Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2612
Hôm qua:
3873
Tuần này:
10193
Tháng này:
79116
Tất cả:
8094350

Thường trực Huyện ủy làm việc với ngành Nông nghiệp

Ngày 04/09/2021 23:00:37

Chiều ngày 4/9/2021, Thường trực Huyện ủy đã có buổi làm việc với ngành Nông nghiệp huyện để nghe báo cáo các kết quả của ngành Nông nghiệp huyện đến thời điểm hiện nay và báo cáo Đề án phát triển Nông nghiệp huyện Triệu Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

IMG_9469.JPG
Các đại biểu về dự hội nghị.
 
   Đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí Lê Thị Luyện, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Hà Hữu Khang, UVBTV, Trưởng Ban Tổ Chức Huyện ủy; đồng chí Lê Thị Sen, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên Giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy; Trung tâm VH, TT, TT, và Du lịch huyện; tập thể Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện.
    Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp huyện 8 tháng đầu năm, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2021. Báo cáo tiến độ thực hiện Đề án phát triển Nông nghiệp huyện Triệu Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với chức năng là cơ quan Thường trực của nhiều ban Chỉ đạo trong lĩnh vực Nông nghiệp, 8 tháng đầu năm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện, các Ban chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trên địa bàn huyện; nổi bật đã khống chế và công bố hết dịch Viêm da nổi cục trên đàn trâu bò ở 32/32 xã, thị trấn trên địa bàn huyện từ tháng 4 đến tháng 7/2021; chỉ đạo 5 xã được tỉnh thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đã được công nhận. Về trồng trọt, đến tháng 9/2021, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 25.730 ha, đạt 101% kế hoạch; toàn huyện có 216 ha đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung, trong đó có 40 ha được ứng dụng công nghệ theo hướng công nghệ cao vào sản xuất; có 489 ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; đã chuyển 411,5 ha đất trồng lúa được chuyển đổi sang các loại cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Thực hiện đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 5 cơ sở do ngành Nông nghiệp quản lý, nâng tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của ngành lên 39 giấy; đã hoàn thành 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 5 chuỗi lúa gạo, 3 chuỗi thịt, 2 chuỗi rau, 2 chuỗi thủy sản. Hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn duy trì các nội dung xã an toàn thực phẩm...Triển khai Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2021; kiểm tra rà soát các công trình thủy lợi để sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất...
      Sau nghe các báo cáo, các đồng chí lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy đã phát biểu góp ý nêu lên những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất những giải pháp để phát triển ngành Nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
       Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Mai Nhữ Thắng ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp huyện trong thời gian qua, đồng thời đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà ngành Nông nghiệp huyện cần khắc phục trong thời gian tới. Định hướng cho ngành Nông nghiệp trong 4 tháng cuối năm 2021 và năm 2022, đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị: Ngành Nông nghiệp huyện phải xác định nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong đóng góp cho tăng trưởng của huyện, giúp ổn định đời sống nhân dân, ổn định đảm bảo an ninh trật tự. Vai trò thực hiện chính chủ thể là người nông dân, là các tổ hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đặc biệt là trong điều kiện phòng, chống dịch Covid 19, ngành nông nghiệp huyện phải quyết tâm cao hơn để tổ chức sản xuất thật tốt, tạo môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả để thu hút lực lượng vào sản xuất nông nghiệp khi tình hình dịch bệnh phức tạp mà các môi trường lĩnh vực khác không hoạt động được. Ngành Nông nghiệp phải sắp xếp, kiện toàn lại cán bộ công chức, viên chức của ngành đảm bảo đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ theo đúng vị trí việc làm; giao Ban Tổ chức Huyện ủy hướng dẫn cho ngành Nông nghiệp, UBND huyện làm đúng quy định của Đảng và đúng quy trình của Nhà nước; phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ trong ngành Nông nghiệp huyện. Nghiên cứu kỹ và sắp xếp lại cơ cấu lực lượng sản xuất, chỉ đạo các xã đánh giá lại toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp của xã, đánh giá thực trạng. UBND huyện phải xây dựng kế hoạch chung của UB báo cáo với Thường vụ trong tháng 9 về triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp của 4 tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Trên kế hoạch đó định hướng, đánh giá và xác định được từ 3 đến 5 xã để chuyển đổi được mô hình quy mô toàn xã trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Trong đó định hướng xã Bình Sơn phát triển du lịch sinh thái gắn với nông lâm kết hợp; xã Hợp Lý phát triển về hoa và cây cảnh; xã Vân Sơn và Hợp Tiến phát triển đào và quất; xã Thọ Phú sản xuất lúa chất lượng cao. Chọn từ 3 đến 5 hợp tác xã, hoặc doanh nghiệp điển hình theo hướng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2022 yêu cầu mỗi xã có 1 mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo đầu vào vật tư nông nghiệp và tổ chức sản xuất an toàn thực phẩm quy mô lớn. Trong điều kiện phòng, chống dịch trong sản xuất nông nghiệp phải hết sức lưu ý một số việc như vụ gặt sắp tới phải bám sát theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, phân bổ lượng máy gặt cho đảm bảo; vụ đông phải quan tâm đạt 3000 ha, khẩn trương xây dựng cơ chế để hỗ trợ trong sản xuất vụ động; khẩn trương gặt vụ mùa để triển khai vụ đông sớm trong điều kiện tình hình dịch phức tạp; ngành Nông nghiệp có kế hoạch khuyến cáo nhân dân chủ động lương thực, thực phẩm rau màu có phương án phục vụ nhân dân phòng, chống dịch tối thiểu trong 1 tháng. Công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra lại phương châm 4 tại chỗ đảm bảo an toàn mùa mưa bão, và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Đề nghị UBND huyện cùng với việc xây dựng kế hoạch này, đấu mối các đơn vị trúng thầu xây dựng đề án về Nông nghiệp khẩn trương hoàn thiện và báo cáo Thường vụ trong quý 4/2021. Quan tâm đặc biệt đến công tác tiêm phòng, nhất là quản lý chặt chẽ các đối tượng con nuôi (chó, mèo) đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở buổi làm việc, lãnh đạo ngành Nông nghiệp báo cáo với UBND huyện nghiên cứu kỹ về định hướng để có cơ sở xây dựng kế hoạch báo cáo Thường vụ.
                                                                                     Lê Anh

