Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1246
Hôm qua:
4442
Tuần này:
16666
Tháng này:
122959
Tất cả:
6954183

Mô hình thanh niên phát triển kinh tế ở xã An Nông.

Ngày 12/03/2021 10:44:33

Trong những năm qua trên địa bàn xã An Nông có nhiều tấm gương Thanh niên phát triển kinh tế giỏi, đi đầu trong phong trào này là Thanh niên trẻ, Nguyễn Thị Ngọc, thôn Mưu Nha, xã An Nông, huyện Triệu Sơn.

   379b94f187afe258696386875d547d95.jpg

ac41d0bdd7744e6233ab4945939f0e2d.jpg
Mô hình phát triển kinh tế của chị Nguyễn Thị Ngọc
     Năm 2016 chị xây dựng gia đình cùng người thanh niên cùng quê xã An Nông là anh Nguyễn Đình Bắc. Hoàn cảnh hai bên gia đình bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng của chị đều làm nông nghiệp, cuộc sống của 2 vợ chồng trẻ gặp không ít những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Năm 2018 được sự quan tâm của xã An nông trong công tác tập trung, tích tụ đất đai, đồng thời chị thuê, mượn lại đất của một số hộ dân, gia đình chị đã quy hoạch được 7.000m2 đất tại Thôn Mưu Nha, để tập trung làm trang trại chăn nuôi Ốc nhồi kết hợp; khi bắt đầu xây dựng đầu tư cho trang trại, hai bên gia đình nội, ngoại, anh em, bạn bè của chị, không khỏi có những lo âu, nhưng với quyết tâm giám nghĩ, giám làm của một thanh niên trẻ chị đã bắt tay vào thực hiện mô hình; chị cho biết. “Là một thanh niên trẻ, lại làm công tác đoàn, phải mạnh dạn đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình để làm gương cho những thanh niên khác”. Nhận thấy được thị trường tiềm năng cũng như hiệu quả kinh tế của ốc nhồi, từ năm năm 2018, chị cùng gia đình đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, gia đình, bạn bè, đầu tư hơn 1 tỉ đồng, cải tạo 7000m2 đất để nuôi Ốc nhồi thương phẩm, ốc giống, ếch, chạch, cá và trồng thêm cây ăn quả. Chị cho biết thêm trong quá trình nuôi, muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của ốc nhồi, chị và gia đình không ngừng tìm hiểu về đặc tính, kỹ thuật nuôi; đồng thời, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế cho thấy nuôi Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi ốc nhồi. Thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn là bèo tấm, lá cây, các loại rau, củ, quả thả nổi trên mặt nước, nên dễ tìm, chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau hơn 2 năm nuôi ốc nhồi,thấy được đây là đối tượng con nuôi thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương, có thể nhân rộng, xuất bán ra thị trường ổn định, giúp phát triển kinh tế; trong 2 năm 2019, 2020, trừ hết các khoản chi phí gia đình chị thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng. Để tạo ra các món ăn từ ốc nhồi, ngoài việc phát triển trang trại, chị đã tìm tòi, học hỏi chế biến thành công sản phẩm chả ốc nhồi ống nứa và đưa ra tiêu thụ tại thị trường cho các nhà hàng, khách sạn, các đám cưới… được người tiêu dùng đánh giá cao; dự kiến chị sẽ phát triển sản phẩm hơn nữa tạo được thương hiệu cho sản phẩm và ý tưởng sẽ đăng ký sản phẩm OCOP. Với những thành quả ban đầu mô hình trang trại ốc nhồi kết hợp của gia đình chị đã vinh dự được nhiều tổ chức, đơn vị đến tham quan và nhân rộng, chị không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm mà chị đúc kết được trong thời gian qua, nhằm lan tỏa ý tưởng đến những địa phương khác, giúp các bạn đoàn viên thanh niên ổn định cuộc sống, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Dự định trong thời gian tới chị tiếp tục đầu tư thêm mô hình nuôi cá Bống; không chỉ là một đoàn viên trẻ, năng động trong phát triển kinh tế, hiện chị Nguyễn Thị Ngọc còn là ủy viên BCH Đoàn xã, Bí thư chi đoàn thôn, luôn chủ động tích cực tham gia hoạt động đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương, là cầu nối để đưa các hoạt động đến với thanh thiếu nhi trong thôn. Chị thật sự là tấm gương tiêu biểu cho mọi người học tập và làm theo./.

