Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3374
Hôm qua:
4442
Tuần này:
18794
Tháng này:
125087
Tất cả:
6956311

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức nghiệm thu mô hình "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ." Tại xã Thọ Bình

Ngày 04/11/2019 15:22:06

Trong những năm gần đây việc trồng cây công nghiệp trên đất lâm nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn do chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên người dân còn giữ lối canh tác cũ như : trồng keo bằng cách gieo hạt, trồng không bón phân, trồng các giống cây bản địa như: xoan, lim, ...hoặc một số giống cây trồng làm nguyên liệu, lâm sản ngoài gỗ (keo tai tượng, luồng, ...) nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do nhân dân chưa chú trọng đầu tư và không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

Trong những gần đây được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là chương trình khuyến nông địa phương của Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Thanh Hóa, xã Thọ Bình là một trong những xã đã được hưởng phúc lợi từ chương trình này từ năm 2016, vì thế mà nghề trồng rừng đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết cho các hộ dân.
Năm 2019,Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn đã xây dựng mô hình "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ." Tại xã Thọ Bình diện tích 15 ha với 10 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, cấp 100% cây giống và 50% phân bón. Qua đánh giá của đoàn nghiệm thu Trung tâm Khuyến nông, chi cục Kiểm Lâm tỉnh và kinh nghiệm của người dân trong việc thực hiện mô hình trồng cây keo lai mô ươm trong bầu hữu cơ có một số điểm vượt trội là: Khả năng phục hồi nhanh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, tỷ lệ sống trung bình sau nghiệm thu đạt 98%.
Thông qua việc tham gia mô hình: "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ" đã làm thay đổi cách nhận thức của người nông dân từ chỗ trồng độc canh, chuyên canh sang nông lâm kết hợp theo hướng thâm canh để nâng giá trị sản xuất nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân, thay đổi tập quán canh tác cũ, đưa các giống keo có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Mô hình được đa số người dân đồng tình ủng hộ.Thông qua xây dựng mô hình nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để từ đó áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất; thay đổi dần tập quán trồng rừng lạc hậu và nâng cao nhận thức cho bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững theo mục tiêu chương trình Nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ.
20191104_081714 (1).jpg 
20191104_081823.jpg
- Phương Thúy -
 

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức nghiệm thu mô hình "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ." Tại xã Thọ Bình

Đăng lúc: 04/11/2019 15:22:06 (GMT+7)

Trong những năm gần đây việc trồng cây công nghiệp trên đất lâm nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn do chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên người dân còn giữ lối canh tác cũ như : trồng keo bằng cách gieo hạt, trồng không bón phân, trồng các giống cây bản địa như: xoan, lim, ...hoặc một số giống cây trồng làm nguyên liệu, lâm sản ngoài gỗ (keo tai tượng, luồng, ...) nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do nhân dân chưa chú trọng đầu tư và không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

Trong những gần đây được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là chương trình khuyến nông địa phương của Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Thanh Hóa, xã Thọ Bình là một trong những xã đã được hưởng phúc lợi từ chương trình này từ năm 2016, vì thế mà nghề trồng rừng đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết cho các hộ dân.
Năm 2019,Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn đã xây dựng mô hình "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ." Tại xã Thọ Bình diện tích 15 ha với 10 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, cấp 100% cây giống và 50% phân bón. Qua đánh giá của đoàn nghiệm thu Trung tâm Khuyến nông, chi cục Kiểm Lâm tỉnh và kinh nghiệm của người dân trong việc thực hiện mô hình trồng cây keo lai mô ươm trong bầu hữu cơ có một số điểm vượt trội là: Khả năng phục hồi nhanh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, tỷ lệ sống trung bình sau nghiệm thu đạt 98%.
Thông qua việc tham gia mô hình: "Trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai ươm trong bầu hữu cơ" đã làm thay đổi cách nhận thức của người nông dân từ chỗ trồng độc canh, chuyên canh sang nông lâm kết hợp theo hướng thâm canh để nâng giá trị sản xuất nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân, thay đổi tập quán canh tác cũ, đưa các giống keo có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Mô hình được đa số người dân đồng tình ủng hộ.Thông qua xây dựng mô hình nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để từ đó áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất; thay đổi dần tập quán trồng rừng lạc hậu và nâng cao nhận thức cho bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững theo mục tiêu chương trình Nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ.
20191104_081714 (1).jpg 
20191104_081823.jpg
- Phương Thúy -