Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1859
Hôm qua:
4442
Tuần này:
17279
Tháng này:
123572
Tất cả:
6954796

Tết Trung Thu - Một mỹ tục văn hóa của dân tộc Việt

Ngày 03/10/2017 15:45:11

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa, được coi là ngày Tết của thiếu nhi, và đã trở thành một mỹ tục của dân tộc Việt.

   Mọi hoạt động đón Tết Trung thu và tổ chức vui chơi đều hướng tới trẻ em, đều được thực hiện với mong muốn mang lại niềm vui cho các em. Tết trung thu còn là ý nghĩa của sự săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Đối với trẻ em, Tết Trung thu luôn là ngày hội được mong chờ nhất trong năm khi các em cảm nhận rõ được yêu thương của gia đình, xã hội qua những món quà, đồ chơi, lồng đèn, bánh kẹo, được vui chơi trong không khí đầm ấm.
Sinh thời, Bác Hồ là người rất quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Ngày 17/9/1945, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian viết bài báo: “Tết Trung thu với nền độc lập”, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với các cháu thiếu nhi. Tết Trung thu năm 1951, mở đầu bức thư gửi cho các cháu nhi đồng, Bác đã gửi gắm cảm xúc của mình trong những câu thơ gây xúc động lòng người, Và tới hôm nay, mọi người Việt Nam đều biết câu thơ: : “Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng/ Sau đây Bác viết mấy dòng/ Gửi cho các cháu thoả lòng nhớ mong…”. Không chỉ dành sự quan tâm đặc biệt, Bác Hồ còn khẳng định vai trò của thiếu nhi đối với tương lai của đất nước. Người chỉ rõ, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em không phải riêng của ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân. Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải được làm kiên trì, bền bỉ”. Tất cả những sự kiện đó cho thấy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc chăm lo cho thế hệ tương lai là khát vọng, là mục đích mà Người đã luôn cố gắng cùng dân tộc vươn tới. Mỹ tục văn hóa về Tết Trung thu từ bao đời truyền lại và tiếp nối bằng tính nhân văn của xã hội mới khi luôn luôn hướng tới và làm những điều tốt đẹp cho thế hệ tương lai, vừa là sự giáo dục một giá trị văn hóa tinh hoa của truyền thống, vừa là sự thể hiện thái độ trách nhiệm trước trẻ em. Thực hiện lời dạy của Người, Những năm qua, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở trong toàn huyện luôn có nhiều cách làm hay, ý nghĩa, đem đến cho các em nhỏ, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cái Tết Trung thu trọn vẹn, đầm ấm yêu thương. Phòng LĐ-TB&XH huyện đã xây dựng kế hoạch và có văn bản hướng dẫn các đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi an toàn, tiết kiệm, lành mạnh phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm phục vụ tết trung thu. Ngăn chặn và xử lý kịp thời việc kinh doanh các loại văn hóa phẩm, đồ chơi, trò chơi kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em. Các đơn vị cũng tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông với các nội dung thiết thực. Không chỉ dừng lại ở hoạt động của các tổ chức, đơn vị, ngành, việc chăm lo Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn nhận được sự quan tâm, chung tay của toàn xã hội, là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa, vừa giáo dục được kỹ năng cho các em nhỏ, vừa góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và tình cảm cho các em. Với trẻ thơ có gì vui sướng hơn khi mỗi độ thu về trung tuần tháng tám được cầm trên tay chiếc đèn ông sao tung tăng khoe bè bạn đồng trang lứa. Với mục đích tổ chức Tết Trung thu vui tươi, an toàn cho trẻ em trên địa bàn huyện, đặc biệt là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại các địa bàn khó khăn, trẻ em vùng dân tộc thiểu số; tạo cơ hội để trẻ em chủ động, tích cực tham gia các vấn đề liên quan đến trẻ em, thu hút các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; phòng ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình và vận động xã hội nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em. Có