷ niệm 1772 năm khởi nghĩa Bà Triệu là để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri ân đối với nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông./.
Bài: Bùi Kim Dậu
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Triệu Sơn
Ảnh: Tư liệu cổng TTĐT huyện Triệu Sơn.
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Thông báo về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, đề nghị công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
26/10/2024 -
Huyện Triệu Sơn triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
22/10/2024 -
Đoàn công tác V05, Bộ Công an hướng dẫn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
18/10/2024 -
UBND huyện tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM NC năm 2024.
17/10/2024 -
Lãnh đạo huyện chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
14/10/2024