Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1345
Hôm qua:
6246
Tuần này:
28689
Tháng này:
116650
Tất cả:
7089567

PHIẾU XIN Ý KIẾN LẦN 4 VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Ngày 16/11/2021 17:26:14

BAN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA PHIẾU GÓP Ý KIẾN (lần 4) Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá Triệu Sơn, ngày 02/11/2021 Thực hiện Chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh giao UBND huyện Triệu Sơn xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, ngày 13/8/2021 UBND huyện Triệu Sơn đã có Tờ trình số 4625/TTr-UBND đề nghị Hội đông Tư vấn tỉnh thẩm định Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn. Ngày 28 - 29/10/2021, tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và có ý kiến đối với Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn. Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đã tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án và có báo cáo giải trình. Sau khi Ban xây dựng Đề án điều chỉnh bổ sung Đề án được sự thống nhất cao của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và ý kiến của Thường trực HĐND; Ủy ban MTTQVN huyện; các ngành, đoàn thể cấp huyện và nhân dân. Để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, UBND huyện Triệu Sơn báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thẩm định Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, cụ thể như sau: Đề xuất đặt tên 32 đường, phố (gồm 13 đường, 19 phố), là tên danh nhân, địa danh có trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Ngân hàng tên); trong đó đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố); 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 8 phố) (Gửi kèm Đề án) Mọi ý kiến tham gia góp ý xin gửi về Phòng VHTT huyện Triệu Sơn địa chỉ Email: vhtttrieuson@gmail.com./.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ

 

http://galaxylands.com.vn/wp-content/uploads/2020/04/ban-do-huyen-trieu-son-thanh-hoa.jpg

 

 

 

 

 

 

 

Triệu Sơn, tháng 11 năm 2021 

MỤC LỤC

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 3

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 3

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 4

1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án. 4

2. Căn cứ thực tiễn. 5

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 5

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 5

1. Sơ lược lịch sử thị trấn Triệu Sơn. 6

2. Sơ lược lịch sử thị trấn Nưa. 7

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 8

1. Thực trạng đặt tên đường, phố thị trấn Triệu Sơn. 8

2. Thực trạng tên đường, phố thị trấn Nưa. 8

3. Nhận xét, đánh giá chung. 8

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 9

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 9

1. Mục đích, yêu cầu. 9

2. Nguyên tắc đặt tên đường, phố. 9

3. Quy cách biển tên đường, phố. 10

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 11

1. Đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố) 12

2. Đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố) 14

III. THUYẾT MINH Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG, PHỐ.. 16

1. Thuyết minh ý nghĩa 21 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, có trong Ngân hàng tên của tỉnh. 16

2. Thuyết minh ý nghĩa 11 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Nưa có trong Ngân hàng tên của tỉnh. 19

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 21

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC.. 21

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ.. 21

III. THỜI GIAN.. 21

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN.. 21

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 22

I. KẾT LUẬN.. 22

II. KIẾN NGHỊ. 22


ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

 
 
 

 


  PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Huyện Triệu Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 2 thị trấn và 32 xã; cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 20 km; có diện tích tự nhiên 292,2 km², dân số 230.200 người.

Vị trí địa lý Triệu Sơn như sau:

+ Phía Đông giáp huyện Đông Sơn;

+ Phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh;

+ Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân;

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa;

Huyện Triệu Sơn thuộc địa hình bán sơn địa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, một số con sông, suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện lân cận: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, phía Nam có dãy Ngàn Nưa với độ cao 580m. Cơ cấu dân cư gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái.

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Triệu Sơn ngày càng nhanh với các nhân tố như: Xây dựng và mở rộng đường Khu kinh tế Nghi Sơn đi Cảnh hàng không Thọ Xuân; xây dựng đường cao tốc Bắc Nam qua địa phận huyện; thành lập thị trấn Nưa, mở rộng đô thị trấn Triệu Sơn; …; Công tác phát triển đô thị như: Đô thị Gốm, đô thị Đà, Sim... thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo việc làm cho người dân. Thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa đã và đang hình thành các đường, phố với các cửa hàng, cửa hiệu, nhà ở liền kề sầm uất nhưng chưa được đặt tên; một số tuyến đường dân cư chưa xây dựng đầy đủ theo quy hoạch; đường vào các khu dân cư hiện trạng nhỏ hẹp, các đường đều chưa có tên tồn tại trong thời gian dài, có hướng tuyến tự phát từ xa xưa nên không thuận tiện giao thông, không có tính quy luật, khó định hướng, như khu dân cư kiểu làng xã của xã Minh Châu và Minh Dân cũ mới sáp nhập vào thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, chủ yếu tên đường được gọi theo cách gọi dân gian hoặc tên của khu phố dân cư. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính, quản lý đô thị và giao dịch sinh hoạt của nhân dân.

