Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1108
Hôm qua:
4361
Tuần này:
9401
Tháng này:
97362
Tất cả:
7070279

Phát huy hiệu quả vốn vay chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn huyện

Ngày 19/10/2021 12:03:08

Thời gian qua, nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Sơn, nhiều mô hình kinh tế trên địa bàn đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

   CIMG8216.JPG
Mô hình nuôi cá tại xã Xuân Thọ.
   Trước kia, khu vực đất nông nghiệp thuộc thôn 5 của xã Xuân Thọ chỉ cấy một vụ lúa, là vùng trũng thấp do vậy vào mùa mưa bão thường xuyên bị ngập úng, sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với quy hoạch sản xuất các vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị trên ha canh tác xã Xuân Thọ đã chuyển đổi vùng đất trồng lúa kém hiệu quả và xây dựng và hình thành mô hình nuôi trồng thủy sản tại thôn 5 của xã. Mô hình nuôi trồng thủy sản có diện tích gần 20ha với 43 hộ tham gia; được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng CSXH huyện về chương trình vốn vay giải quyết việc làm; các hộ dân đã quy hoạch ao nuôi, đầu tư con giống mở rộng sản xuất; hàng năm doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận từ 150 - 180 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 10 lần. Gia đình ông Lê Văn Hữu có 2 lao động thực hiện chương trình vốn vay giải quyết việc làm, ngân hàng CSXH huyện đã cho gia đình vay số vốn 200 triệu đồng cho 2 lao động, từ nguồn vốn vay gia đình đã sử dụng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất góp phần tăng thu nhập trên ha ao nuôi, ông chia sẻ: “Được tiếp cận với chương trình vay vốn ưu đã giải quyết việc làm của ngân hàng CSXH huyện, đối với nông dân chúng tôi thực sự là rất có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đầu ra của sản phẩm cá; từ nguồn vốn vay chúng tôi đã sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích vốn vay, ổn định mở rộng sản xuất, từ đó góp phần tăng giá trị trên ha ao nuôi”.
     Cũng được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng CSXH, các hộ dân tham gia mô hình trồng rau tiêu chuẩn VietGap tại xã Tiến Nông đã mở rộng sản xuất, xây dựng nhà màng, nhà lưới để nâng cao thu nhập; hàng năm lợi nhuận đối với trồng rau quả trong nhà lưới từ 250 – 280 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 10 lần; đối với canh tác tự nhiên khoảng 170 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 7 lần. Các mô hình nuôi ốc, ếch; trồng cây đào, quất, cây cảnh, cây bóng mát tại các xã An Nông; Hợp Lý, Hợp Tiến, Vân Sơn, do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm lâu năm nên việc chuyển đổi mô hình đã mang lại hiệu quả cao vì vậy so với trồng lúa trước đây thì lợi nhuận cao hơn từ 12 - 15 lần.
CIMG8893.JPG
CIMG8921.JPG
CIMG8914.JPG
CIMG8877.JPG
Cán bộ ngân hàng Chính sách xã hội huyện thăm các mô hình
vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

 
      Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Triệu Sơn đã phối hợp và tham mưu cho Chủ tịch UBND các xã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến nay trên địa bàn huyện Triệu Sơn, 11 xã có vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn của huyện đã xây dựng Đề án với diện tích vùng quy hoạch trên 344ha và 550 hộ sản xuất tham gia. Trên cơ sở đó Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã khảo sát và thống nhất lựa chọn 10/11 mô hình để tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT tập trung giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các đơn vị này. Năm 2021, Phòng giao dịch được giao chỉ tiêu cho vay chương trình giải quyết việc làm là 14,2 tỷ đồng, cùng nguồn vốn thu nợ đến hạn cho vay vòng; Phòng giao dịch đã phân bổ cho vay vốn đối với 10 Đề án đã được lựa chọn. Đến ngày 15/10/2021 số lao động được cho vay vốn tạo việc làm là 250 người với số tiền giải ngân là 20,3 tỷ đồng, mức cho vay bình quân đạt 81 triệu đồng/lao động.
     Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Triệu Sơn cho biết “Trong thời gian tới, Từ nguồn vốn thu hồi và bổ sung từ cấp trên, tiếp tục tham mưa cho Ban đại diện NHCSXH huyện ưu tiên phân bổ để giải ngân cho các lao động đã tham gia vào mô hình dự án đã xây dựng nhưng chưa được vay vốn, ngoài ra, NHCSXH huyện tiếp tục chỉ đạo cán bộ phối hợp UBND các xã có các lợi thế trong sản xuất các sản đạt tiêu chuẩn OCOP hay VietGap triển khai rà soát các mô hình: xã Bình Sơn: Mô hình nuôi ong tại xã Bình Sơn; Xã Thọ Sơn: Mô hình trồng cây gai xanh làm nguyên liệu; xã Thọ Tân nuôi gà đồi. Đây là các sản phẩm được tiêu chuẩn OCOP công nhận và được thị trường rất ưa chuộng, tuy nhiên còn thiếu nguồn vốn nên chưa mở rộng sản xuất quy mô tập trung được nhiều”.
     Chương trình vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo năng suất và hiệu quả cao, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ cây, con có hiệu quả thấp sang trồng cây, nuôi con có hiệu quả kinh tế cao hơn; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn vì thế cũng được nâng lên góp phần tích cực xây dựng NTM giàu đẹp.
                                                                            Thùy Dung

