Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3328
Hôm qua:
3791
Tuần này:
14771
Tháng này:
14771
Tất cả:
8292277

Dấu ấn Việt Nam trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 31/12/2024 09:50:00

Sau 2 năm đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.


    Công tác đảm nhận vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã được đẩy mạnh triển khai từ những ngày đầu, những hoạt động đầu tiên của HĐNQ trong năm 2023, với sự tham gia, phối hợp tích cực của các cơ quan trong Tổ công tác liên ngành, các cơ quan báo chí và để lại dấu ấn, có hiệu ứng lan toả không chỉ trong công tác HĐNQ mà còn trong cả nhiều mảng công tác khác.
Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Tiếp nối thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021), đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, minh chứng cho vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.
     Việt Nam cũng đảm nhận cương vị này khi đang nỗ lực hết sức để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc Việt Nam làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025 được cộng đồng quốc tế rất chú ý. Một mặt, những thành tựu, nỗ lực, cam kết và nhu cầu hợp tác của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được ghi nhận rộng rãi. Mặt khác, một số cá nhân, tổ chức và chính giới quốc tế vẫn nhận định chưa khách quan về tình hình ở Việt Nam cũng như về năng lực thực hiện vai trò thành viên HĐNQ của ta. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tích cực tham gia, để lại những dấu ấn ngay từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ với nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người, ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Sáng kiến này của Việt Nam đã góp phần quan trọng truyền tải các thông điệp lớn, nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của các nước và cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người được đề ra trong hai văn kiện nhân quyền nền tảng này, đồng thời đồng thời đề cao vị thế, vai trò của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
     Tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng chuỗi nghị quyết về bảo đảm quyền con người trong biến đổi khí hậu, tại Khóa 53 HĐNQ (tháng 6 - 7/2023), Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines đã xây dựng dự thảo nghị quyết về thúc đẩy sinh kế trong bối cảnh biến đối khí hậu và đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước tham gia đồng bảo trợ (Nghị quyết 53/6). Tại các Khóa 53 và Khoá 54 (tháng 9-10/2023), Việt Nam tiếp tục cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)… thúc đẩy các sáng kiến về “tiêm chủng và quyền con người”, “chống phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” dưới hình thức các toạ đàm quốc tế bên lề các khoá họp và xây dựng phát biểu chung tại HĐNQ.
    Phù hợp với các quan tâm lớn trên thế giới về quyền con người hiện nay, các sáng kiến của Việt Nam được các nước hưởng ứng, tham gia đóng góp tích cực. Ví dụ, phát biểu chung về chủ đề tiêm chủng và quyền con người do Việt Nam chủ trì soạn thảo tại Khóa 54 HĐNQ đã thu hút hơn 60 nước tham gia, ủng hộ. Chủ đề của phát biểu chung này mang tính thời sự trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn nhiều ảnh hưởng lâu dài, nhiều quốc gia đang phát triển và nhiều nhóm dân cư chưa được tiếp cận đầy đủ vaccine phòng ngừa COVID-19 cũng như nhiều loại vaccine tiêm chủng mở rộng cơ bản.