thể nói, Trung thu là một biểu thị cho tính cộng đồng của người Việt Nam, Vào dịp Tết trung thu, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà bánh trung thu là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Trong tiềm thức của nhiều người Việt, bánh trung thu không chỉ là một loại quà bình thường mà nó còn mang ý nghĩa cho sự đoàn viên và là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc. Chiếc bánh nướng có vị mặn ngọt và cũng là hương vị của cuộc sống, dù gian nan vất vả nhưng mọi người vẫn sát cánh bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau. Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống. Ngày Tết Trung thu là dịp ông bà, cha mẹ dành tất cả sự quan tâm đến con trẻ, trẻ con háo hức chờ để được rước đèn, trông trăng, phá cỗ. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, Tết Trung thu cũng xuất hiện nhiều loại đồ chơi đủ màu sắc, hình dáng bắt mắt. Tết Trung thu xưa và nay đã có nhiều khác biệt, nhiều trò chơi dân gian trong ngày hội đêm trằng rằm cũng đã thưa dần ít đi. Thói quen làm đèn ông sao, hay các loại đồ chơi dân gian của các em thiếu nhi đã không còn phổ biến như trước đây mà thay vào đó là mỗi đứa trẻ được bố mẹ mua những món đồ chơi đắt tiền với đủ kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt được bày bán sẵn ở cửa hàng. Trung thu là dịp để mọi gia đình đoàn tụ, cùng nhau quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Đồng thời cũng là dịp để mỗi gia đình và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước. Vào dịp Tết Trung thu, hầu hết các em nhỏ đều háo hức, phấn khởi vì sẽ được phá cỗ, rước đèn ông sao, nhận quà và lời cổ vũ, động viên tinh thần học tập từ người lớn. Mặc dù vậy, không phải tất cả trẻ em đều có điều kiện đón nhận không khí ấm áp, vui tươi trong đêm Trung thu một cách trọn vẹn bởi hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, vì vậy của những món quà Trung thu cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không nằm ở giá trị vật chất mà nằm ở việc mang đến niềm vui, tiếng cười cho các em. Đi trên các tuyến đường không khí trung thu đã ngập tràn với đủ màu sắc đồ chơi trung thu, trang trí trung thu và thị trường bánh trung thu cũng nhộn nhịp, sôi động.
    Tết trung thu là ngày tết dành riêng cho trẻ em nên còn có các cách gọi khác là tết thiếu niên nhi đồng. Tuy nhiên một vài năm gần đây, tết trung thu với những biến tướng của nó đã dần vượt ra khỏi khuôn khổ của ngày tết con trẻ để trở thành tết của người lớn, người lớn dựa vào Trung thu - tết của trẻ con - để ăn uống, rượu chè quá mức, hát quá giờ trong nhiều ngày gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông và tình trạng lọan cổng làng cũng đang diễn ra khá phổ biến trong dịp tết trung thu. Cũng có người nói đây là một công đôi việc, vừa là Trung thu cho các cháu, vừa là dịp bà con hàng xóm gặp nhau ăn uống một bữa cho vui… Tuy nhiên để Tết trung thu của các em diễn ra trong bầu không khí đầm ấm, sôi nổi, rộn ràng, ý nghiã của đêm hội trung thu tràn ngập niềm vui và đầy ắp tiếng cười. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đang nỗ lực thực hiện các hoạt động thiết thực, đúng với ý nghĩa mỹ tục của dân tộc. Tin rằng, với những sự quan tâm, chăm lo và tình yêu thương vô điều kiện của xã hội, của gia đình dành cho, không chỉ mỗi dịp Trung thu mà bất cứ dịp nào trong năm, các em nhỏ nói chung và các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ đều được đón nhận niềm vui, tiếng cười và cuộc sống của các em sẽ có những kỷ niệm đẹp ý nghĩa về tết trung thu, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có thêm nhiều gam mầu tươi sáng hơn, các hoạt động thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, và toàn xã hội muốn gửi gắm những tình cảm, lời động viên đến với các em, thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước và mong các em mãi mãi là những người con ngoan, trò giỏi xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ./.

