Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
6471
Hôm qua:
7397
Tuần này:
29574
Tháng này:
82350
Tất cả:
7055267

Bài học từ công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi của xã Thọ Sơn

Ngày 07/10/2019 14:47:59

Sau hơn 1 tháng bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), 43 con lợn mắc bệnh ở xã Thọ Sơn bị tiêu hủy, với tổng trọng lượng 4.029 kg. DTLCP đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm, đồng thời đặt ra những vấn đề lớn đối với phát triển chăn. Chủ trương của xã là quyết liệt phòng chống dịch bệnh, nhưng cần thận trọng trong từng việc. Không tiêu hủy cả đàn, mà chỉ tiêu hủy lợn bệnh để giảm tổn thất về kinh tế

Ngay khi DTLCP xuất hiện tại địa phương, UBND xã Thọ Sơn đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và đã ban hành các kế hoạch, phương án để triển khai các biện pháp ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với bệnh DTLCP. UBND xã cũng gấp rút chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các thôn, các hộ gia đình tập trung phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại hộ chăn nuôi, giám sát việc giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn, việc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi được tăng cường với tần suất cao. Thực hiện tốt chủ trương của huyện là quyết liệt phòng chống dịch bệnh, nhưng cần thận trọng trong từng việc. Không tiêu hủy cả đàn, mà chỉ tiêu hủy lợn bệnh để giảm tổn thất về kinh tế cho người dân. Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện tại hộ bà Nguyễn Thị Đào ở thôn 2, ngay sau khi phát hiện dịch xã Thọ Sơn đã nhanh chóng lập chốt, phân công lực lượng túc trực; yêu cầu hộ gia đình bà Đào ký cam kết quản lý chặt chẽ đàn gia súc, tuyệt đối không bán chạy và vận chuyển lợn đi nơi khác. Tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị nhiễm dịch của gia đình theo quy định. Sau khi tiêu hủy lợn, UBND xã giao cho lực lượng công an viên phối hợp với Ban Chăn nuôi và Thú y xã giám sát hố tiêu hủy, cắm biển thông báo để người dân biết và không xâm phạm. Địa phương cũng nhanh chóng rà soát, tổ chức ký cam kết với các chủ gia trại, hộ chăn nuôi, hộ giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; thành lập 2 điểm chốt kiểm dịch động vật tại các tuyến đường trọng điểm. Tổ chức ra quân tập trung rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã và tăng tần suất vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ở thôn có dịch, khu vực chợ, địa điểm công cộng. Ngoài số lượng hóa chất và vôi bội được huyện cấp xã còn mua thêm 2,1 tấn vôi bột và 70 lít hóa chất để xử lý ổ dịch, thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Có thể ghi nhận những kinh nghiệm trong công tác dập dịch, khống chế lây lan thời gian qua đó là địa phương đã huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Công tác xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn được thực hiện triệt để, bảo đảm đúng quy trình; trang thiết bị phục vụ cho việc tiêu hủy lợn cũng được tiêu hủy ngay để tránh lây lan nguồn bệnh. Địa phương đã kịp thời động viên đội ngũ trưởng thôn trực tiếp làm công tác điều tra, nắm tình hình, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị vật tư, nhân lực và sẵn sàng phương án xử lý khi dịch bệnh xảy ra đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi. Đến nay xã Thọ Sơn đã được công bố hết dịch vào ngày 10/9/2019, tuy nhiên địa phương vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến trên đàn lợn, hướng dẫn người chăn nuôi tổ chức tiêu độc, vệ sinh môi trường, khử trùng chuồng trại, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đề phòng dịch bùng phát trở lại. Bài học rút ra cho địa phương chính là không sao nhãng, chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch tái phát, lây lan.
Để tiếp tục phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này, xã Thọ Sơn cần tập trung chỉ đạo để người chăn nuôi thực hiện tốt một số các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp...Cần tăng cường theo dõi đàn lợn, khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh DTLCP cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm lợn mắc bệnh, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động để người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Có như vậy người dân mới tiếp tục bảo vệ an toàn được đàn lợn trước những diễn biên phức tập của dịch tả lợn Châu Phi./.
thọ son 2.jpg

thọ son.jpg

 Các lực lượng chức năng của huyện, kiểm tra hoạt động của chốt kiểm soát dịch bệnh gia súc tại xã Thọ Sơn.

Văn Hùng





 

Bài học từ công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi của xã Thọ Sơn

Đăng lúc: 07/10/2019 14:47:59 (GMT+7)

Sau hơn 1 tháng bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), 43 con lợn mắc bệnh ở xã Thọ Sơn bị tiêu hủy, với tổng trọng lượng 4.029 kg. DTLCP đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm, đồng thời đặt ra những vấn đề lớn đối với phát triển chăn. Chủ trương của xã là quyết liệt phòng chống dịch bệnh, nhưng cần thận trọng trong từng việc. Không tiêu hủy cả đàn, mà chỉ tiêu hủy lợn bệnh để giảm tổn thất về kinh tế

Ngay khi DTLCP xuất hiện tại địa phương, UBND xã Thọ Sơn đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và đã ban hành các kế hoạch, phương án để triển khai các biện pháp ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với bệnh DTLCP. UBND xã cũng gấp rút chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các thôn, các hộ gia đình tập trung phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại hộ chăn nuôi, giám sát việc giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn, việc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi được tăng cường với tần suất cao. Thực hiện tốt chủ trương của huyện là quyết liệt phòng chống dịch bệnh, nhưng cần thận trọng trong từng việc. Không tiêu hủy cả đàn, mà chỉ tiêu hủy lợn bệnh để giảm tổn thất về kinh tế cho người dân. Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện tại hộ bà Nguyễn Thị Đào ở thôn 2, ngay sau khi phát hiện dịch xã Thọ Sơn đã nhanh chóng lập chốt, phân công lực lượng túc trực; yêu cầu hộ gia đình bà Đào ký cam kết quản lý chặt chẽ đàn gia súc, tuyệt đối không bán chạy và vận chuyển lợn đi nơi khác. Tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị nhiễm dịch của gia đình theo quy định. Sau khi tiêu hủy lợn, UBND xã giao cho lực lượng công an viên phối hợp với Ban Chăn nuôi và Thú y xã giám sát hố tiêu hủy, cắm biển thông báo để người dân biết và không xâm phạm. Địa phương cũng nhanh chóng rà soát, tổ chức ký cam kết với các chủ gia trại, hộ chăn nuôi, hộ giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; thành lập 2 điểm chốt kiểm dịch động vật tại các tuyến đường trọng điểm. Tổ chức ra quân tập trung rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã và tăng tần suất vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ở thôn có dịch, khu vực chợ, địa điểm công cộng. Ngoài số lượng hóa chất và vôi bội được huyện cấp xã còn mua thêm 2,1 tấn vôi bột và 70 lít hóa chất để xử lý ổ dịch, thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Có thể ghi nhận những kinh nghiệm trong công tác dập dịch, khống chế lây lan thời gian qua đó là địa phương đã huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Công tác xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn được thực hiện triệt để, bảo đảm đúng quy trình; trang thiết bị phục vụ cho việc tiêu hủy lợn cũng được tiêu hủy ngay để tránh lây lan nguồn bệnh. Địa phương đã kịp thời động viên đội ngũ trưởng thôn trực tiếp làm công tác điều tra, nắm tình hình, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị vật tư, nhân lực và sẵn sàng phương án xử lý khi dịch bệnh xảy ra đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi. Đến nay xã Thọ Sơn đã được công bố hết dịch vào ngày 10/9/2019, tuy nhiên địa phương vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến trên đàn lợn, hướng dẫn người chăn nuôi tổ chức tiêu độc, vệ sinh môi trường, khử trùng chuồng trại, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đề phòng dịch bùng phát trở lại. Bài học rút ra cho địa phương chính là không sao nhãng, chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch tái phát, lây lan.
Để tiếp tục phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này, xã Thọ Sơn cần tập trung chỉ đạo để người chăn nuôi thực hiện tốt một số các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp...Cần tăng cường theo dõi đàn lợn, khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh DTLCP cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm lợn mắc bệnh, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động để người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Có như vậy người dân mới tiếp tục bảo vệ an toàn được đàn lợn trước những diễn biên phức tập của dịch tả lợn Châu Phi./.
thọ son 2.jpg

thọ son.jpg

 Các lực lượng chức năng của huyện, kiểm tra hoạt động của chốt kiểm soát dịch bệnh gia súc tại xã Thọ Sơn.

Văn Hùng