 

Thường trực Huyện ủy làm việc với ngành Nông nghiệp

Đăng lúc: 04/09/2021 23:00:37 (GMT+7)

Chiều ngày 4/9/2021, Thường trực Huyện ủy đã có buổi làm việc với ngành Nông nghiệp huyện để nghe báo cáo các kết quả của ngành Nông nghiệp huyện đến thời điểm hiện nay và báo cáo Đề án phát triển Nông nghiệp huyện Triệu Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

IMG_9469.JPG
Các đại biểu về dự hội nghị.
 
   Đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí Lê Thị Luyện, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Hà Hữu Khang, UVBTV, Trưởng Ban Tổ Chức Huyện ủy; đồng chí Lê Thị Sen, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên Giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy; Trung tâm VH, TT, TT, và Du lịch huyện; tập thể Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện.
    Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Phú Quốc, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp huyện 8 tháng đầu năm, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2021. Báo cáo tiến độ thực hiện Đề án phát triển Nông nghiệp huyện Triệu Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với chức năng là cơ quan Thường trực của nhiều ban Chỉ đạo trong lĩnh vực Nông nghiệp, 8 tháng đầu năm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện, các Ban chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trên địa bàn huyện; nổi bật đã khống chế và công bố hết dịch Viêm da nổi cục trên đàn trâu bò ở 32/32 xã, thị trấn trên địa bàn huyện từ tháng 4 đến tháng 7/2021; chỉ đạo 5 xã được tỉnh thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đã được công nhận. Về trồng trọt, đến tháng 9/2021, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 25.730 ha, đạt 101% kế hoạch; toàn huyện có 216 ha đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung, trong đó có 40 ha được ứng dụng công nghệ theo hướng công nghệ cao vào sản xuất; có 489 ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; đã chuyển 411,5 ha đất trồng lúa được chuyển đổi sang các loại cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Thực hiện đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 5 cơ sở do ngành Nông nghiệp quản lý, nâng tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của ngành lên 39 giấy; đã hoàn thành 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 5 chuỗi lúa gạo, 3 chuỗi thịt, 2 chuỗi rau, 2 chuỗi thủy sản. Hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn duy trì các nội dung xã an toàn thực phẩm...Triển khai Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2021; kiểm tra rà soát các công trình thủy lợi để sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất...
      Sau nghe các báo cáo, các đồng chí lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy đã phát biểu góp ý nêu lên những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất những giải pháp để phát triển ngành Nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
       Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Mai Nhữ Thắng ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp huyện trong thời gian qua, đồng thời đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà ngành Nông nghiệp huyện cần khắc phục trong thời gian tới. Định hướng cho ngành Nông nghiệp trong 4 tháng cuối năm 2021 và năm 2022, đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị: Ngành Nông nghiệp huyện phải xác định nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong đóng góp cho tăng trưởng của huyện, giúp ổn định đời sống nhân dân, ổn định đảm bảo an ninh trật tự. Vai trò thực hiện chính chủ thể là người nông dân, là các tổ hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đặc biệt là trong điều kiện phòng, chống dịch Covid 19, ngành nông nghiệp huyện phải quyết tâm cao hơn để tổ chức sản xuất thật tốt, tạo môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả để thu hút lực lượng vào sản xuất nông nghiệp khi tình hình dịch bệnh phức tạp mà các môi trường lĩnh vực khác không hoạt động được. Ngành Nông nghiệp phải sắp xếp, kiện toàn lại cán bộ công chức, viên chức của ngành đảm bảo đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ theo đúng vị trí việc làm; giao Ban Tổ chức Huyện ủy hướng dẫn cho ngành Nông nghiệp, UBND huyện làm đúng quy định của Đảng và đúng quy trình của Nhà nước; phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ trong ngành Nông nghiệp huyện. Nghiên cứu kỹ và sắp xếp lại cơ cấu lực lượng sản xuất, chỉ đạo các xã đánh giá lại toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp của xã, đánh giá thực trạng. UBND huyện phải xây dựng kế hoạch chung của UB báo cáo với Thường vụ trong tháng 9 về triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp của 4 tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Trên kế hoạch đó định hướng, đánh giá và xác định được từ 3 đến 5 xã để chuyển đổi được mô hình quy mô toàn xã trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Trong đó định hướng xã Bình Sơn phát triển du lịch sinh thái gắn với nông lâm kết hợp; xã Hợp Lý phát triển về hoa và cây cảnh; xã Vân Sơn và Hợp Tiến phát triển đào và quất; xã Thọ Phú sản xuất lúa chất lượng cao. Chọn từ 3 đến 5 hợp tác xã, hoặc doanh nghiệp điển hình theo hướng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2022 yêu cầu mỗi xã có 1 mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo đầu vào vật tư nông nghiệp và tổ chức sản xuất an toàn thực phẩm quy mô lớn. Trong điều kiện phòng, chống dịch trong sản xuất nông nghiệp phải hết sức lưu ý một số việc như vụ gặt sắp tới phải bám sát theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, phân bổ lượng máy gặt cho đảm bảo; vụ đông phải quan tâm đạt 3000 ha, khẩn trương xây dựng cơ chế để hỗ trợ trong sản xuất vụ động; khẩn trương gặt vụ mùa để triển khai vụ đông sớm trong điều kiện tình hình dịch phức tạp; ngành Nông nghiệp có kế hoạch khuyến cáo nhân dân chủ động lương thực, thực phẩm rau màu có phương án phục vụ nhân dân phòng, chống dịch tối thiểu trong 1 tháng. Công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra lại phương châm 4 tại chỗ đảm bảo an toàn mùa mưa bão, và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Đề nghị UBND huyện cùng với việc xây dựng kế hoạch này, đấu mối các đơn vị trúng thầu xây dựng đề án về Nông nghiệp khẩn trương hoàn thiện và báo cáo Thường vụ trong quý 4/2021. Quan tâm đặc biệt đến công tác tiêm phòng, nhất là quản lý chặt chẽ các đối tượng con nuôi (chó, mèo) đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở buổi làm việc, lãnh đạo ngành Nông nghiệp báo cáo với UBND huyện nghiên cứu kỹ về định hướng để có cơ sở xây dựng kế hoạch báo cáo Thường vụ.
                                                                                     Lê Anh