Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1759
Hôm qua:
4399
Tuần này:
10171
Tháng này:
118262
Tất cả:
9265572

Bác Nguyễn văn Dần xã Thọ Thế làm giàu từ mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả

Ngày 18/10/2019 15:27:34

Hiền lành, chất phác, niềm nở đó là những những nhận xét của người dân về bác Nguyễn Văn Dần, sinh năm 1950, một nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn 2 xã Thọ Thế. Bác là một nông dân cần cù trong lao động, miệt mài chăm chỉ với mảnh vườn của mình, chịu khó nghiên cứu, học hỏi tìm tòi trên sách báo, tài liệu trong việc tích tụ đất chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo. Năm 1971, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cùng với nhiều thanh niên trong xã lúc bấy giờ, bác xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và được phân công đóng quân ở Trung đoàn 14 tỉnh Thanh Hóa. Năm 1972 trong một lần về phép bác đã xây dựng gia đình cùng bác gái Nguyễn Thị Vân ở thôn 1, sau đó trở lại đơn vị, tiếp tục làm nhiệm vụ. Đến năm 1976 bác phục viên trở về địa phương, trong khoảng thời gian từ năm 1976 – 1979 bác được tín nhiệm làm xã đội phó. Trong năm 1979 Bác lại tiếp tục tái ngũ để tham gia làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, đến năm 1981, bác xuất ngũ trở về sống cùng với gia đình làm ruộng, chăn nuôi song thu nhập không cao. Bác Dần tâm sự là người nông dân chất phác ở đồng quê, cách thiết thực nhất là chăm chỉ lao động, biết làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình và biết chia sẻ, giúp đỡ bà con lối xóm cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ở địa phương….Với đức tính của một người lính cụ Hồ chịu thương, chịu khó, không chịu khuất phục trước những khó khăn, vất vả, cộng với suy nghĩ như thế, trước hết, bản thân Bác Dần đã chứng minh ý tưởng của mình bằng những việc làm thiết thực và làm giàu trên chính quê hương. Năm 2017 sau bao năm trồng lúa thấy đời sống gia đình  không khá lên được, qua đúc kết những kinh nghiệm thực tế của những mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Bác đã bàn bạc cùng gia đình huy động vốn mạnh dạn đứng ra nhận thầu 1,5 ha đất ngân sách trong thời gian 5 năm để quy hoạch, cải tạo trồng cây ăn quả. Bác nhận thấy đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của gia đình. Trên diện tích 1,5 ha, bác đầu tư gần 500 triệu đồng để trồng 1.000 gốc ổi tứ quý; 1.000 gốc bưởi da xanh, bưởi diễn, bưởi tân lạc; 200 gốc vú sữa; 200 gốc dừa sim; 150 gốc mít thái; 300 gốc cam xanh; 500 gốc đinh lăng, đồng thời đào ao thả cá và chăn nuôi hơn 500 con gà thịt. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng đảm bảo đúng quy trình nên chỉ sau hơn hai năm bắt tay vào trồng cây ăn quả và chăn nuôi, đến nay kinh tế gia đình đã ổn định, có thu nhập và cho thu lãi. Bác Dần cho biết: đến nay diện tích cam và ổi đã cho thu hoạch, cộng với hàng năm thu hoạch thêm từ cá và chăn nuôi gà. Theo tính toán của Bác năm 2018 gia đình thu được hơn 300 triệu đồng từ việc bán ổi, cam, cá và gà. Sau khi hoạch toán trừ các khoản chi phí còn cho thu lãi hơn 100 triệu đồng. Từ khi bắt tay vào việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả và chăn nuôi, công việc bận rộn gia đình Bác thường thuê 3- 4 lao động thời vụ và trả với mức công bình quân 150.000 đồng/ 1 người/ 1 ngày; tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức lương 3.500.000/1 người/1 tháng. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, bác Dần còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm và được nhiều người trong xóm yêu quý. Trong thời gian tới Bác mong muốn tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để gia đình bác được thuê thêm đất, thuê với thời gian dài để phát triển kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Với những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, gia đình Bác Nguyễn Văn Dần có cuộc sống khá giả và góp phần cùng với nhân dân và cán bộ xã nhà xây dựng quê hương Thọ Thế xã nông thôn mới ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn. Đây cũng là mô hình xứng đáng để bà con nông dân trong xã, trong huyện học tập và làm theo/.
IMG20190402153656 (1).jpg