Sự phát triển nhanh các đô thị dẫn đến các công tác quản lý hành chính phải đồng bộ, trong số đó có việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng. Việc đặt tên đường, phố, gắn biển tên công trình, số nhà cho từng cơ quan, hộ dân cư nhằm thuận tiện cho công tác quản lý văn bản pháp lý, hộ khẩu hộ tịch, quản lý trật tự an ninh xã hội, quản lý địa chỉ cho giao thông liên lạc, quản lý công tác xây dựng đô thị,...

Qua đó, việc đặt tên các đường, phố trên địa bàn làm cơ sở cho việc đặt tên các ngõ, ngách, gắn biển số nhà trên địa bàn thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội… là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm tăng cường chất lượng công tác quản lý đô thị, thuận lợi cho hoạt động giao dịch hàng ngày của Nhà nước và Nhân dân. Mặt khác, việc đặt tên đường là điều kiện cần thiết để tiếp tục khẳng định tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, tôn vinh các danh nhân văn hóa và cách mạng tiêu biểu của đất nước và huyện Triệu Sơn đã có nhiều công lao cống hiến hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suốt chiều dài lịch sử đất nước và địa phương; việc đặt tên đường cũng góp phần nâng tầm về vẻ đẹp thẩm mỹ quan đô thị, thể hiện sự phát triển về nét đẹp văn hóa đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và tương lai.

Việc xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Nưa là hết sức cần thiết nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị và công tác hành chính khác, đặc biệt là Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP  ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/03/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP  ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 90/2017/NQ- HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ- UBND ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 4542/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4014/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND huyện Triệu Sơn về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh về Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 14/12/2020 của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 9168/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND huyện Triệu Sơn về việc thành lập Ban Xây dựng đề án đặt tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ các hồ sơ điều tra xã hội, kinh tế, chính trị, hồ sơ quy hoạch vv… do UBND huyện Triệu Sơn cung cấp.

2. Căn cứ thực tiễn

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị các thị trấn phát triển khá mạnh mẽ, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và công trình công cộng trên địa bàn từng bước được đầu tư, hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Theo quy hoạch phát triển đô thị, nhiều tuyến đường đã, đang và sẽ được nâng cấp, trong đó có một số tuyến đường đã xây dựng hoàn chỉnh; Cùng với đó còn tồn tại các tuyến đường dân cư chưa xây dựng đầy đủ theo quy hoạch; đường vào các khu dân cư hiện trạng nhỏ hẹp, khó định hướng.

Tất cả các tuyến đường thực trạng nêu trên đều chưa được đặt tên chính thức về hành chính, là cơ sở thực tiễn để lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn.

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

 

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Triệu Sơn là một huyện nằm ở phía tây Thanh Hóa thành lập năm 1965 trên cơ sở sáp nhập 20 xã bắc Nông Cống và 13 xã Nam Thọ Xuân, với tên gọi gắn với núi Nưa là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng phía nam Thanh Hóa, có tên chữ là Na Sơn, nơi chứa đựng những giai thoại huyền tích về cuộc đọ sức của ông Tu Nưa và ông Tu Vồm, vị ẩn sĩ tu tiên thời Trần Hồ và những địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Đông Ngô xâm lược.

1. Sơ lược lịch sử thị trấn Triệu Sơn

Vùng đất thuộc thị trấn Triệu Sơn vốn đã có dân cư sinh sống lâu đời từ các thời kỳ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Thị trấn Triệu Sơn nằm bên tuyến sông Lãng Giang, là một đoạn thuộc hệ thống sông Nhà Lê - tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là “tuyến đường Hồ Chí Minh” trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Sau năm 1945, địa bàn thị trấn Triệu Sơn hiện nay thuộc xã Minh Nông, huyện Nông Cống.