                                                                                        Đình Duyến



 

Mô hình thanh niên phát triển kinh tế ở xã An Nông.

Đăng lúc: 12/03/2021 10:44:33 (GMT+7)

Trong những năm qua trên địa bàn xã An Nông có nhiều tấm gương Thanh niên phát triển kinh tế giỏi, đi đầu trong phong trào này là Thanh niên trẻ, Nguyễn Thị Ngọc, thôn Mưu Nha, xã An Nông, huyện Triệu Sơn.

   379b94f187afe258696386875d547d95.jpg

ac41d0bdd7744e6233ab4945939f0e2d.jpg
Mô hình phát triển kinh tế của chị Nguyễn Thị Ngọc
     Năm 2016 chị xây dựng gia đình cùng người thanh niên cùng quê xã An Nông là anh Nguyễn Đình Bắc. Hoàn cảnh hai bên gia đình bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng của chị đều làm nông nghiệp, cuộc sống của 2 vợ chồng trẻ gặp không ít những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Năm 2018 được sự quan tâm của xã An nông trong công tác tập trung, tích tụ đất đai, đồng thời chị thuê, mượn lại đất của một số hộ dân, gia đình chị đã quy hoạch được 7.000m2 đất tại Thôn Mưu Nha, để tập trung làm trang trại chăn nuôi Ốc nhồi kết hợp; khi bắt đầu xây dựng đầu tư cho trang trại, hai bên gia đình nội, ngoại, anh em, bạn bè của chị, không khỏi có những lo âu, nhưng với quyết tâm giám nghĩ, giám làm của một thanh niên trẻ chị đã bắt tay vào thực hiện mô hình; chị cho biết. “Là một thanh niên trẻ, lại làm công tác đoàn, phải mạnh dạn đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình để làm gương cho những thanh niên khác”. Nhận thấy được thị trường tiềm năng cũng như hiệu quả kinh tế của ốc nhồi, từ năm năm 2018, chị cùng gia đình đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, gia đình, bạn bè, đầu tư hơn 1 tỉ đồng, cải tạo 7000m2 đất để nuôi Ốc nhồi thương phẩm, ốc giống, ếch, chạch, cá và trồng thêm cây ăn quả. Chị cho biết thêm trong quá trình nuôi, muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của ốc nhồi, chị và gia đình không ngừng tìm hiểu về đặc tính, kỹ thuật nuôi; đồng thời, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế cho thấy nuôi Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi ốc nhồi. Thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn là bèo tấm, lá cây, các loại rau, củ, quả thả nổi trên mặt nước, nên dễ tìm, chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau hơn 2 năm nuôi ốc nhồi,thấy được đây là đối tượng con nuôi thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương, có thể nhân rộng, xuất bán ra thị trường ổn định, giúp phát triển kinh tế; trong 2 năm 2019, 2020, trừ hết các khoản chi phí gia đình chị thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng. Để tạo ra các món ăn từ ốc nhồi, ngoài việc phát triển trang trại, chị đã tìm tòi, học hỏi chế biến thành công sản phẩm chả ốc nhồi ống nứa và đưa ra tiêu thụ tại thị trường cho các nhà hàng, khách sạn, các đám cưới… được người tiêu dùng đánh giá cao; dự kiến chị sẽ phát triển sản phẩm hơn nữa tạo được thương hiệu cho sản phẩm và ý tưởng sẽ đăng ký sản phẩm OCOP. Với những thành quả ban đầu mô hình trang trại ốc nhồi kết hợp của gia đình chị đã vinh dự được nhiều tổ chức, đơn vị đến tham quan và nhân rộng, chị không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm mà chị đúc kết được trong thời gian qua, nhằm lan tỏa ý tưởng đến những địa phương khác, giúp các bạn đoàn viên thanh niên ổn định cuộc sống, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Dự định trong thời gian tới chị tiếp tục đầu tư thêm mô hình nuôi cá Bống; không chỉ là một đoàn viên trẻ, năng động trong phát triển kinh tế, hiện chị Nguyễn Thị Ngọc còn là ủy viên BCH Đoàn xã, Bí thư chi đoàn thôn, luôn chủ động tích cực tham gia hoạt động đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương, là cầu nối để đưa các hoạt động đến với thanh thiếu nhi trong thôn. Chị thật sự là tấm gương tiêu biểu cho mọi người học tập và làm theo./.

                                                                                        Đình Duyến