Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
4468
Hôm qua:
4442
Tuần này:
19888
Tháng này:
126181
Tất cả:
6957405

Người thương binh vượt khó nuôi 4 con thành đạt

Ngày 16/07/2019 15:30:12

Một ngày tháng 7, tôi đến thăm gia đình bác Hoàng Văn Việt ở thôn Vĩnh Thọ, xã An Nông, huyện Triệu Sơn. Nhìn người đàn ông tầm thước, nét mặt hiền lành, tính tình vui vẻ, chất phác ấy, ít ai ngờ, đó là người thương binh bản lĩnh, đầy nghị lực kiên cường đã vượt mọi khó khăn nuôi 4 con trưởng thành.

Sinh ra và lớn lên tại xã An Nông, năm 1971, khi ấy bác Việt mới tròn 19 tuổi đã hăng hái lên đường tham gia nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia quân đội bác đóng quân ở Tiểu đoàn D16, trực thuộc sư đoàn 3 quân khu 5 bảo vệ huyện Hoài An tỉnh Bình Định. Đến năm 1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh đơn vị của bác đã di chuyển vào Sài Gòn, trực tiếp tham gia các trận chiến đấu của chiến dịch. Trong một trận chiến đấu ác liệt bác đã bị thương, nhiều mảnh đạn găm vào cơ thể, cũng chính thời gian này bác đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng... Sau thời gian điều trị đặc biệt, đến năm 1976 bác được xuất ngũ trở về địa phương; Về bên gia đình, bác đã được người con gái cùng quê tên là Nguyễn Thị Lựu đem lòng yêu mến, cùng bác nên duyên vợ chồng, đến năm 1978 bác lại tiếp tục tái ngũ lên đường cầm súng để bảo vệ non sông đất nước lần này bác đóng quân ở Đoàn 18 – Trung đoàn 276, Sư đoàn 361 thuộc sư đoàn phòng không, không quân, hai lần tham gia trong quân đội bác đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng tưởng nhiều huân huy chương các loại, đến năm 1981 bác Việt xuất ngũ trở về quê hương, mang trên mình nhiều thương tích của 2 chiến tranh chống Mỹ ngụy và bảo vệ biên giới phía Bắc, Bác hiện là thương binh hạng 3/4. Về bên người vợ trẻ, cuộc sống hạnh phúc của bác đã đơm hoa, kết trái khi lần lượt 4 người con 3 trai,1 gái ra đời. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm mà cuộc sống gia đình bác thêm phần vất vả. Để có thêm thu nhập, 2 bác quyết định “an cư” ở ngay trên mảnh đất mình sinh ra. Bác đã không ngại nhọc nhằn, tần tảo sớm khuya, tìm đủ mọi cách làm ăn và luôn động viên gia đình cùng chung sức thoát nghèo. Bác nói với vợ: Vợ chồng mình phải cố gắng làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, cho con được học hành đến nơi đến chốn”. Tần tảo, chắt chiu, bác Việt tự hứa với lòng: “Tôi vất vả rồi, không thể để con cái giống tôi được...”. Vì vậy bao lo toan, vất vả chồng chất. Có lúc cơm không đủ ăn, cả nhà phải trộn ngô, khoai, sắn để ăn cho qua ngày đoạn tháng. Mùa đông giá rét, áo không đủ mặc, mấy đứa con tự an ủi, đổi áo cho nhau mặc để đi học. Tự nhủ phải vực dậy để làm gương cho các con, bác Việt đã động viên vợ không nản lòng mà cùng nhau cố gắng, dù khó khăn đến đâu cũng không để con cái bỏ học. Với biết bao khó khăn về sức khoẻ, mỗi khi trái gió trở trời vết thương của bác lại tái phát, nhưng rồi dần bác cũng vượt qua. Bác tận dụng thời gian tập trung vào làm kinh tế với gần 1 mẫu ruộng bác đầu tư thời gian vào trồng rau để bán lấy tiền, bác nhận thấy trồng rau màu các loại như: Đậu, lạc, vừng, bầu, bí mướp và các loại rau thời vụ vv… thu nhập cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trồng lúa, nên nhiều năm trở lại đây gia đình bác chủ yếu đầu tư vào trồng cây màu các loại và trồng cây ăn quả như: Bưởi da xanh, bưởi diễn, na dai và phát triển chăn nuôi, mỗi năm bác xuất bán 2 lứa gà, mỗi lứa trên 100 con, nuôi 3 con lợn mẹ sinh sản, nhưng từ khi có dịch tai xanh ở lợn, bác đã quyết định không nuôi lợn mà chuyển sang nuôi gà, vịt, ngan, các nguồn thu trên, trừ các khoản tri phí hàng năm có thu nhập trên 80 triệu đồng, vì thế kinh tế gia đình bác ngày một khấm khá lên, đến nay bác đã làm được nhà, mua sắm các tiên nghi đắt tiền phục vụ nhu cầu sinh hoạt tronh gia đình.Từ tình thương yêu trong gia đình, các con bác đều ngoan, chịu khó học tập, Hạnh phúc hơn cả là 4 người con lần lượt tốt nghiệp Đại học. Hiện con trai cả của bác đang công tác tại Công An tỉnh Thanh Hóa, con gái thứ hai là giáo viên đang công tác tại Nha Trang, con trai thứ ba công tác tại Công an huyện Triệu Sơn và con trai thứ tư của bác đã tốt nghiệp Đại học ngoại thương hiện đang công tác tại Hà Nội.
Với 67 năm tuổi đời, 44 năm tuổi đảng, cùng với sự cố gắng, phấn đấu vượt khó nỗ lực vươn lên của người thương binh Hoàng Văn Việt ở thôn Vĩnh Thọ, xã An Nông, không thể đong đếm bằng vật chất mà cao quý thay đó là sự nỗ lực, chăm sóc bằng sức “tàn” nhưng không phế nuôi dạy các con ăn học thành tài. Điều đó đáng trân trọng bởi ẩn sau sự tần tảo hy sinh của người cha là hình ảnh người lính cụ Hồ dũng cảm chiến đấu, xung kích trước mọi mặt trận, là một minh chứng thiết thực và gần gũi cho câu nói “tàn nhưng không phế” của biết bao người thương binh vẫn âm thầm dâng hiến và tô điểm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

