Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2319
Hôm qua:
5727
Tuần này:
8046
Tháng này:
79782
Tất cả:
6911006

Lễ hội đền Nưa

Ngày 04/02/2015 14:21:01

Lễ hội phủ Nưa diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Trong ngày lễ hội nhân dân các làng dâng mâm sơn trang để tế lễ và tưởng nhớ công đức của các vị tướng, thần đã có công khai phá và gìn giữ vùng đất.

 Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.

Lễ hội đền Nưa thường được bắt đầu từ sau Tết Mậu Tý, nhưng phần chính hội vẫn là từ ngày 18 đến 20 tháng giêng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, tại di tích Am Tiên đã khai hội và đón rất nhiều du khách từ khắp nơi về đây vãn cảnh chùa, ngắm cảnh làng quê vùng sơn cước và thực hiện tín ngưỡng.

Hằng năm lễ hội được khai mạc rất trọng thể và trang nghiêm tại đền thờ Trần Khát Chân và kết thúc tại phủ Nưa. Lễ hội bao gồm Phần Lễ và Phần Hội

Phần Lễ diễn ra như sau:

Mỗi năm sẽ có một làng tiêu biểu được chọn để dâng lễ vật chính, cỗ rước bằng kiệu bát cống (8 người khiêng), trong kiệu có đủ loại hoa quả và bánh dầy- một đặc sản của địa phương được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Kiệu được tổ chức rước tại hai địa điểm, đền Trần Khát Chân và đền Bà Triệu.

Đi đầu đoàn rước kiệu là một người ăn mặc trang phục võ quan, nhanh nhẹn, mắt sáng, tướng võ quan, tay cầm kiếm lệnh dẹp đường, chỉ huy đội quân rước kiệu. Phía sau là một số nam thanh, nữ tú, cùng các chị em thôn nữ đội mâm sơn trang và các lễ vật tế thần. Sau là một đội quân ăn mặc chỉnh tề, tay cầm vũ khí, ô lọng và có một đội khiêng kiệu.

Kiệu rước từ đền Trần Khát Chân được gọi là kiệu Ông; kiệu rước từ đền Bà Triệu gọi là kiệu Bà. Người khiêng kiệu phải là trai, gái thanh tân. Kiệu Ông, kiệu Bà đều được rước về trung tâm sân vận động của địa phương để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...

Phần Hội:

Phần hội trước đây có các trò chơi cờ người, đua thuyền, hát ví, bài điếm, chọi gà. Ngày nay, phần hội còn tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, chọi gà...

Lễ hội đền Nưa

Đăng lúc: 04/02/2015 14:21:01 (GMT+7)

Lễ hội phủ Nưa diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Trong ngày lễ hội nhân dân các làng dâng mâm sơn trang để tế lễ và tưởng nhớ công đức của các vị tướng, thần đã có công khai phá và gìn giữ vùng đất.

 Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.

Lễ hội đền Nưa thường được bắt đầu từ sau Tết Mậu Tý, nhưng phần chính hội vẫn là từ ngày 18 đến 20 tháng giêng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, tại di tích Am Tiên đã khai hội và đón rất nhiều du khách từ khắp nơi về đây vãn cảnh chùa, ngắm cảnh làng quê vùng sơn cước và thực hiện tín ngưỡng.

Hằng năm lễ hội được khai mạc rất trọng thể và trang nghiêm tại đền thờ Trần Khát Chân và kết thúc tại phủ Nưa. Lễ hội bao gồm Phần Lễ và Phần Hội

Phần Lễ diễn ra như sau:

Mỗi năm sẽ có một làng tiêu biểu được chọn để dâng lễ vật chính, cỗ rước bằng kiệu bát cống (8 người khiêng), trong kiệu có đủ loại hoa quả và bánh dầy- một đặc sản của địa phương được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Kiệu được tổ chức rước tại hai địa điểm, đền Trần Khát Chân và đền Bà Triệu.

Đi đầu đoàn rước kiệu là một người ăn mặc trang phục võ quan, nhanh nhẹn, mắt sáng, tướng võ quan, tay cầm kiếm lệnh dẹp đường, chỉ huy đội quân rước kiệu. Phía sau là một số nam thanh, nữ tú, cùng các chị em thôn nữ đội mâm sơn trang và các lễ vật tế thần. Sau là một đội quân ăn mặc chỉnh tề, tay cầm vũ khí, ô lọng và có một đội khiêng kiệu.

Kiệu rước từ đền Trần Khát Chân được gọi là kiệu Ông; kiệu rước từ đền Bà Triệu gọi là kiệu Bà. Người khiêng kiệu phải là trai, gái thanh tân. Kiệu Ông, kiệu Bà đều được rước về trung tâm sân vận động của địa phương để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...

Phần Hội:

Phần hội trước đây có các trò chơi cờ người, đua thuyền, hát ví, bài điếm, chọi gà. Ngày nay, phần hội còn tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, chọi gà...