  Lê Anh

anh 2.jpg
 
 Thiếu nhi xã miền núi Bình Sơn vui đón tết Trung thu 2017.
 Ảnh - Văn Hùng







 

Tết Trung Thu - Một mỹ tục văn hóa của dân tộc Việt

Đăng lúc: 03/10/2017 15:45:11 (GMT+7)

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa, được coi là ngày Tết của thiếu nhi, và đã trở thành một mỹ tục của dân tộc Việt.

   Mọi hoạt động đón Tết Trung thu và tổ chức vui chơi đều hướng tới trẻ em, đều được thực hiện với mong muốn mang lại niềm vui cho các em. Tết trung thu còn là ý nghĩa của sự săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Đối với trẻ em, Tết Trung thu luôn là ngày hội được mong chờ nhất trong năm khi các em cảm nhận rõ được yêu thương của gia đình, xã hội qua những món quà, đồ chơi, lồng đèn, bánh kẹo, được vui chơi trong không khí đầm ấm.
Sinh thời, Bác Hồ là người rất quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Ngày 17/9/1945, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian viết bài báo: “Tết Trung thu với nền độc lập”, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với các cháu thiếu nhi. Tết Trung thu năm 1951, mở đầu bức thư gửi cho các cháu nhi đồng, Bác đã gửi gắm cảm xúc của mình trong những câu thơ gây xúc động lòng người, Và tới hôm nay, mọi người Việt Nam đều biết câu thơ: : “Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng/ Sau đây Bác viết mấy dòng/ Gửi cho các cháu thoả lòng nhớ mong…”. Không chỉ dành sự quan tâm đặc biệt, Bác Hồ còn khẳng định vai trò của thiếu nhi đối với tương lai của đất nước. Người chỉ rõ, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em không phải riêng của ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân. Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải được làm kiên trì, bền bỉ”. Tất cả những sự kiện đó cho thấy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc chăm lo cho thế hệ tương lai là khát vọng, là mục đích mà Người đã luôn cố gắng cùng dân tộc vươn tới. Mỹ tục văn hóa về Tết Trung thu từ bao đời truyền lại và tiếp nối bằng tính nhân văn của xã hội mới khi luôn luôn hướng tới và làm những điều tốt đẹp cho thế hệ tương lai, vừa là sự giáo dục một giá trị văn hóa tinh hoa của truyền thống, vừa là sự thể hiện thái độ trách nhiệm trước trẻ em. Thực hiện lời dạy của Người, Những năm qua, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở trong toàn huyện luôn có nhiều cách làm hay, ý nghĩa, đem đến cho các em nhỏ, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cái Tết Trung thu trọn vẹn, đầm ấm yêu thương. Phòng LĐ-TB&XH huyện đã xây dựng kế hoạch và có văn bản hướng dẫn các đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi an toàn, tiết kiệm, lành mạnh phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm phục vụ tết trung thu. Ngăn chặn và xử lý kịp thời việc kinh doanh các loại văn hóa phẩm, đồ chơi, trò chơi kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em. Các đơn vị cũng tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông với các nội dung thiết thực. Không chỉ dừng lại ở hoạt động của các tổ chức, đơn vị, ngành, việc chăm lo Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn nhận được sự quan tâm, chung tay của toàn xã hội, là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa, vừa giáo dục được kỹ năng cho các em nhỏ, vừa góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và tình cảm cho các em. Với trẻ thơ có gì vui sướng hơn khi mỗi độ thu về trung tuần tháng tám được cầm trên tay chiếc đèn ông sao tung tăng khoe bè bạn đồng trang lứa. Với mục đích tổ chức Tết Trung thu vui tươi, an toàn cho trẻ em trên địa bàn huyện, đặc biệt là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại các địa bàn khó khăn, trẻ em vùng dân tộc thiểu số; tạo cơ hội để trẻ em chủ động, tích cực tham gia các vấn đề liên quan đến trẻ em, thu hút các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; phòng ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình và vận động xã hội nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em. Có thể nói, Trung thu là một biểu thị cho tính cộng đồng của người Việt Nam, Vào dịp Tết trung thu, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà bánh trung thu là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Trong tiềm thức của nhiều người Việt, bánh trung thu không chỉ là một loại quà bình thường mà nó còn mang ý nghĩa cho sự đoàn viên và là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc. Chiếc bánh nướng có vị mặn ngọt và cũng là hương vị của cuộc sống, dù gian nan vất vả nhưng mọi người vẫn sát cánh bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau. Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống. Ngày Tết Trung thu là dịp ông bà, cha mẹ dành tất cả sự quan tâm đến con trẻ, trẻ con háo hức chờ để được rước đèn, trông trăng, phá cỗ. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, Tết Trung thu cũng xuất hiện nhiều loại đồ chơi đủ màu sắc, hình dáng bắt mắt. Tết Trung thu xưa và nay đã có nhiều khác biệt, nhiều trò chơi dân gian trong ngày hội đêm trằng rằm cũng đã thưa dần ít đi. Thói quen làm đèn ông sao, hay các loại đồ chơi dân gian của các em thiếu nhi đã không còn phổ biến như trước đây mà thay vào đó là mỗi đứa trẻ được bố mẹ mua những món đồ chơi đắt tiền với đủ kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt được bày bán sẵn ở cửa hàng. Trung thu là dịp để mọi gia đình đoàn tụ, cùng nhau quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Đồng thời cũng là dịp để mỗi gia đình và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước. Vào dịp Tết Trung thu, hầu hết các em nhỏ đều háo hức, phấn khởi vì sẽ được phá cỗ, rước đèn ông sao, nhận quà và lời cổ vũ, động viên tinh thần học tập từ người lớn. Mặc dù vậy, không phải tất cả trẻ em đều có điều kiện đón nhận không khí ấm áp, vui tươi trong đêm Trung thu một cách trọn vẹn bởi hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, vì vậy của những món quà Trung thu cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không nằm ở giá trị vật chất mà nằm ở việc mang đến niềm vui, tiếng cười cho các em. Đi trên các tuyến đường không khí trung thu đã ngập tràn với đủ màu sắc đồ chơi trung thu, trang trí trung thu và thị trường bánh trung thu cũng nhộn nhịp, sôi động.
    Tết trung thu là ngày tết dành riêng cho trẻ em nên còn có các cách gọi khác là tết thiếu niên nhi đồng. Tuy nhiên một vài năm gần đây, tết trung thu với những biến tướng của nó đã dần vượt ra khỏi khuôn khổ của ngày tết con trẻ để trở thành tết của người lớn, người lớn dựa vào Trung thu - tết của trẻ con - để ăn uống, rượu chè quá mức, hát quá giờ trong nhiều ngày gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông và tình trạng lọan cổng làng cũng đang diễn ra khá phổ biến trong dịp tết trung thu. Cũng có người nói đây là một công đôi việc, vừa là Trung thu cho các cháu, vừa là dịp bà con hàng xóm gặp nhau ăn uống một bữa cho vui… Tuy nhiên để Tết trung thu của các em diễn ra trong bầu không khí đầm ấm, sôi nổi, rộn ràng, ý nghiã của đêm hội trung thu tràn ngập niềm vui và đầy ắp tiếng cười. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đang nỗ lực thực hiện các hoạt động thiết thực, đúng với ý nghĩa mỹ tục của dân tộc. Tin rằng, với những sự quan tâm, chăm lo và tình yêu thương vô điều kiện của xã hội, của gia đình dành cho, không chỉ mỗi dịp Trung thu mà bất cứ dịp nào trong năm, các em nhỏ nói chung và các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ đều được đón nhận niềm vui, tiếng cười và cuộc sống của các em sẽ có những kỷ niệm đẹp ý nghĩa về tết trung thu, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có thêm nhiều gam mầu tươi sáng hơn, các hoạt động thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, và toàn xã hội muốn gửi gắm những tình cảm, lời động viên đến với các em, thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước và mong các em mãi mãi là những người con ngoan, trò giỏi xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ./.

  Lê Anh

anh 2.jpg
 
 Thiếu nhi xã miền núi Bình Sơn vui đón tết Trung thu 2017.
 Ảnh - Văn Hùng