Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
4565
Hôm qua:
4442
Tuần này:
19985
Tháng này:
126278
Tất cả:
6957502

Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ngày 24/11/2021 15:58:36

Sáng ngày 24/11, tại Hà Nội, Ban Bí thư TW Đảng tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trì hội nghị có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và các quận huyện, thị, thành phố trong cả nước. Tại huyện Triệu Sơn có 2 điểm cầu cấp huyện và 34 điểm cầu tại các xã, thị trấn.

z2962812281096_05864c66c01def21f6afb6210af76b95.jpg
 z2962812266292_8a80a4f97508ea01cfead630269a3b48.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
   Dự hội nghị tại điểm cầu UBND huyện có đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ huyện; trưởng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ, nhà văn hóa tiêu biểu.
    Tại điểm cầu Huyện ủy có đồng chí Lê Thị Sen, Ủy viên BTV Huyện ủy, trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; các đồng chí phó các ban Huyện ủy, phó các phòng, ngành thuộc UBND huyện, Phó Chủ tịch MTTQ và các đoàn thể cấp huyện; Bí thư các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc huyện ủy; Báo cáo viên cấp huyện.
    Tại điểm cầu các xã, thị trấn có các đồng chí Bí thư Đảng ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ; Chủ tịch MTTQ và trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn.
     Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, báo cáo tóm tắc về việc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc; hình thành nên những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp, bền vững: yêu nước, đoàn kết, cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, hiếu học, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan dung...Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước khẳng định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Để thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật, Bộ Chính trị khóa X ra Nghị quyết số 23 NQ/TW, ngày 16/6/2008 về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Nghị quyết chỉ rõ:“Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội vàCuối nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua nghe các báo cáo hội nghị tiến hành thảo luận, các ý kiến phát biểu điều thống nhất cao với báo, đồng thời nêu lên một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế, tìm ra các giải pháp để thực hiện trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
      Phát biểu tại hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh mặt trận VH là 1 trong 3 mặt trận; CT- KT- VH và phát triển theo 3 hướng Dân tộc- khoa học và đại chúng, những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhân dân phát huy vai trò VH, thống nhất và nhận thức, tư tưởng, tổ chức, khơi dạy khát vọng của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập; cách mạng Tháng 8 thành công, lập nên nước Việt Nam, với khẩu hiệu “Việt Nam hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”. Văn hóa Việt Nam đã thực sự trở thành 1 động lực tinh thần; Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến tác VH, động viên và cổ vũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác VH, phát huy được vai trò của mình trong xây dựng và phát triển nền VH mới, con người mới. Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát huy nền VH của dân tộc Tổng Bí thư đề nghị cần tập trung thật tốt một số nhiệm vụ: Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển hội nhập với những giá trị chuẩn mực, phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy những giá trị của gia đình Việt nam, kết hợp giữa VH truyền thống với VH hiện đại, yêu nước, đoàn kết, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo; phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực VH, xây dựng môi trường VH lành mạnh, văn minh; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, nâng cao chất lượng hưởng thụ VH của người dân, đề cao phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người làm công tác VH; chú trọng xây dựng về đạo đức VH, kiên quyết đấu tranh để phòng chống tham nhũng, những tiêu cực, phát huy vai trò nêu gương; xây dựng môi trường VH số, kinh tế số, XH số và công dân số, làm cho VH thích nghi, điều tiết để phát triển bền vững VH Việt Nam.
                                                                                        Đình Duyến
 

Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đăng lúc: 24/11/2021 15:58:36 (GMT+7)

Sáng ngày 24/11, tại Hà Nội, Ban Bí thư TW Đảng tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trì hội nghị có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và các quận huyện, thị, thành phố trong cả nước. Tại huyện Triệu Sơn có 2 điểm cầu cấp huyện và 34 điểm cầu tại các xã, thị trấn.

z2962812281096_05864c66c01def21f6afb6210af76b95.jpg
 z2962812266292_8a80a4f97508ea01cfead630269a3b48.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
   Dự hội nghị tại điểm cầu UBND huyện có đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ huyện; trưởng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ, nhà văn hóa tiêu biểu.
    Tại điểm cầu Huyện ủy có đồng chí Lê Thị Sen, Ủy viên BTV Huyện ủy, trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; các đồng chí phó các ban Huyện ủy, phó các phòng, ngành thuộc UBND huyện, Phó Chủ tịch MTTQ và các đoàn thể cấp huyện; Bí thư các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc huyện ủy; Báo cáo viên cấp huyện.
    Tại điểm cầu các xã, thị trấn có các đồng chí Bí thư Đảng ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ; Chủ tịch MTTQ và trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn.
     Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, báo cáo tóm tắc về việc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc; hình thành nên những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp, bền vững: yêu nước, đoàn kết, cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, hiếu học, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan dung...Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước khẳng định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Để thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật, Bộ Chính trị khóa X ra Nghị quyết số 23 NQ/TW, ngày 16/6/2008 về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Nghị quyết chỉ rõ:“Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội vàCuối nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua nghe các báo cáo hội nghị tiến hành thảo luận, các ý kiến phát biểu điều thống nhất cao với báo, đồng thời nêu lên một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế, tìm ra các giải pháp để thực hiện trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
      Phát biểu tại hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh mặt trận VH là 1 trong 3 mặt trận; CT- KT- VH và phát triển theo 3 hướng Dân tộc- khoa học và đại chúng, những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhân dân phát huy vai trò VH, thống nhất và nhận thức, tư tưởng, tổ chức, khơi dạy khát vọng của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập; cách mạng Tháng 8 thành công, lập nên nước Việt Nam, với khẩu hiệu “Việt Nam hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”. Văn hóa Việt Nam đã thực sự trở thành 1 động lực tinh thần; Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến tác VH, động viên và cổ vũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác VH, phát huy được vai trò của mình trong xây dựng và phát triển nền VH mới, con người mới. Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát huy nền VH của dân tộc Tổng Bí thư đề nghị cần tập trung thật tốt một số nhiệm vụ: Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển hội nhập với những giá trị chuẩn mực, phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy những giá trị của gia đình Việt nam, kết hợp giữa VH truyền thống với VH hiện đại, yêu nước, đoàn kết, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo; phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực VH, xây dựng môi trường VH lành mạnh, văn minh; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, nâng cao chất lượng hưởng thụ VH của người dân, đề cao phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người làm công tác VH; chú trọng xây dựng về đạo đức VH, kiên quyết đấu tranh để phòng chống tham nhũng, những tiêu cực, phát huy vai trò nêu gương; xây dựng môi trường VH số, kinh tế số, XH số và công dân số, làm cho VH thích nghi, điều tiết để phát triển bền vững VH Việt Nam.
                                                                                        Đình Duyến