Việt Nam cũng tham gia sâu hơn vào công việc chung, thúc đẩy đối thoại và hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người”. Việt Nam đã có hơn 80 phát biểu quốc gia trong những cuộc họp của HĐNQ về bảo đảm quyền con người trên những khía cạnh được cộng đồng quốc tế quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm các quyền nhà ở, quyền lương thực, quyền văn hoá, quyền phát triển, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tham gia 50 phát biểu chung về các chủ đề đa dạng của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Nhóm Đồng quan điểm (Nhóm Đồng quan điểm có thành phần đa dạng, gồm khoảng 134 quốc gia đang phát triển, đại diện cho 80% dân số thế giới và 70% số thành viên Liên hợp quốc, với mục đích chính là điều phối, thúc đẩy các lợi ích, ưu tiên chung của các nước đang phát triển tại Liên hợp quốc nói chung và HĐNQ nói riêng), Nhóm Pháp ngữ và một số nhóm liên khu vực khác. Ta đã thực hiện rất trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi chính của quốc gia thành viên HĐNQ trong quá trình thương lượng, bỏ phiếu thông qua các dự thảo nghị quyết.
     Việt Nam đã có cách tiếp cận xây dựng trong những vấn đề nhân quyền còn nhiều khác biệt, bị chính trị hóa, có nhiều cọ xát tại HĐNQ, quan hệ giữa phát triển và nhân quyền, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, quyền của người người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), khoan dung tôn giáo... Một mặt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.
      Những dấu ấn từ năm đầu đảm nhiệm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 cũng có những tác động lan toả tích cực đến các mảng công tác đối ngoại về nhân quyền khác. Đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ đã góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về nỗ lực, cam kết của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác của ta với các nước, các tổ chức quốc tế. Cũng trong năm 2023, các nội dung về hợp tác tại HĐNQ đã được các nước, trong đó có các đối tác lớn quan tâm thúc đẩy trong trao đổi với Việt Nam, kể cả trong những hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của ta. Các nước bạn bè, đối tác, Đồng quan điểm, ASEAN… cũng đã đẩy mạnh các cơ chế trao đổi sẵn có hoặc tổ chức các hoạt động mới để trao đổi chuyên sâu với Việt Nam về hợp tác tại HĐNQ. Vị thế thành viên HĐNQ cũng góp phần giúp ta vận động được các nước ủng hộ ta đấu tranh với những hoạt động xuyên tạc tình hình ở Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn Liên hợp quốc.
Các cơ quan của ta đã tích cực, chủ động phối hợp nghiên cứu, dự báo và tham mưu cho cấp có thẩm quyền về hướng tham gia và xử lý của ta tại HĐNQ, nhất là đã đóng góp nhiều ý tưởng thiết thực để xây dựng các sáng kiến mà Việt Nam thúc đẩy tại HĐNQ, không chỉ đáp ứng lợi ích, ưu tiên của ta mà còn phù hợp với quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Nhờ vậy, các sáng kiến của ta tại HĐNQ trong thời gian qua đều nhận được sự ủng hộ rất rộng rãi. Đồng thời, các cơ quan thành viên Tổ công tác liên ngành cũng đã thể hiện vai trò rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền, kết nối hiệu quả với các cơ chế, mạng lưới báo chí tuyên truyền do các cơ quan này chủ trì. So với nhiệm kỳ HĐNQ lần trước (2014-2016), các thông tin, hoạt động của ta tại HĐNQ được phản ánh rộng rãi, phong phú và hấp dẫn hơn trên báo chí trong và ngoài nước.
    Năm 2024 là năm bản lề của nhiệm kỳ thành viên HĐNQ 2023-2025, với nhiều hoạt động trọng tâm như trình bày và đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV, tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến, ưu tiên, nhất là sáng kiến về biến đổi khí hậu và quyền con người, kết hợp với công tác vận động các nước tiếp tục ủng hộ Việt Nam lần đầu tiên tái ứng cử thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028.
     Với quyết tâm mạnh mẽ, sức mạnh từ sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng tại HĐNQ, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư./.
                                         Theo Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương

 

Dấu ấn Việt Nam trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đăng lúc: 31/12/2024 09:50:00 (GMT+7)

Sau 2 năm đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.


    Công tác đảm nhận vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã được đẩy mạnh triển khai từ những ngày đầu, những hoạt động đầu tiên của HĐNQ trong năm 2023, với sự tham gia, phối hợp tích cực của các cơ quan trong Tổ công tác liên ngành, các cơ quan báo chí và để lại dấu ấn, có hiệu ứng lan toả không chỉ trong công tác HĐNQ mà còn trong cả nhiều mảng công tác khác.
Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Tiếp nối thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021), đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, minh chứng cho vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.
     Việt Nam cũng đảm nhận cương vị này khi đang nỗ lực hết sức để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc Việt Nam làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025 được cộng đồng quốc tế rất chú ý. Một mặt, những thành tựu, nỗ lực, cam kết và nhu cầu hợp tác của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được ghi nhận rộng rãi. Mặt khác, một số cá nhân, tổ chức và chính giới quốc tế vẫn nhận định chưa khách quan về tình hình ở Việt Nam cũng như về năng lực thực hiện vai trò thành viên HĐNQ của ta. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tích cực tham gia, để lại những dấu ấn ngay từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ với nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người, ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Sáng kiến này của Việt Nam đã góp phần quan trọng truyền tải các thông điệp lớn, nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của các nước và cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người được đề ra trong hai văn kiện nhân quyền nền tảng này, đồng thời đồng thời đề cao vị thế, vai trò của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
     Tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng chuỗi nghị quyết về bảo đảm quyền con người trong biến đổi khí hậu, tại Khóa 53 HĐNQ (tháng 6 - 7/2023), Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines đã xây dựng dự thảo nghị quyết về thúc đẩy sinh kế trong bối cảnh biến đối khí hậu và đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước tham gia đồng bảo trợ (Nghị quyết 53/6). Tại các Khóa 53 và Khoá 54 (tháng 9-10/2023), Việt Nam tiếp tục cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)… thúc đẩy các sáng kiến về “tiêm chủng và quyền con người”, “chống phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” dưới hình thức các toạ đàm quốc tế bên lề các khoá họp và xây dựng phát biểu chung tại HĐNQ.
    Phù hợp với các quan tâm lớn trên thế giới về quyền con người hiện nay, các sáng kiến của Việt Nam được các nước hưởng ứng, tham gia đóng góp tích cực. Ví dụ, phát biểu chung về chủ đề tiêm chủng và quyền con người do Việt Nam chủ trì soạn thảo tại Khóa 54 HĐNQ đã thu hút hơn 60 nước tham gia, ủng hộ. Chủ đề của phát biểu chung này mang tính thời sự trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn nhiều ảnh hưởng lâu dài, nhiều quốc gia đang phát triển và nhiều nhóm dân cư chưa được tiếp cận đầy đủ vaccine phòng ngừa COVID-19 cũng như nhiều loại vaccine tiêm chủng mở rộng cơ bản.
Việt Nam cũng tham gia sâu hơn vào công việc chung, thúc đẩy đối thoại và hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người”. Việt Nam đã có hơn 80 phát biểu quốc gia trong những cuộc họp của HĐNQ về bảo đảm quyền con người trên những khía cạnh được cộng đồng quốc tế quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm các quyền nhà ở, quyền lương thực, quyền văn hoá, quyền phát triển, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tham gia 50 phát biểu chung về các chủ đề đa dạng của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Nhóm Đồng quan điểm (Nhóm Đồng quan điểm có thành phần đa dạng, gồm khoảng 134 quốc gia đang phát triển, đại diện cho 80% dân số thế giới và 70% số thành viên Liên hợp quốc, với mục đích chính là điều phối, thúc đẩy các lợi ích, ưu tiên chung của các nước đang phát triển tại Liên hợp quốc nói chung và HĐNQ nói riêng), Nhóm Pháp ngữ và một số nhóm liên khu vực khác. Ta đã thực hiện rất trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi chính của quốc gia thành viên HĐNQ trong quá trình thương lượng, bỏ phiếu thông qua các dự thảo nghị quyết.
     Việt Nam đã có cách tiếp cận xây dựng trong những vấn đề nhân quyền còn nhiều khác biệt, bị chính trị hóa, có nhiều cọ xát tại HĐNQ, quan hệ giữa phát triển và nhân quyền, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, quyền của người người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), khoan dung tôn giáo... Một mặt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.
      Những dấu ấn từ năm đầu đảm nhiệm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 cũng có những tác động lan toả tích cực đến các mảng công tác đối ngoại về nhân quyền khác. Đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ đã góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về nỗ lực, cam kết của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác của ta với các nước, các tổ chức quốc tế. Cũng trong năm 2023, các nội dung về hợp tác tại HĐNQ đã được các nước, trong đó có các đối tác lớn quan tâm thúc đẩy trong trao đổi với Việt Nam, kể cả trong những hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của ta. Các nước bạn bè, đối tác, Đồng quan điểm, ASEAN… cũng đã đẩy mạnh các cơ chế trao đổi sẵn có hoặc tổ chức các hoạt động mới để trao đổi chuyên sâu với Việt Nam về hợp tác tại HĐNQ. Vị thế thành viên HĐNQ cũng góp phần giúp ta vận động được các nước ủng hộ ta đấu tranh với những hoạt động xuyên tạc tình hình ở Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn Liên hợp quốc.
Các cơ quan của ta đã tích cực, chủ động phối hợp nghiên cứu, dự báo và tham mưu cho cấp có thẩm quyền về hướng tham gia và xử lý của ta tại HĐNQ, nhất là đã đóng góp nhiều ý tưởng thiết thực để xây dựng các sáng kiến mà Việt Nam thúc đẩy tại HĐNQ, không chỉ đáp ứng lợi ích, ưu tiên của ta mà còn phù hợp với quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Nhờ vậy, các sáng kiến của ta tại HĐNQ trong thời gian qua đều nhận được sự ủng hộ rất rộng rãi. Đồng thời, các cơ quan thành viên Tổ công tác liên ngành cũng đã thể hiện vai trò rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền, kết nối hiệu quả với các cơ chế, mạng lưới báo chí tuyên truyền do các cơ quan này chủ trì. So với nhiệm kỳ HĐNQ lần trước (2014-2016), các thông tin, hoạt động của ta tại HĐNQ được phản ánh rộng rãi, phong phú và hấp dẫn hơn trên báo chí trong và ngoài nước.
    Năm 2024 là năm bản lề của nhiệm kỳ thành viên HĐNQ 2023-2025, với nhiều hoạt động trọng tâm như trình bày và đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV, tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến, ưu tiên, nhất là sáng kiến về biến đổi khí hậu và quyền con người, kết hợp với công tác vận động các nước tiếp tục ủng hộ Việt Nam lần đầu tiên tái ứng cử thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028.
     Với quyết tâm mạnh mẽ, sức mạnh từ sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng tại HĐNQ, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư./.
                                         Theo Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương