Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
5263
Hôm qua:
6697
Tuần này:
20253
Tháng này:
108214
Tất cả:
7081131

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Ngày 11/09/2019 16:17:46

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra 4 chương trình trọng tâm, trong đó “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực” là một trong những chương trình trọng tâm đó.Trong những năm qua, nguồn nhân lực trên địa bàn huyện từng bước được nâng dần về chất lượng, đảm bảo về cơ cấu, số lượng góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tổng dân số của huyện là 203.270 người, trong đó: Số người trong độ tuổi lao động là 123.683 người (60,8% dân số), số người có khả năng lao động là 121.738 người (59,9% dân số và bằng 98,4% số người trong độ tuổi lao động). Tổng số lao động nông thôn là 100.366 người, chiếm 81,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng lao động bình quân năm 0,62%. Tổng số lao động nông thôn là 100.366 người, trong đó:Trình độ giáo dục phổ thông: Chưa biết chữ 101 người (0,1%), chưa tốt nghiệp tiểu học 1.852 người (1,9%), tốt nghiệp tiểu học 7.125 người (7,1%), tốt nghiệp THCS 23.452 người (27,4%), tốt nghiệp THPT 67.836 người (67,6%). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Chưa qua đào tạo: 50.461 người, chiếm 50,3%; đã qua đào tạo: 49.905 người, chiếm 49,7%. Hệ dạy nghề: 32.756 người, chiếm 32,6%; trong đó: Đào tạo dưới 3 tháng 22.535 người (22,4%); sơ cấp nghề 5.107 người (5,1%); trung cấp nghề 3.142 người (3,1%); cao đẳng nghề 1.972 người (2%). Hệ chuyên nghiệp: 17.149 người, chiếm 17,1% trong đó: Trung cấp 8.251 người (8,2%); cao đẳng 3.578 người (3,6%); đại học 5.245 người (5,2%); trên đại học 75 người (0,1%). Tổng cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020. Nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Triển khai, quán triệt các nội dung Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Triệu Sơn đến năm 2020” đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân trong huyện, nhất là lao động nông thôn.Bám sát các nội dung hoạt động của Đề án để triển khai có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đảm bảo việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Triệu Sơn đến năm 2020” chất lượng hiệu quả, yêu cầu, đúng tiến độ. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đã và đang trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những trước mắt mà còn cả về lâu dài. Nhiệm vụ này cũng đã được xác định trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ huyện. Từ đó, nhiều địa phương trong huyện đã tập trung triển khai, nỗ lực thực hiện bằng mọi nguồn lực để công tác này đạt được những kết quả đáng ghi nhận; việc đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên về cơ bản đã đi vào nề nếp, có hiệu quả.Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa huyện đã góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia; phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới cho người lao động. Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian tới, huyện Triệu Sơn sẽ đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016-2018, 6 tháng đầu năm 2019 là: 32.510 người, trong đó: Đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng là 26.010 người, chiếm 80% tổng số lao động được đào tạo; sơ cấp nghề 4.713 người, chiếm 14,5%; trung cấp nghề 1.332 người, chiếm 4,1%; cao đẳng nghề 455 người, chiếm 1,4%. Học viên được đào tạo nghề sau khi học xong đã được tuyển dụng vào làm tại các công ty trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp, xí nghiệp tư nhân và giải quyết việc làm tại chỗ. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo: khoảng 85%. Giai đoạn 2010 - 2015 và 2016-2018, 6 tháng đầu năm 2019 cử đi đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 9.780 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó:Cử đi đào tạo: Cao cấp, cử nhân, trung cấp LLCT: 915; chuyên môn sau đại học cho 30; chuyên môn trình độ cao đẳng, đại học cho 815 (Trong đó cấp xã là 325 người); trình độ trung cấp cho 515 cán bộ, công chức; bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho 52 cán bộ, công chức. Tổ chức bồi dưỡng tại huyện: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng; nghiệp vụ công tác MTTQ và các đoàn thể; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng QLNN cho 725 cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho 6.758 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Qua 10 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo, gia đình khó khăn...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

