Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2138
Hôm qua:
3873
Tuần này:
9719
Tháng này:
78642
Tất cả:
8093876

Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XIII về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 18/05/2022 14:46:37

Ngày 18/5/2022, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XIII về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị tại điểm cầu TW có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đại diện các Bộ, Ban, Ngành TW. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; đại biểu Quốc hội chuyên trách; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

DSC01903.JPG
 DSC01910.JPG
DSC01913.JPG
DSC01914.JPG
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
   Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất, PBT Thường trực Huyện ủy; đông chí Vũ Đức Kính, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy; Ủy viên BCH Huyện ủy đang công tác tại các cơ quan cấp huyện; Trưởng, Phó các Ban Huyện ủy, các phòng, Ban, ngành, đơn vị cấp huyện. Tại điểm cầu các xã, thị trấn có các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ, Trưởng phó các ban, ngành đoàn thể. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 832 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn với hơn 47.000 đại biểu tham dự hội nghị.
   Tại hội nghị các đại biểu đã nghe đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo những nội dung chủ yếu của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030.Theo đó, Nghị quyết có 4 phần, gồm: Tình hình và nguyên nhân; Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn; Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; Tổ chức thực hiện.
Sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã có 862 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020; không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kinh tế- xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn, chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Đô thi hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yêu, gây lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới. Nghị quyết đưa ra 5 nhóm quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tầm nhìn, trong đó, mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hoá đặc trưng được giữ gìn và phát huy.
    Nghị quyết cũng đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng quản lý đô thị bền vững; Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; Phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.
     Tại hội nghị đại diện các Bộ, các địa phương đã phát biểu ý kiến tham luận về việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
      Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, quán triệt, đầy đủ sâu sắc nội dung của Nghị quyết, phải thấy rằng quá trình đô thị hóa là tất yếu khách quan là động lực quan trọng cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững; trên cơ sở đó phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển đô thị bền vững là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của cả hệ thống chính trị; đồng thời sớm xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa phương, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; việc đổi mới tư duy và phương pháp quy hoạch đô thị là rất quan trọng, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại; hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho sự phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả; cần thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền các đô thị gắn với giao trách nhiệm đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý thống nhất từ Trung ương, phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị; triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết; Ban cán sự Đảng Chính phủ cần sớm ban hành chương trình hành động động, triển khai Nghị quyết; đảm bảo sát các nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, từng vùng, chỉ đạo thực hiện xây dựng các chiến lược quy hoạch về phát triển đô thị Quốc gia, chương trình Quốc gia về xây dựng cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
    Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng và bế mạc hội nghị.
                                                                                         Thùy Dung


 

Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XIII về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đăng lúc: 18/05/2022 14:46:37 (GMT+7)

Ngày 18/5/2022, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XIII về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị tại điểm cầu TW có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đại diện các Bộ, Ban, Ngành TW. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; đại biểu Quốc hội chuyên trách; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

DSC01903.JPG
 DSC01910.JPG
DSC01913.JPG
DSC01914.JPG
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.
   Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Mai Nhữ Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Kim Chất, PBT Thường trực Huyện ủy; đông chí Vũ Đức Kính, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy; Ủy viên BCH Huyện ủy đang công tác tại các cơ quan cấp huyện; Trưởng, Phó các Ban Huyện ủy, các phòng, Ban, ngành, đơn vị cấp huyện. Tại điểm cầu các xã, thị trấn có các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ, Trưởng phó các ban, ngành đoàn thể. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 832 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn với hơn 47.000 đại biểu tham dự hội nghị.
   Tại hội nghị các đại biểu đã nghe đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo những nội dung chủ yếu của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030.Theo đó, Nghị quyết có 4 phần, gồm: Tình hình và nguyên nhân; Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn; Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; Tổ chức thực hiện.
Sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã có 862 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020; không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kinh tế- xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn, chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Đô thi hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yêu, gây lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới. Nghị quyết đưa ra 5 nhóm quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tầm nhìn, trong đó, mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hoá đặc trưng được giữ gìn và phát huy.
    Nghị quyết cũng đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng quản lý đô thị bền vững; Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; Phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.
     Tại hội nghị đại diện các Bộ, các địa phương đã phát biểu ý kiến tham luận về việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
      Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, quán triệt, đầy đủ sâu sắc nội dung của Nghị quyết, phải thấy rằng quá trình đô thị hóa là tất yếu khách quan là động lực quan trọng cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững; trên cơ sở đó phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển đô thị bền vững là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của cả hệ thống chính trị; đồng thời sớm xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa phương, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; việc đổi mới tư duy và phương pháp quy hoạch đô thị là rất quan trọng, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại; hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho sự phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả; cần thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền các đô thị gắn với giao trách nhiệm đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý thống nhất từ Trung ương, phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị; triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết; Ban cán sự Đảng Chính phủ cần sớm ban hành chương trình hành động động, triển khai Nghị quyết; đảm bảo sát các nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, từng vùng, chỉ đạo thực hiện xây dựng các chiến lược quy hoạch về phát triển đô thị Quốc gia, chương trình Quốc gia về xây dựng cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
    Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng và bế mạc hội nghị.
                                                                                         Thùy Dung