20190714_171945.jpg

20190716_144520.jpg

20190714_171020.jpg
- Phương Thúy -



 

Người thương binh vượt khó nuôi 4 con thành đạt

Đăng lúc: 16/07/2019 15:30:12 (GMT+7)

Một ngày tháng 7, tôi đến thăm gia đình bác Hoàng Văn Việt ở thôn Vĩnh Thọ, xã An Nông, huyện Triệu Sơn. Nhìn người đàn ông tầm thước, nét mặt hiền lành, tính tình vui vẻ, chất phác ấy, ít ai ngờ, đó là người thương binh bản lĩnh, đầy nghị lực kiên cường đã vượt mọi khó khăn nuôi 4 con trưởng thành.

Sinh ra và lớn lên tại xã An Nông, năm 1971, khi ấy bác Việt mới tròn 19 tuổi đã hăng hái lên đường tham gia nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia quân đội bác đóng quân ở Tiểu đoàn D16, trực thuộc sư đoàn 3 quân khu 5 bảo vệ huyện Hoài An tỉnh Bình Định. Đến năm 1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh đơn vị của bác đã di chuyển vào Sài Gòn, trực tiếp tham gia các trận chiến đấu của chiến dịch. Trong một trận chiến đấu ác liệt bác đã bị thương, nhiều mảnh đạn găm vào cơ thể, cũng chính thời gian này bác đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng... Sau thời gian điều trị đặc biệt, đến năm 1976 bác được xuất ngũ trở về địa phương; Về bên gia đình, bác đã được người con gái cùng quê tên là Nguyễn Thị Lựu đem lòng yêu mến, cùng bác nên duyên vợ chồng, đến năm 1978 bác lại tiếp tục tái ngũ lên đường cầm súng để bảo vệ non sông đất nước lần này bác đóng quân ở Đoàn 18 – Trung đoàn 276, Sư đoàn 361 thuộc sư đoàn phòng không, không quân, hai lần tham gia trong quân đội bác đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng tưởng nhiều huân huy chương các loại, đến năm 1981 bác Việt xuất ngũ trở về quê hương, mang trên mình nhiều thương tích của 2 chiến tranh chống Mỹ ngụy và bảo vệ biên giới phía Bắc, Bác hiện là thương binh hạng 3/4. Về bên người vợ trẻ, cuộc sống hạnh phúc của bác đã đơm hoa, kết trái khi lần lượt 4 người con 3 trai,1 gái ra đời. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm mà cuộc sống gia đình bác thêm phần vất vả. Để có thêm thu nhập, 2 bác quyết định “an cư” ở ngay trên mảnh đất mình sinh ra. Bác đã không ngại nhọc nhằn, tần tảo sớm khuya, tìm đủ mọi cách làm ăn và luôn động viên gia đình cùng chung sức thoát nghèo. Bác nói với vợ: Vợ chồng mình phải cố gắng làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, cho con được học hành đến nơi đến chốn”. Tần tảo, chắt chiu, bác Việt tự hứa với lòng: “Tôi vất vả rồi, không thể để con cái giống tôi được...”