IMG-1300.JPG

IMG-2766.JPG

IMG-2769.JPG

Đình Duyến
 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Đăng lúc: 11/09/2019 16:17:46 (GMT+7)

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra 4 chương trình trọng tâm, trong đó “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực” là một trong những chương trình trọng tâm đó.Trong những năm qua, nguồn nhân lực trên địa bàn huyện từng bước được nâng dần về chất lượng, đảm bảo về cơ cấu, số lượng góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tổng dân số của huyện là 203.270 người, trong đó: Số người trong độ tuổi lao động là 123.683 người (60,8% dân số), số người có khả năng lao động là 121.738 người (59,9% dân số và bằng 98,4% số người trong độ tuổi lao động). Tổng số lao động nông thôn là 100.366 người, chiếm 81,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng lao động bình quân năm 0,62%. Tổng số lao động nông thôn là 100.366 người, trong đó:Trình độ giáo dục phổ thông: Chưa biết chữ 101 người (0,1%), chưa tốt nghiệp tiểu học 1.852 người (1,9%), tốt nghiệp tiểu học 7.125 người (7,1%), tốt nghiệp THCS 23.452 người (27,4%), tốt nghiệp THPT 67.836 người (67,6%). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Chưa qua đào tạo: 50.461 người, chiếm 50,3%; đã qua đào tạo: 49.905 người, chiếm 49,7%. Hệ dạy nghề: 32.756 người, chiếm 32,6%; trong đó: Đào tạo dưới 3 tháng 22.535 người (22,4%); sơ cấp nghề 5.107 người (5,1%); trung cấp nghề 3.142 người (3,1%); cao đẳng nghề 1.972 người (2%). Hệ chuyên nghiệp: 17.149 người, chiếm 17,1% trong đó: Trung cấp 8.251 người (8,2%); cao đẳng 3.578 người (3,6%); đại học 5.245 người (5,2%); trên đại học 75 người (0,1%). Tổng cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020. Nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Triển khai, quán triệt các nội dung Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Triệu Sơn đến năm 2020” đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân trong huyện, nhất là lao động nông thôn.Bám sát các nội dung hoạt động của Đề án để triển khai có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đảm bảo việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Triệu Sơn đến năm 2020” chất lượng hiệu quả, yêu cầu, đúng tiến độ. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đã và đang trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những trước mắt mà còn cả về lâu dài. Nhiệm vụ này cũng đã được xác định trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ huyện. Từ đó, nhiều địa phương trong huyện đã tập trung triển khai, nỗ lực thực hiện bằng mọi nguồn lực để công tác này đạt được những kết quả đáng ghi nhận; việc đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên về cơ bản đã đi vào nề nếp, có hiệu quả.Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa huyện đã góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia; phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới cho người lao động. Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian tới, huyện Triệu Sơn sẽ đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016-2018, 6 tháng đầu năm 2019 là: 32.510 người, trong đó: Đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng là 26.010 người, chiếm 80% tổng số lao động được đào tạo; sơ cấp nghề 4.713 người, chiếm 14,5%; trung cấp nghề 1.332 người, chiếm 4,1%; cao đẳng nghề 455 người, chiếm 1,4%. Học viên được đào tạo nghề sau khi học xong đã được tuyển dụng vào làm tại các công ty trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp, xí nghiệp tư nhân và giải quyết việc làm tại chỗ. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo: khoảng 85%. Giai đoạn 2010 - 2015 và 2016-2018, 6 tháng đầu năm 2019 cử đi đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 9.780 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó:Cử đi đào tạo: Cao cấp, cử nhân, trung cấp LLCT: 915; chuyên môn sau đại học cho 30; chuyên môn trình độ cao đẳng, đại học cho 815 (Trong đó cấp xã là 325 người); trình độ trung cấp cho 515 cán bộ, công chức; bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho 52 cán bộ, công chức. Tổ chức bồi dưỡng tại huyện: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng; nghiệp vụ công tác MTTQ và các đoàn thể; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng QLNN cho 725 cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho 6.758 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Qua 10 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo, gia đình khó khăn...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

IMG-1300.JPG

IMG-2766.JPG

IMG-2769.JPG

Đình Duyến