Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1654
Hôm qua:
4582
Tuần này:
16412
Tháng này:
16412
Tất cả:
7409482

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 26-CT/HU, của BTV Huyện ủy về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng" trên địa bàn huyện.

Ngày 07/07/2021 14:46:21

Quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn đã ban hành Chỉ thị số 26-CT/HU, về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng". Sau 8 năm triển khai thực hiện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nổi bật, đến nay trên địa bàn huyện đã có 34/34 đơn vị xã, thị trấn và 2 cơ quan hoàn thành việc xuất bản Lịch sử Đảng bộ.

     Để thực hiện nội dung Chỉ thị đề ra, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng tổ chức thực hiện việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương và truyền thống cách mạng của ngành. Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng, góp phần tái hiện, khái quát một cách toàn diện chặng đường lịch sử vẻ vang mà Đảng bộ và nhân dân các địa phương đã đạt được trong suốt chiều dài lịch sử; ghi đậm dấu ấn tinh thần đoàn kết, sáng tạo, anh hùng trong đấu tranh và xây dựng, phát triển của quê hương; khơi dậy và cổ vũ tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh và xây dựng Nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, quán triệt, được triển khai đồng bộ đã góp phần nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, đảng viên và nhân dân. Huyện cũng đã thành lập Hội đồng thẩm định lịch sử Đảng cấp huyện; lựa chọn tập thể, cá nhân, người có chuyên môn, có chức năng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng giới thiệu tham gia biên soạn cho các địa phương, đơn vị bảo đảm quy định của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hướng dẫn của Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
CIMG8279.JPG
Đảng viên xã Đồng Tiến nghiên cứu lịch sử Đảng bộ xã.


     Có thể khẳng định Chỉ thị 26-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành đã tạo điểu kiện thuận lợi để các tổ chức cơ sở đảng tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương. Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 26-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy việc sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng trên địa bàn đã đạt những kết quả đáng kể. Từ năm 2013 đến năm 2017 có 12 xã; năm 2018 có 10 xã; năm 2019 có 09 xã và năm 2020 có 05 xã, thị trấn xuất bản được lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn; nâng tổng số xã, thị trấn hoàn thành việc xuất bản Lịch sử Đảng bộ đạt 34/34 đơn vị và 2 cơ quan (Ban chỉ huy Quân sự và Công an huyện) cũng đã xuất bản được lịch sử Đảng bộ. Việc sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng bộ ở các địa phương được cấp ủy Đảng quan tâm, có kế hoạch sưu tầm, lưu giữ các nguồn tư liệu, tài liệu, tranh thủ được ý kiến của các vị lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử còn sức khỏe, trí nhớ tốt.
    Lịch sử Đảng bộ của các địa phương đã xuất bản được đánh giá có chất lượng tốt. Hình thức trình bày đẹp, khoa học, chất lượng nội dung, ảnh tư liệu và các dữ liệu lịch sử được đảm bảo. Dung lượng, bố cục của từng chương phù hợp, cân đối, giữa các chương, các mục với nội dung có tính thống nhất cao. Lượng thông tin đầy đủ, tư liệu phong phú, các nguyên tắc cơ bản về tính lịch sử, logic, tính khoa học được đảm bảo. Văn kiện có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng sâu sắc. Tùy thuộc bề dày truyền thống lịch sử của từng Đảng bộ mà số lượng trang khác nhau, phổ biến từ 200 đến 350 trang, do nhu cầu của từng đơn vị mà số lượng in ấn cũng khác nhau, từ 150 đến 350 cuốn/1 đơn vị. Sau khi xuất bản, lịch sử Đảng bộ, các đơn vị, địa phương được tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú: Tổ chức các buổi hội thảo, lễ công bố công trình lịch sử Đảng bộ, cấp tài liệu đến các chi bộ, các nhà trường, các ngành đoàn thể tại địa phương nhằm giới thiệu nội dung cuốn lịch sử đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các chi bộ, các tổ chức đoàn thể, các nhà trường trong hệ thống giáo dục tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung lịch sử ngành, lịch sử Đảng bộ thông qua các buổi hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu truyền thống, thông qua các giờ giảng lịch sử…nhằm bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ cũng như các tầng lớp nhân dân về lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, về lòng biết ơn, sự tri ân đối với các bậc tiền bối đã có nhiều cống hiến cho quê hương, đất nước, qua đó, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, góp phần xây dựng quê hương giào đẹp, văn minh. Cuốn lịch sử đảng bộ các xã, thị trấn được xuất bản đã đóng góp quan trọng vào kho lưu trữ tư liệu của Đảng bộ các cấp, đặc biệt là ở các địa phương trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Thông qua các hoạt động sưu tầm, hội thảo, tìm kiếm tư liệu, thông tin đã kết nối được những nhân chứng lịch sử còn sống với những bút tích ghi lại qua các thời kỳ, kịp thời đánh giá một cách trung thực, khách quan giữa lý luận và thực tiễn trong sự đấu tranh, phát triển, xây dựng và trưởng thành của Đảng và cách mạng Việt Nam trong suốt thời gian qua. Là tài liệu để các nhà khoa học nghiên cứu, cán bộ, đảng viên tìm hiểu, học tập, các ban ngành, trường học, địa phương sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, việc giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục lịch sử địa phương trong hệ thống trường phổ thông.
    Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian tới Huyện ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng, truyền thống ngành, cơ quan, đơn vị, trường học theo tinh thần của Chỉ thị số 15-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam"; Chỉ thị số 20-CT/TW,của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Chỉ thị 26-CT/HU, của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng”trên địa bàn huyện Triệu Sơn, để đến năm 2025, có 100% các ngành, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện hoàn thành công tác sưu tầm, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng, truyền thống của ngành, cơ quan, đơn vị.
                                                                                   Thùy Dung

