Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2221
Hôm qua:
5042
Tuần này:
30385
Tháng này:
23848
Tất cả:
9618924

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm

Ngày 13/01/2020 15:39:21

Sáng 11/1/2020, Văn phòng Chính phủ tổ hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

IMG_3698[1].JPG
 Các đại biểu về dự hội nghị.
 
       Dự tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện; các đồng chí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; trưởng ban nông nghiệp, đơn vị được giao đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, đại diện các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện.
      Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân, nòi giống, sức cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm cần được nỗ lực nhiều hơn và liên tục, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải ý thức đầy đủ trách nhiệm pháp lý và đạo đức của việc chủ động tham gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, sau khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP và ban hành Nghị quyết 43 năm 2017, Phó Thủ tướng khẳng định, tình hình tới nay đã có chuyển biến tốt hơn rất nhiều thể hiện rõ nét qua các số liệu minh chứng cụ thể. Không ít doanh nghiệp, hộ cá nhân, các gia đình đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật tham gia các phong trào vận động bảo đảm vệ sinh ATTP. Đó chính là những tấm lòng, trách nhiệm với cộng đồng ích nước, lợi nhà, vì mình, vì người cần được biểu dương nhân rộng. Việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn là vi phạm pháp luật, phi đạo đức, ích kỷ hại nhân, trái với luân thường đạo lý, với truyền thống nhân ái của dân tộc. Những hành vi này cần được chỉ rõ, lên án và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó cần thúc đẩy mạnh mẽ, khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, tăng cường hậu kiểm quản lý theo chuỗi phù hợp với xu thế và thực hành về quản lý thực phẩm ở các nước phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13, cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13. Từ năm 2017, tiêu chí bảo đảm an toàn thực phẩm đã được đưa vào là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đã tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề nóng gây bức xúc trong nhân dân, như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm, làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).
         Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ý thức về an toàn thực phẩm của người dân có sự chuyển biến; tỉ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh... Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng trong năm 2020-2021, cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn, thực chất hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm, không bỏ qua vụ việc nào về vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đồng thời làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu của từng địa phương để có được sự chuyển biến đồng bộ...Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, từ năm 2020, nước ta cần có sự chuyển biến tích cực hơn, rõ nét hơn, đẩy mạnh công nghiệp 4.0 vào sản xuất để tạo nên quy trình chuỗi sản phẩm khép kín, an toàn. Đề nghị tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm, từ cơ sở xã, phường đến địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường vận động, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành ATTP, xử lý nghiêm vi phạm để tăng tính răn đe, giáo dục.
                                                                                                                     Lê Anh


 

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 13/01/2020 15:39:21 (GMT+7)

Sáng 11/1/2020, Văn phòng Chính phủ tổ hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

IMG_3698[1].JPG
 Các đại biểu về dự hội nghị.
 
       Dự tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện; các đồng chí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; trưởng ban nông nghiệp, đơn vị được giao đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, đại diện các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện.
      Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân, nòi giống, sức cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm cần được nỗ lực nhiều hơn và liên tục, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải ý thức đầy đủ trách nhiệm pháp lý và đạo đức của việc chủ động tham gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, sau khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP và ban hành Nghị quyết 43 năm 2017, Phó Thủ tướng khẳng định, tình hình tới nay đã có chuyển biến tốt hơn rất nhiều thể hiện rõ nét qua các số liệu minh chứng cụ thể. Không ít doanh nghiệp, hộ cá nhân, các gia đình đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật tham gia các phong trào vận động bảo đảm vệ sinh ATTP. Đó chính là những tấm lòng, trách nhiệm với cộng đồng ích nước, lợi nhà, vì mình, vì người cần được biểu dương nhân rộng. Việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn là vi phạm pháp luật, phi đạo đức, ích kỷ hại nhân, trái với luân thường đạo lý, với truyền thống nhân ái của dân tộc. Những hành vi này cần được chỉ rõ, lên án và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó cần thúc đẩy mạnh mẽ, khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, tăng cường hậu kiểm quản lý theo chuỗi phù hợp với xu thế và thực hành về quản lý thực phẩm ở các nước phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13, cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13. Từ năm 2017, tiêu chí bảo đảm an toàn thực phẩm đã được đưa vào là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đã tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề nóng gây bức xúc trong nhân dân, như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm, làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).
         Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ý thức về an toàn thực phẩm của người dân có sự chuyển biến; tỉ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh... Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng trong năm 2020-2021, cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn, thực chất hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm, không bỏ qua vụ việc nào về vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đồng thời làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu của từng địa phương để có được sự chuyển biến đồng bộ...Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, từ năm 2020, nước ta cần có sự chuyển biến tích cực hơn, rõ nét hơn, đẩy mạnh công nghiệp 4.0 vào sản xuất để tạo nên quy trình chuỗi sản phẩm khép kín, an toàn. Đề nghị tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm, từ cơ sở xã, phường đến địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường vận động, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành ATTP, xử lý nghiêm vi phạm để tăng tính răn đe, giáo dục.
                                                                                                                     Lê Anh