. Vì vậy bao lo toan, vất vả chồng chất. Có lúc cơm không đủ ăn, cả nhà phải trộn ngô, khoai, sắn để ăn cho qua ngày đoạn tháng. Mùa đông giá rét, áo không đủ mặc, mấy đứa con tự an ủi, đổi áo cho nhau mặc để đi học. Tự nhủ phải vực dậy để làm gương cho các con, bác Việt đã động viên vợ không nản lòng mà cùng nhau cố gắng, dù khó khăn đến đâu cũng không để con cái bỏ học. Với biết bao khó khăn về sức khoẻ, mỗi khi trái gió trở trời vết thương của bác lại tái phát, nhưng rồi dần bác cũng vượt qua. Bác tận dụng thời gian tập trung vào làm kinh tế với gần 1 mẫu ruộng bác đầu tư thời gian vào trồng rau để bán lấy tiền, bác nhận thấy trồng rau màu các loại như: Đậu, lạc, vừng, bầu, bí mướp và các loại rau thời vụ vv… thu nhập cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trồng lúa, nên nhiều năm trở lại đây gia đình bác chủ yếu đầu tư vào trồng cây màu các loại và trồng cây ăn quả như: Bưởi da xanh, bưởi diễn, na dai và phát triển chăn nuôi, mỗi năm bác xuất bán 2 lứa gà, mỗi lứa trên 100 con, nuôi 3 con lợn mẹ sinh sản, nhưng từ khi có dịch tai xanh ở lợn, bác đã quyết định không nuôi lợn mà chuyển sang nuôi gà, vịt, ngan, các nguồn thu trên, trừ các khoản tri phí hàng năm có thu nhập trên 80 triệu đồng, vì thế kinh tế gia đình bác ngày một khấm khá lên, đến nay bác đã làm được nhà, mua sắm các tiên nghi đắt tiền phục vụ nhu cầu sinh hoạt tronh gia đình.Từ tình thương yêu trong gia đình, các con bác đều ngoan, chịu khó học tập, Hạnh phúc hơn cả là 4 người con lần lượt tốt nghiệp Đại học. Hiện con trai cả của bác đang công tác tại Công An tỉnh Thanh Hóa, con gái thứ hai là giáo viên đang công tác tại Nha Trang, con trai thứ ba công tác tại Công an huyện Triệu Sơn và con trai thứ tư của bác đã tốt nghiệp Đại học ngoại thương hiện đang công tác tại Hà Nội.
Với 67 năm tuổi đời, 44 năm tuổi đảng, cùng với sự cố gắng, phấn đấu vượt khó nỗ lực vươn lên của người thương binh Hoàng Văn Việt ở thôn Vĩnh Thọ, xã An Nông, không thể đong đếm bằng vật chất mà cao quý thay đó là sự nỗ lực, chăm sóc bằng sức “tàn” nhưng không phế nuôi dạy các con ăn học thành tài. Điều đó đáng trân trọng bởi ẩn sau sự tần tảo hy sinh của người cha là hình ảnh người lính cụ Hồ dũng cảm chiến đấu, xung kích trước mọi mặt trận, là một minh chứng thiết thực và gần gũi cho câu nói “tàn nhưng không phế” của biết bao người thương binh vẫn âm thầm dâng hiến và tô điểm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

20190714_171945.jpg

20190716_144520.jpg

20190714_171020.jpg
- Phương Thúy -