Năm 1954, xã Minh Nông chia thành 3 xã: Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, các xã Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn chuyển sang trực thuộc huyện Triệu Sơn mới thành lập.

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 99-HĐBT. Theo đó, thành lập thị trấn Triệu Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Triệu Sơn tách 22,99 ha diện tích tự nhiên và 1.341 người của xã Minh Châu, 5,19 ha diện tích tự nhiên và 229 người của xã Minh Dân, 85,55 ha diện tích tự nhiên và 3.594 người của xã Minh Sơn.

Sau khi thành lập, thị trấn Triệu Sơn có 113,73 ha diện tích tự nhiên và 5.164 người. Xã Minh Châu còn lại 342,26 ha diện tích tự nhiên và 4.446 người, có 2 xóm: Minh Hưng, Tân Độ. Xã Minh Dân còn lại 302,61 ha diện tích tự nhiên và 2.468 người, có 2 xóm: Tân Dân, Tân Tiến.

Đến năm 2018, thị trấn Triệu Sơn có diện tích 1,80 km², dân số là 6.880 người, mật độ dân số đạt 3.822 người/km², gồm 4 khu phố: Giắt, Lê Lợi, Bà Triệu, Tô Vĩnh Diện. Xã Minh Châu có diện tích 3,49 km², dân số là 4.567 người, mật độ dân số đạt 1.309 người/km². Xã Minh Dân có diện tích 3,21 km², dân số là 3.491 người, mật độ dân số đạt 1.088 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2019 đến nay. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Minh Dân và Minh Châu vào thị trấn Triệu Sơn, bao gồm:

+ Thị trấn Triệu Sơn có diện tích 1,80 km2, dân số là 6.880 người, mật độ dân số đạt 3.822 người/km2, gồm 4 khu phố: Giắt, Lê Lợi, Bà Triệu, Tô Vĩnh Diện.

+ Xã Minh Châu có diện tích 3,49 km2, dân số là 4.567 người, mật độ dân số đạt 1.309 người/km2.

+ Xã Minh Dân có diện tích 3,21 km2, dân số là 3.491 người, mật độ dân số đạt 1.088 người/km2.

Như vậy, hiện nay thị trấn Triệu Sơn có diện tích 8,50 km², dân số là 14.938 người, mật độ dân số đạt 1.757 người/km². Vị trí địa lý như sau:

+ Phía đông giáp xã Dân Lý;

+ Phía tây giáp xã Minh Sơn;

+ Phía nam giáp xã An Nông và xã Nông Trường;

+ Phía bắc giáp xã Dân Lực và xã Dân Quyền.

Thị trấn Triệu Sơn được chia thành 14 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, Bà Triệu, Giắt, Lê Lợi, Tô Vĩnh Diện, Tân Dân, Tân Khoa, Tân Minh, Tân Phong, Tân Thanh, Tân Tiến.

Theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26/7/2018 về việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hoá 35%, thị trấn Triệu Sơn có kế hoạch đạt tiêu chí đô thị loại V.

2. Sơ lược lịch sử thị trấn Nưa

Vùng đất thuộc thị trấn Nưa vốn đã có dân cư sinh sống lâu đời từ các thời kỳ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Thị trấn Nưa cũng nằm bên tuyến sông Lãng Giang, thuộc hệ thống sông Nhà Lê - tuyến huyết mạch chủ yếu trong các loại hình giao thông thời phong kiến.

Vào thời Hùng Vương, vùng Tân Ninh có tên làng Cổ Định, có tên gọi dân gian là chạ Kẻ Nưa, nằm ngay dưới chân núi Nưa cao khoảng 580m, tên  lấy theo tên ngọn núi này.