 

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 26-CT/HU, của BTV Huyện ủy về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng" trên địa bàn huyện.

Đăng lúc: 07/07/2021 14:46:21 (GMT+7)

Quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn đã ban hành Chỉ thị số 26-CT/HU, về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng". Sau 8 năm triển khai thực hiện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nổi bật, đến nay trên địa bàn huyện đã có 34/34 đơn vị xã, thị trấn và 2 cơ quan hoàn thành việc xuất bản Lịch sử Đảng bộ.

     Để thực hiện nội dung Chỉ thị đề ra, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng tổ chức thực hiện việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương và truyền thống cách mạng của ngành. Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng, góp phần tái hiện, khái quát một cách toàn diện chặng đường lịch sử vẻ vang mà Đảng bộ và nhân dân các địa phương đã đạt được trong suốt chiều dài lịch sử; ghi đậm dấu ấn tinh thần đoàn kết, sáng tạo, anh hùng trong đấu tranh và xây dựng, phát triển của quê hương; khơi dậy và cổ vũ tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh và xây dựng Nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, quán triệt, được triển khai đồng bộ đã góp phần nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, đảng viên và nhân dân. Huyện cũng đã thành lập Hội đồng thẩm định lịch sử Đảng cấp huyện; lựa chọn tập thể, cá nhân, người có chuyên môn, có chức năng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng giới thiệu tham gia biên soạn cho các địa phương, đơn vị bảo đảm quy định của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hướng dẫn của Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
CIMG8279.JPG
Đảng viên xã Đồng Tiến nghiên cứu lịch sử Đảng bộ xã.


     Có thể khẳng định Chỉ thị 26-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành đã tạo điểu kiện thuận lợi để các tổ chức cơ sở đảng tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương. Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 26-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy việc sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng trên địa bàn đã đạt những kết quả đáng kể. Từ năm 2013 đến năm 2017 có 12 xã; năm 2018 có 10 xã; năm 2019 có 09 xã và năm 2020 có 05 xã, thị trấn xuất bản được lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn; nâng tổng số xã, thị trấn hoàn thành việc xuất bản Lịch sử Đảng bộ đạt 34/34 đơn vị và 2 cơ quan (Ban chỉ huy Quân sự và Công an huyện) cũng đã xuất bản được lịch sử Đảng bộ. Việc sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản Lịch sử Đảng bộ ở các địa phương được cấp ủy Đảng quan tâm, có kế hoạch sưu tầm, lưu giữ các nguồn tư liệu, tài liệu, tranh thủ được ý kiến của các vị lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử còn sức khỏe, trí nhớ tốt.
    Lịch sử Đảng bộ của các địa phương đã xuất bản được đánh giá có chất lượng tốt. Hình thức trình bày đẹp, khoa học, chất lượng nội dung, ảnh tư liệu và các dữ liệu lịch sử được đảm bảo. Dung lượng, bố cục của từng chương phù hợp, cân đối, giữa các chương, các mục với nội dung có tính thống nhất cao. Lượng thông tin đầy đủ, tư liệu phong phú, các nguyên tắc cơ bản về tính lịch sử, logic, tính khoa học được đảm bảo. Văn kiện có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng sâu sắc. Tùy thuộc bề dày truyền thống lịch sử của từng Đảng bộ mà số lượng trang khác nhau, phổ biến từ 200 đến 350 trang, do nhu cầu của từng đơn vị mà số lượng in ấn cũng khác nhau, từ 150 đến 350 cuốn/1 đơn vị. Sau khi xuất bản, lịch sử Đảng bộ, các đơn vị, địa phương được tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú: Tổ chức các buổi hội thảo, lễ công bố công trình lịch sử Đảng bộ, cấp tài liệu đến các chi bộ, các nhà trường, các ngành đoàn thể tại địa phương nhằm giới thiệu nội dung cuốn lịch sử đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các chi bộ, các tổ chức đoàn thể, các nhà trường trong hệ thống giáo dục tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung lịch sử ngành, lịch sử Đảng bộ thông qua các buổi hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu truyền thống, thông qua các giờ giảng lịch sử…nhằm bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ cũng như các tầng lớp nhân dân về lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, về lòng biết ơn, sự tri ân đối với các bậc tiền bối đã có nhiều cống hiến cho quê hương, đất nước, qua đó, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, góp phần xây dựng quê hương giào đẹp, văn minh. Cuốn lịch sử đảng bộ các xã, thị trấn được xuất bản đã đóng góp quan trọng vào kho lưu trữ tư liệu của Đảng bộ các cấp, đặc biệt là ở các địa phương trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Thông qua các hoạt động sưu tầm, hội thảo, tìm kiếm tư liệu, thông tin đã kết nối được những nhân chứng lịch sử còn sống với những bút tích ghi lại qua các thời kỳ, kịp thời đánh giá một cách trung thực, khách quan giữa lý luận và thực tiễn trong sự đấu tranh, phát triển, xây dựng và trưởng thành của Đảng và cách mạng Việt Nam trong suốt thời gian qua. Là tài liệu để các nhà khoa học nghiên cứu, cán bộ, đảng viên tìm hiểu, học tập, các ban ngành, trường học, địa phương sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, việc giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục lịch sử địa phương trong hệ thống trường phổ thông.
    Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian tới Huyện ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng, truyền thống ngành, cơ quan, đơn vị, trường học theo tinh thần của Chỉ thị số 15-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam"; Chỉ thị số 20-CT/TW,của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Chỉ thị 26-CT/HU, của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Đẩy nhanh tiến độ sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng”trên địa bàn huyện Triệu Sơn, để đến năm 2025, có 100% các ngành, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện hoàn thành công tác sưu tầm, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng, truyền thống của ngành, cơ quan, đơn vị.
                                                                                   Thùy Dung