IMG20190402153949.jpg

IMG20190402153834.jpg
Văn Hùng









 

Bác Nguyễn văn Dần xã Thọ Thế làm giàu từ mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả

Đăng lúc: 18/10/2019 15:27:34 (GMT+7)

Hiền lành, chất phác, niềm nở đó là những những nhận xét của người dân về bác Nguyễn Văn Dần, sinh năm 1950, một nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn 2 xã Thọ Thế. Bác là một nông dân cần cù trong lao động, miệt mài chăm chỉ với mảnh vườn của mình, chịu khó nghiên cứu, học hỏi tìm tòi trên sách báo, tài liệu trong việc tích tụ đất chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo. Năm 1971, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cùng với nhiều thanh niên trong xã lúc bấy giờ, bác xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và được phân công đóng quân ở Trung đoàn 14 tỉnh Thanh Hóa. Năm 1972 trong một lần về phép bác đã xây dựng gia đình cùng bác gái Nguyễn Thị Vân ở thôn 1, sau đó trở lại đơn vị, tiếp tục làm nhiệm vụ. Đến năm 1976 bác phục viên trở về địa phương, trong khoảng thời gian từ năm 1976 – 1979 bác được tín nhiệm làm xã đội phó. Trong năm 1979 Bác lại tiếp tục tái ngũ để tham gia làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, đến năm 1981, bác xuất ngũ trở về sống cùng với gia đình làm ruộng, chăn nuôi song thu nhập không cao. Bác Dần tâm sự là người nông dân chất phác ở đồng quê, cách thiết thực nhất là chăm chỉ lao động, biết làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình và biết chia sẻ, giúp đỡ bà con lối xóm cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ở địa phương….Với đức tính của một người lính cụ Hồ chịu thương, chịu khó, không chịu khuất phục trước những khó khăn, vất vả, cộng với suy nghĩ như thế, trước hết, bản thân Bác Dần đã chứng minh ý tưởng của mình bằng những việc làm thiết thực và làm giàu trên chính quê hương. Năm 2017 sau bao năm trồng lúa thấy đời sống gia đình  không khá lên được, qua đúc kết những kinh nghiệm thực tế của những mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Bác đã bàn bạc cùng gia đình huy động vốn mạnh dạn đứng ra nhận thầu 1,5 ha đất ngân sách trong thời gian 5 năm để quy hoạch, cải tạo trồng cây ăn quả. Bác nhận thấy đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của gia đình. Trên diện tích 1,5 ha, bác đầu tư gần 500 triệu đồng để trồng 1.000 gốc ổi tứ quý; 1.000 gốc bưởi da xanh, bưởi diễn, bưởi tân lạc; 200 gốc vú sữa; 200 gốc dừa sim; 150 gốc mít thái; 300 gốc cam xanh; 500 gốc đinh lăng, đồng thời đào ao thả cá và chăn nuôi hơn 500 con gà thịt. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng đảm bảo đúng quy trình nên chỉ sau hơn hai năm bắt tay vào trồng cây ăn quả và chăn nuôi, đến nay kinh tế gia đình đã ổn định, có thu nhập và cho thu lãi. Bác Dần cho biết: đến nay diện tích cam và ổi đã cho thu hoạch, cộng với hàng năm thu hoạch thêm từ cá và chăn nuôi gà. Theo tính toán của Bác năm 2018 gia đình thu được hơn 300 triệu đồng từ việc bán ổi, cam, cá và gà. Sau khi hoạch toán trừ các khoản chi phí còn cho thu lãi hơn 100 triệu đồng. Từ khi bắt tay vào việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả và chăn nuôi, công việc bận rộn gia đình Bác thường thuê 3- 4 lao động thời vụ và trả với mức công bình quân 150.000 đồng/ 1 người/ 1 ngày; tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức lương 3.500.000/1 người/1 tháng. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, bác Dần còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm và được nhiều người trong xóm yêu quý. Trong thời gian tới Bác mong muốn tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để gia đình bác được thuê thêm đất, thuê với thời gian dài để phát triển kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Với những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, gia đình Bác Nguyễn Văn Dần có cuộc sống khá giả và góp phần cùng với nhân dân và cán bộ xã nhà xây dựng quê hương Thọ Thế xã nông thôn mới ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn. Đây cũng là mô hình xứng đáng để bà con nông dân trong xã, trong huyện học tập và làm theo/.
IMG20190402153656 (1).jpg

IMG20190402153949.jpg

IMG20190402153834.jpg
Văn Hùng