Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
5335
Hôm qua:
6697
Tuần này:
20325
Tháng này:
108286
Tất cả:
7081203

Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

Ngày 17/05/2022 14:43:11

Sáng 17/5/2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tổng kết công tác công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Hội nghị được truyền đến 27 điểm cầu ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì Hội nghị.

z3420609472245_5490881680cc13702a2c302803e27a16.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.

   Tham dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự huyện, các đồng chí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Đồng Tiến, Dân Quyền, Thái Hòa, Thọ Ngọc, Thọ Bình, Bình Sơn và thị trấn Nưa.
   Tại hội nghị, đại diện BCH PCTT&TKCN tỉnh đã báo cáo tình hình diễn biến, các biện pháp khắc phục thiệt hại thiên tai năm 2021. Theo báo cáo, năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xảy ra và chịu ảnh hưởng của 30 trận thiên tai, trong đó có 3 cơn bão, 1 cơn áp thấp nhiệt đới, 8 đợt mưa lớn, 5 trận lốc, sét kèm theo mưa, 4 trận sạt lở đất, 6 đợt nắng nóng, 3 đợt rét đậm, rét hại 78 vụ cháy, trong đó có 7 vụ cháy rừng, trên biển xảy ra 50 vụ tàu thuyền đâm va, chìm và cháy, 2 vụ đuối nước đặc biệt thương tâm. Qua thống kê, thiên tai đã gây thiệt hại về người, tài sản, sản xuất và cơ sở hạ tầng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh làm 3 người chết, 2 người bị thương sét đánh, 1 người bị lũ cuốn trôi, 39 nhà bị thiệt hại, 4 hộ phải di dời khẩn cấp, 33 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất, 260 ha lúa, 2 ha mạ, 552 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, đường giao thông trên các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh bị sạt lở, sa bồi tại 651 vị trí, với khối lượng khoảng 182.610m3, sạt taluy âm tại 44 vị trí với tổng chiều dài 295 m và nhiều tài sản khác. … Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 66,5 tỷ đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, với sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và người dân; công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” được quan tâm, triển khai thực hiện chu đáo nên việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra được thực hiện khẩn trương và hiệu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân vv…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những kết quả đạt được, cách làm hay, sáng tạo trong công tác PCTT&TKCN; nghe nhận định xu hướng thời tiết năm 2022; Hội nghị cũng đề ra các nhóm giải pháp PCTT&TKCN trong mùa mưa bão năm nay; đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng sở ngành, đơn vị liên quan của tỉnh và các địa phương. Đồng thời phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn PCTT&TKCN tại các đơn vị, địa phương.
    Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ban, ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong PCTT&TKCN trong năm 2021. Đồng chí nhấn mạnh: Dự báo năm 2022 tình hình thời tiết thiên tai sẽ có nhều diễn biến phức tạp, khó lường vì vậy, đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt, triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh khi xuất hiện tình huống thiên tai. Ngay sau Hội nghị trực tuyến, các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương đánh giá lại công tác PCTT&TKCN trên địa bàn trong năm 2021, triển khai các nhiệm vụ năm 2022; nhanh chóng kiện toàn lại các Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN các địa phương, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, tập trung xây dựng kế hoạch, phương án, các kịch bản PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”. Phương án, kế hoạch, kịch bản phải sát với địa bàn, từng cấp độ, khi có tình huống xảy ra phải vận hành ngay và không lúng túng, bị động. Có phương án di dân ở các xã ven biển, ở vùng nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Rà soát, đánh giá và có phương án đảo đảm an toàn hồ đập, đê điều; phương án cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra. Trong cứu hộ, cứu nạn phải triển khai nhanh, song phải bảo đảm an toàn. Về công tác chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tập trung rà soát các công trình cấp bách cần xử lý trước mùa mưa bão 2022 để có phương án triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đồng chí lưu ý: trong quá trình thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN phải có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó, Đảng lãnh đạo toàn diện và trực tiếp; chính quyền điều hành, thống nhất; các lực lượng tham gia triển khai tổ chức thực hiện và phải thống nhất trong chỉ huy, trong phân công lực lượng. Cùng với đó, cần làm tốt chế độ thông tin báo cáo. Nhiệm vụ này phải được thực hiện nhanh, ngắn gọn, chính xác, kịp thời để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
    Cũng tại hội nghị, đại diện Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã công bố danh sách 10 tập thể và 13 cá nhận được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT&TKCN năm 2021.
                                                                                - Phương Thúy -



 

Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

Đăng lúc: 17/05/2022 14:43:11 (GMT+7)

Sáng 17/5/2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tổng kết công tác công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Hội nghị được truyền đến 27 điểm cầu ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì Hội nghị.

z3420609472245_5490881680cc13702a2c302803e27a16.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn.

   Tham dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu huyện Triệu Sơn có đồng chí Vũ Đức Kính, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự huyện, các đồng chí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Đồng Tiến, Dân Quyền, Thái Hòa, Thọ Ngọc, Thọ Bình, Bình Sơn và thị trấn Nưa.
   Tại hội nghị, đại diện BCH PCTT&TKCN tỉnh đã báo cáo tình hình diễn biến, các biện pháp khắc phục thiệt hại thiên tai năm 2021. Theo báo cáo, năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xảy ra và chịu ảnh hưởng của 30 trận thiên tai, trong đó có 3 cơn bão, 1 cơn áp thấp nhiệt đới, 8 đợt mưa lớn, 5 trận lốc, sét kèm theo mưa, 4 trận sạt lở đất, 6 đợt nắng nóng, 3 đợt rét đậm, rét hại 78 vụ cháy, trong đó có 7 vụ cháy rừng, trên biển xảy ra 50 vụ tàu thuyền đâm va, chìm và cháy, 2 vụ đuối nước đặc biệt thương tâm. Qua thống kê, thiên tai đã gây thiệt hại về người, tài sản, sản xuất và cơ sở hạ tầng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh làm 3 người chết, 2 người bị thương sét đánh, 1 người bị lũ cuốn trôi, 39 nhà bị thiệt hại, 4 hộ phải di dời khẩn cấp, 33 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất, 260 ha lúa, 2 ha mạ, 552 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, đường giao thông trên các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh bị sạt lở, sa bồi tại 651 vị trí, với khối lượng khoảng 182.610m3, sạt taluy âm tại 44 vị trí với tổng chiều dài 295 m và nhiều tài sản khác. … Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 66,5 tỷ đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, với sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và người dân; công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” được quan tâm, triển khai thực hiện chu đáo nên việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra được thực hiện khẩn trương và hiệu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân vv…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những kết quả đạt được, cách làm hay, sáng tạo trong công tác PCTT&TKCN; nghe nhận định xu hướng thời tiết năm 2022; Hội nghị cũng đề ra các nhóm giải pháp PCTT&TKCN trong mùa mưa bão năm nay; đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng sở ngành, đơn vị liên quan của tỉnh và các địa phương. Đồng thời phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn PCTT&TKCN tại các đơn vị, địa phương.
    Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ban, ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong PCTT&TKCN trong năm 2021. Đồng chí nhấn mạnh: Dự báo năm 2022 tình hình thời tiết thiên tai sẽ có nhều diễn biến phức tạp, khó lường vì vậy, đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt, triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh khi xuất hiện tình huống thiên tai. Ngay sau Hội nghị trực tuyến, các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương đánh giá lại công tác PCTT&TKCN trên địa bàn trong năm 2021, triển khai các nhiệm vụ năm 2022; nhanh chóng kiện toàn lại các Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN các địa phương, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, tập trung xây dựng kế hoạch, phương án, các kịch bản PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”. Phương án, kế hoạch, kịch bản phải sát với địa bàn, từng cấp độ, khi có tình huống xảy ra phải vận hành ngay và không lúng túng, bị động. Có phương án di dân ở các xã ven biển, ở vùng nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Rà soát, đánh giá và có phương án đảo đảm an toàn hồ đập, đê điều; phương án cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra. Trong cứu hộ, cứu nạn phải triển khai nhanh, song phải bảo đảm an toàn. Về công tác chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tập trung rà soát các công trình cấp bách cần xử lý trước mùa mưa bão 2022 để có phương án triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đồng chí lưu ý: trong quá trình thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN phải có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó, Đảng lãnh đạo toàn diện và trực tiếp; chính quyền điều hành, thống nhất; các lực lượng tham gia triển khai tổ chức thực hiện và phải thống nhất trong chỉ huy, trong phân công lực lượng. Cùng với đó, cần làm tốt chế độ thông tin báo cáo. Nhiệm vụ này phải được thực hiện nhanh, ngắn gọn, chính xác, kịp thời để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
    Cũng tại hội nghị, đại diện Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã công bố danh sách 10 tập thể và 13 cá nhận được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT&TKCN năm 2021.
                                                                                - Phương Thúy -