 

Phát huy hiệu quả vốn vay chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 19/10/2021 12:03:08 (GMT+7)

Thời gian qua, nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Sơn, nhiều mô hình kinh tế trên địa bàn đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

   CIMG8216.JPG
Mô hình nuôi cá tại xã Xuân Thọ.
   Trước kia, khu vực đất nông nghiệp thuộc thôn 5 của xã Xuân Thọ chỉ cấy một vụ lúa, là vùng trũng thấp do vậy vào mùa mưa bão thường xuyên bị ngập úng, sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với quy hoạch sản xuất các vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị trên ha canh tác xã Xuân Thọ đã chuyển đổi vùng đất trồng lúa kém hiệu quả và xây dựng và hình thành mô hình nuôi trồng thủy sản tại thôn 5 của xã. Mô hình nuôi trồng thủy sản có diện tích gần 20ha với 43 hộ tham gia; được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng CSXH huyện về chương trình vốn vay giải quyết việc làm; các hộ dân đã quy hoạch ao nuôi, đầu tư con giống mở rộng sản xuất; hàng năm doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận từ 150 - 180 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 10 lần. Gia đình ông Lê Văn Hữu có 2 lao động thực hiện chương trình vốn vay giải quyết việc làm, ngân hàng CSXH huyện đã cho gia đình vay số vốn 200 triệu đồng cho 2 lao động, từ nguồn vốn vay gia đình đã sử dụng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất góp phần tăng thu nhập trên ha ao nuôi, ông chia sẻ: “Được tiếp cận với chương trình vay vốn ưu đã giải quyết việc làm của ngân hàng CSXH huyện, đối với nông dân chúng tôi thực sự là rất có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đầu ra của sản phẩm cá; từ nguồn vốn vay chúng tôi đã sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích vốn vay, ổn định mở rộng sản xuất, từ đó góp phần tăng giá trị trên ha ao nuôi”.
     Cũng được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng CSXH, các hộ dân tham gia mô hình trồng rau tiêu chuẩn VietGap tại xã Tiến Nông đã mở rộng sản xuất, xây dựng nhà màng, nhà lưới để nâng cao thu nhập; hàng năm lợi nhuận đối với trồng rau quả trong nhà lưới từ 250 – 280 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 10 lần; đối với canh tác tự nhiên khoảng 170 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 7 lần. Các mô hình nuôi ốc, ếch; trồng cây đào, quất, cây cảnh, cây bóng mát tại các xã An Nông; Hợp Lý, Hợp Tiến, Vân Sơn, do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm lâu năm nên việc chuyển đổi mô hình đã mang lại hiệu quả cao vì vậy so với trồng lúa trước đây thì lợi nhuận cao hơn từ 12 - 15 lần.
CIMG8893.JPG
CIMG8921.JPG
CIMG8914.JPG
CIMG8877.JPG
Cán bộ ngân hàng Chính sách xã hội huyện thăm các mô hình
vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

 
      Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Triệu Sơn đã phối hợp và tham mưu cho Chủ tịch UBND các xã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến nay trên địa bàn huyện Triệu Sơn, 11 xã có vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn của huyện đã xây dựng Đề án với diện tích vùng quy hoạch trên 344ha và 550 hộ sản xuất tham gia. Trên cơ sở đó Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã khảo sát và thống nhất lựa chọn 10/11 mô hình để tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT tập trung giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các đơn vị này. Năm 2021, Phòng giao dịch được giao chỉ tiêu cho vay chương trình giải quyết việc làm là 14,2 tỷ đồng, cùng nguồn vốn thu nợ đến hạn cho vay vòng; Phòng giao dịch đã phân bổ cho vay vốn đối với 10 Đề án đã được lựa chọn. Đến ngày 15/10/2021 số lao động được cho vay vốn tạo việc làm là 250 người với số tiền giải ngân là 20,3 tỷ đồng, mức cho vay bình quân đạt 81 triệu đồng/lao động.
     Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Triệu Sơn cho biết “Trong thời gian tới, Từ nguồn vốn thu hồi và bổ sung từ cấp trên, tiếp tục tham mưa cho Ban đại diện NHCSXH huyện ưu tiên phân bổ để giải ngân cho các lao động đã tham gia vào mô hình dự án đã xây dựng nhưng chưa được vay vốn, ngoài ra, NHCSXH huyện tiếp tục chỉ đạo cán bộ phối hợp UBND các xã có các lợi thế trong sản xuất các sản đạt tiêu chuẩn OCOP hay VietGap triển khai rà soát các mô hình: xã Bình Sơn: Mô hình nuôi ong tại xã Bình Sơn; Xã Thọ Sơn: Mô hình trồng cây gai xanh làm nguyên liệu; xã Thọ Tân nuôi gà đồi. Đây là các sản phẩm được tiêu chuẩn OCOP công nhận và được thị trường rất ưa chuộng, tuy nhiên còn thiếu nguồn vốn nên chưa mở rộng sản xuất quy mô tập trung được nhiều”.
     Chương trình vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo năng suất và hiệu quả cao, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ cây, con có hiệu quả thấp sang trồng cây, nuôi con có hiệu quả kinh tế cao hơn; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn vì thế cũng được nâng lên góp phần tích cực xây dựng NTM giàu đẹp.
                                                                            Thùy Dung