Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
685
Hôm qua:
3794
Tuần này:
12682
Tháng này:
65458
Tất cả:
7038375

APEC Việt Nam 2017" tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai".

Ngày 01/11/2017 15:52:17

Thưa quý vị và các bạn, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 Các nền kinh tế thành viên APEC cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một Cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa và mở cửa thương mại và đẩu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Các sáng kiến APEC nhằm đưa các mục tiêu chính sách và các thỏa thuận thành những kết quả và lợi ích cụ thể, thiết thực đối với người dân và doanh nghiệp.
Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng ốt-xtrây-lia, tại Xê-un, Hàn Quốc vào ngày 31/01/1989. Mười tháng sau đó, 12 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đã nhóm họp ở cấp Bộ trưởng tại Can-bơ-rơ, Ốt-xtrây-lia để hình thành APEC. Đến tháng 11 năm 1998, Pê-ru, Nga và Việt Nam đã tham gia, đưa tổng số thành viên của Diễn đàn lên 21 nước. Mục tiêu hoạt động là duy trì tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của khu vực, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển toàn cầu. Thúc đẩy trao đổi hàng hoá, đầu tư, dịch vụ và công nghệ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. - Củng cố hệ thống thương mại đa phương mở, không phân biệt đối xử, vì lợi ích của Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Cắt giảm rào cản thương mại, đầu tư giữa các thành viên. Nguyên tắc hoạt động APEC là diễn đàn mở, hoạt động theo các nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận và tự nguyện. APEC nhấn mạnh các quan tâm, lợi ích chung của các thành viên, coi trọng hợp tác và phát triển. Các thoả thuận của APEC được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển của các nền kinh tế thành viên. Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, APEC đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triến tại khu vực cũng như đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Đi đầu thúc đẩy họp tác, liên kết kinh tế thương mại và đàu tư khu vực, góp phần cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư. Tiên phong trong việc đẩy mạnh tăng trưởng bền vững. Đóng góp quan trọng vào việc củng cố hệ thống thương mại đa phương và xử lý các vấn đề toàn cầu.Tháng 11 năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC. Trong gần 20 năm qua, diễn đàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Diễn đàn APEC hội tụ hầu hết các đối tác hàng đầu của Việt Nam về chiến lược, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, công nghệ, viện trợ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam luôn là một trong những thành viên tích cực và có trách nhiệm của Diễn đàn APEC. Năm 2006, lần đầu tiên đảm nhận trọng trách chủ nhà APEC, tổ chức thành công hàng trăm hoạt động mà trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 và đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC. Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21 họp từ ngày 05 đến ngày 07/10/2013 ở Bali, Inđônêxia, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí ủng hộ Việt Nam tổ chức Năm APEC 2017. Điều này thể hiện sự tin cậy và tín nhiệm cao của các nền kinh tế thành viên đối với nước ta. Năm APEC 2017 khẳng định quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện. Với chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016), việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 là một trọng tâm của đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ đề của Năm APEC Việt Nam 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đề xuất của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của tất cả các nền kinh tế thành viên, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu khu vực. Ý nghĩa chủ đề thể hiện trên ba khía cạnh: Thứ nhất, phản ánh sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và Châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. Thứ ba, thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới. Các ưu tiên chính của Năm APEC Việt Nam 2017 Để cụ thể hoá chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", Việt Nam đã đề xuất bốn hướng ưu tiên lớn sau. Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số. Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Những trọng tâm trên là nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các Mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến ngày 11/11/2017 là sự kiện quan trọng của đất nước, với sự chuẩn bị chu đáo tích cực, sự kiện APEC Việt Nam 2017 sẽ thực hiện thành công chủ đề" tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung".

Thùy Dung ( theo đề cương tuyên truyền của Ban tuyên giáo Trung ương)

APEC Việt Nam 2017" tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai".

Đăng lúc: 01/11/2017 15:52:17 (GMT+7)

Thưa quý vị và các bạn, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 Các nền kinh tế thành viên APEC cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một Cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa và mở cửa thương mại và đẩu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Các sáng kiến APEC nhằm đưa các mục tiêu chính sách và các thỏa thuận thành những kết quả và lợi ích cụ thể, thiết thực đối với người dân và doanh nghiệp.
Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng ốt-xtrây-lia, tại Xê-un, Hàn Quốc vào ngày 31/01/1989. Mười tháng sau đó, 12 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đã nhóm họp ở cấp Bộ trưởng tại Can-bơ-rơ, Ốt-xtrây-lia để hình thành APEC. Đến tháng 11 năm 1998, Pê-ru, Nga và Việt Nam đã tham gia, đưa tổng số thành viên của Diễn đàn lên 21 nước. Mục tiêu hoạt động là duy trì tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của khu vực, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển toàn cầu. Thúc đẩy trao đổi hàng hoá, đầu tư, dịch vụ và công nghệ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. - Củng cố hệ thống thương mại đa phương mở, không phân biệt đối xử, vì lợi ích của Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Cắt giảm rào cản thương mại, đầu tư giữa các thành viên. Nguyên tắc hoạt động APEC là diễn đàn mở, hoạt động theo các nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận và tự nguyện. APEC nhấn mạnh các quan tâm, lợi ích chung của các thành viên, coi trọng hợp tác và phát triển. Các thoả thuận của APEC được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển của các nền kinh tế thành viên. Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, APEC đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triến tại khu vực cũng như đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Đi đầu thúc đẩy họp tác, liên kết kinh tế thương mại và đàu tư khu vực, góp phần cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư. Tiên phong trong việc đẩy mạnh tăng trưởng bền vững. Đóng góp quan trọng vào việc củng cố hệ thống thương mại đa phương và xử lý các vấn đề toàn cầu.Tháng 11 năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC. Trong gần 20 năm qua, diễn đàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Diễn đàn APEC hội tụ hầu hết các đối tác hàng đầu của Việt Nam về chiến lược, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, công nghệ, viện trợ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam luôn là một trong những thành viên tích cực và có trách nhiệm của Diễn đàn APEC. Năm 2006, lần đầu tiên đảm nhận trọng trách chủ nhà APEC, tổ chức thành công hàng trăm hoạt động mà trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 và đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC. Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21 họp từ ngày 05 đến ngày 07/10/2013 ở Bali, Inđônêxia, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí ủng hộ Việt Nam tổ chức Năm APEC 2017. Điều này thể hiện sự tin cậy và tín nhiệm cao của các nền kinh tế thành viên đối với nước ta. Năm APEC 2017 khẳng định quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện. Với chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016), việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 là một trọng tâm của đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ đề của Năm APEC Việt Nam 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đề xuất của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của tất cả các nền kinh tế thành viên, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu khu vực. Ý nghĩa chủ đề thể hiện trên ba khía cạnh: Thứ nhất, phản ánh sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và Châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. Thứ ba, thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới. Các ưu tiên chính của Năm APEC Việt Nam 2017 Để cụ thể hoá chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", Việt Nam đã đề xuất bốn hướng ưu tiên lớn sau. Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số. Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Những trọng tâm trên là nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các Mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến ngày 11/11/2017 là sự kiện quan trọng của đất nước, với sự chuẩn bị chu đáo tích cực, sự kiện APEC Việt Nam 2017 sẽ thực hiện thành công chủ đề" tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung".

Thùy Dung ( theo đề cương tuyên truyền của Ban tuyên giáo Trung ương)