Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
80
Hôm qua:
4361
Tuần này:
8373
Tháng này:
96334
Tất cả:
7069251

Tập huấn về phòng chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam hại lúa.

Ngày 08/06/2018 15:40:13

Ngày 8/6/2018 UBND huyện phối hợp với, Sở NN và PT NT, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn về phòng, chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam hại lúa trong vụ mùa 2018. Tham dự hội nghị có các đồng chí cán bộ chuyên môn Sở NN và PTNT tỉnh, các sở ban ngành liên quan cấp tỉnh. Ở huyện có các đồng chi là cán bộ Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến Nông, Trạm BVTV huyện. Đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách lĩnh vực NN, Giám đốc HTXDVNN và Khuyến Nông viên các xã thị trấn.

Tại hội nghị tập huấn các đại biểu đã nghe đồng chí Hoàng Xuân Nghĩa, Trưởng phòng quản lý dịch hại, sở NN và PT NT tỉnh truyền đạt các nội dung về: rầy lưng trắng và bệnh lùng sọc đen Phương nam; Phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh lùng sọc đen Phương nam; cách tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh và huyện. Bệnh lùng sọc đen Phương nam lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch trong vụ hè thu, vụ mùa năm 2009 ở 22 tỉnh thành phía Bắc. bệnh đã gây thiệt hại đáng kể đến năng xuất, sản lượng lúa ở các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Thái Bình... Vụ Đông Xuân năm 2010 bệnh tiếp tục phát sinh trên diện rộng, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN và PTNT, sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, các vụ của các năm tiếp theo có xuất hiện ở một số tỉnh thành nhưng thiệt hại không đáng kể. Đến vụ hè thu, vụ mùa 2017 bệnh bùng phát trở lại, gây thiệt hại nghiêm trọng ở các tỉnh phía Băc. Bệnh Lùn sọc đen hại lúa là bệnh do virus gây ra, môi trường truyền bệnh là Rầy lưng trắng. Triệu chứng trên cây lúa ở giai đoạn cây mạ rất khó phát hiện, thường chỉ thấy triệu chứng cây mạ lùn, còi cọc và xanh đậm. Giai đoạn đẻ nhánh cây lúa xanh đậm và thấp lùn. Một số lá xoắn đầu hoặc xoắn lá, rách mép lá. Mặt sau xuất hiện các u sáp nổi gò chạy dọc đứt đoạn theo gân lá. Một số dảnh xuất hiện các nhánh phụ mọc lên từ đốt thân và có nhiều rễ bất định tại các gốc nhánh phụ. Giai đoạn phân hóa đòng cây thấp lùn khác biệt rõ ràng với cây lúa khỏe, phiến lá chuyển vàng và khô đầu lá, rễ bắt đầu bị hủy hoại. Giai đoạn trỗ bông những khóm bị thối rễ từ giai đoạn phân hóa đòng bị lụi hẳn, khóm nhẹ hơn có hiện tượng nghẹt đòng, hoặc không trỗ thoát, những bông trỗ thoát nhiều hạt bị lép đen. Tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên mẫn cảm nhất là từ giai đoạn mạ đến giai đoạn đẻ nhánh rộ. Cây lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn này sẽ bị giảm năng suất nghiêm trọng hoặc mất trắng. Bệnh lùn sọc đen Phương Nam ngoài lây nhiễm trên cây lúa còn gây hại trên cây ngô. Bệnh lùn sọc đen Phương nam không có thuốc đặc trị, do đó việc áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh có vai trò rất quan trọng. Thực hiện gieo cấy tập trung, đồng loạt trên cùng một cánh đồng trong khung thời vụ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Chủ động theo dõi bẫy đèn, giám sát rầy lưng trắng di trú. Giám định Virus để có biện pháp xử lý kịp thời. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp để tạo cây lúa khỏe, tăng sức đề kháng cho cây lúa từ giai đoạn mạ. Thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp phòng rầy lưng trắng. Biện pháp hữu hiệu nhất là tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Thông qua lớp tập huấn đã trang bị kiến thưc cơ bản về bệnh lùn sọc đen Phương nam cho các đồng chí cán bộ cơ sở từ đó để các đồng chí triển khai thực hiện, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng để đảm bảo năng xuất sản lượng cây trồng trong mỗi mùa vụ.

CIMG9979.JPG

CIMG9976.JPG

                                                                                          Thùy Dung
 

Tập huấn về phòng chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam hại lúa.

Đăng lúc: 08/06/2018 15:40:13 (GMT+7)

Ngày 8/6/2018 UBND huyện phối hợp với, Sở NN và PT NT, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn về phòng, chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam hại lúa trong vụ mùa 2018. Tham dự hội nghị có các đồng chí cán bộ chuyên môn Sở NN và PTNT tỉnh, các sở ban ngành liên quan cấp tỉnh. Ở huyện có các đồng chi là cán bộ Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến Nông, Trạm BVTV huyện. Đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách lĩnh vực NN, Giám đốc HTXDVNN và Khuyến Nông viên các xã thị trấn.

Tại hội nghị tập huấn các đại biểu đã nghe đồng chí Hoàng Xuân Nghĩa, Trưởng phòng quản lý dịch hại, sở NN và PT NT tỉnh truyền đạt các nội dung về: rầy lưng trắng và bệnh lùng sọc đen Phương nam; Phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh lùng sọc đen Phương nam; cách tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh và huyện. Bệnh lùng sọc đen Phương nam lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch trong vụ hè thu, vụ mùa năm 2009 ở 22 tỉnh thành phía Bắc. bệnh đã gây thiệt hại đáng kể đến năng xuất, sản lượng lúa ở các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Thái Bình... Vụ Đông Xuân năm 2010 bệnh tiếp tục phát sinh trên diện rộng, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN và PTNT, sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, các vụ của các năm tiếp theo có xuất hiện ở một số tỉnh thành nhưng thiệt hại không đáng kể. Đến vụ hè thu, vụ mùa 2017 bệnh bùng phát trở lại, gây thiệt hại nghiêm trọng ở các tỉnh phía Băc. Bệnh Lùn sọc đen hại lúa là bệnh do virus gây ra, môi trường truyền bệnh là Rầy lưng trắng. Triệu chứng trên cây lúa ở giai đoạn cây mạ rất khó phát hiện, thường chỉ thấy triệu chứng cây mạ lùn, còi cọc và xanh đậm. Giai đoạn đẻ nhánh cây lúa xanh đậm và thấp lùn. Một số lá xoắn đầu hoặc xoắn lá, rách mép lá. Mặt sau xuất hiện các u sáp nổi gò chạy dọc đứt đoạn theo gân lá. Một số dảnh xuất hiện các nhánh phụ mọc lên từ đốt thân và có nhiều rễ bất định tại các gốc nhánh phụ. Giai đoạn phân hóa đòng cây thấp lùn khác biệt rõ ràng với cây lúa khỏe, phiến lá chuyển vàng và khô đầu lá, rễ bắt đầu bị hủy hoại. Giai đoạn trỗ bông những khóm bị thối rễ từ giai đoạn phân hóa đòng bị lụi hẳn, khóm nhẹ hơn có hiện tượng nghẹt đòng, hoặc không trỗ thoát, những bông trỗ thoát nhiều hạt bị lép đen. Tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên mẫn cảm nhất là từ giai đoạn mạ đến giai đoạn đẻ nhánh rộ. Cây lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn này sẽ bị giảm năng suất nghiêm trọng hoặc mất trắng. Bệnh lùn sọc đen Phương Nam ngoài lây nhiễm trên cây lúa còn gây hại trên cây ngô. Bệnh lùn sọc đen Phương nam không có thuốc đặc trị, do đó việc áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh có vai trò rất quan trọng. Thực hiện gieo cấy tập trung, đồng loạt trên cùng một cánh đồng trong khung thời vụ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Chủ động theo dõi bẫy đèn, giám sát rầy lưng trắng di trú. Giám định Virus để có biện pháp xử lý kịp thời. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp để tạo cây lúa khỏe, tăng sức đề kháng cho cây lúa từ giai đoạn mạ. Thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp phòng rầy lưng trắng. Biện pháp hữu hiệu nhất là tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Thông qua lớp tập huấn đã trang bị kiến thưc cơ bản về bệnh lùn sọc đen Phương nam cho các đồng chí cán bộ cơ sở từ đó để các đồng chí triển khai thực hiện, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng để đảm bảo năng xuất sản lượng cây trồng trong mỗi mùa vụ.

CIMG9979.JPG

CIMG9976.JPG

                                                                                          Thùy Dung