Vào năm 248 là căn cứ kháng chiến chống quân Đông Ngô của Bà Triệu, vùng đất gắn với khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Nưa - Am Tiên;

Thời thuộc nhà Hán được và thời thuộc nhà Tùy - Đường, sách sử ghi là Cà Ná giáp;

Thời nhà Lýnhà Trần, đổi thành hương Cổ Na;

Thời Lê sơLê Thái Tổ đổi thành Cổ Ninh; thời Lê Trung Hưng được đổi thành Cổ Định (do tránh gọi tên húy của vua Lê Duy Ninh);

Thời Nguyễn, thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;

Sau năm 1945, làng Cổ Định xưa chuyển thành xã Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; năm 1954, xã Tân Ninh chia thành 2 xã: Tân Ninh và Thái Hòa;

Tháng 2 năm 1965, xã Tân Ninh chuyển sang trực thuộc huyện Triệu Sơn mới thành lập. Xã vốn có mỏ Cromit Cổ Định (một vùng mỏ cromit vào loại lớn nhất Việt Nam) đã được Bộ Công nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định thành lập từ ngày 28 tháng 2 năm 1956, nhằm khai thác crôm sa khoáng.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Ninh.

Như vậy, hiện nay thị trấn Nưa có diện tích 21,20 km2, dân số là 9.638 người, mật độ dân số đạt 455 người/km2, nằm ở cực nam của huyện Triệu Sơn, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía đông giáp huyện Nông Cống và xã Đồng Lợi;

+ Phía tây giáp xã Thái Hòa và huyện Như Thanh;

+ Phía nam giáp huyện Như Thanh và huyện Nông Cống;

+ Phía bắc giáp các xã Thái Hòa, Khuyến Nông và Đồng Lợi.

Thị trấn Nưa được chia thành 11 tổ dân phố, đánh số từ 1 đến 11.

Theo kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26/7/2018 về việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hoá 35%, thị trấn Nưa có kế hoạch đạt tiêu chí đô thị loại V.

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

1. Thực trạng đặt tên đường, phố thị trấn Triệu Sơn

Dân cư đô thị Triệu Sơn chủ yếu sống tập trung dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu làng nông nghiệp cũ, các khu dân cư thời kì thành lập thị trấn, và khu mở rộng quy hoạch phía Đông sau sáp nhập 2 xã Minh Châu và Minh Dân năm 2019. Mạng lưới giao thông đã được nâng cấp chỉnh trang khu vực trung tâm cũ và đang đầu tư nhiều đường khu vực đô thị mới.

Thị trấn Triệu Sơn có 03 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (47C, 514, 515C) dài 8,3 km; có 19 tuyến đường khu vực (bê tông hoặc trải nhựa) dài 15,5 km, phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 4542/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn đến năm 2030, thị trấn Triệu Sơn. Tất cả các tuyến đường đều chưa được đặt tên.

2. Thực trạng tên đường, phố thị trấn Nưa

Dân cư đô thị chủ yếu sống tập trung trong các khu làng cổ dọc sông Lãng Giang, khu dân cư mở rộng quy hoạch phía Đông về phía đường Nghi Sơn – Sao Vàng thời kì năm 2017. Mạng lưới giao thông đã được nâng cấp chỉnh trang khu vực trung tâm cũ và đang đầu tư số ít đường khu vực đô thị mới.

Thị trấn Nưa có 02 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (47C, 517) dài 4,95 km; có 09 tuyến đường khu vực (bê tông hoặc trải nhựa) dài 7,78 km, phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 4014/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn đến năm 2025. Tất cả các tuyến đường đều chưa được đặt tên.

3. Nhận xét, đánh giá chung

Ưu điểm:

- Các tuyến đường, phố của 02 thị trấn huyện Triệu Sơn đều chưa đặt tên, thuận lợi công tác đặt tên mới.

- Nhân dân 02 thị trấn huyện Triệu Sơn có nhiều di tích lịch sử, trân trọng truyền thống văn hóa lâu đời, hiểu biết sâu sắc về lịch sử quê hương.

- Việc nghiên cứu Đề án để đặt tên đường, phố cho các thị trấn huyện Triệu Sơn được sự đồng thuận cao của nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn.

Nhược điểm:

- Nhà ở các khu dân cư mới theo quy hoạch được duyệt còn rải rác, phân tán.

- Giao thông của khu dân cư cũ được hình thành tự phát lâu đời nên hướng tuyến không có quy luật, khó định vị; quy mô mặt cắt chiều rộng đường chưa đồng bộ, mỹ quan đô thị theo kiểu làng xã chưa thực sự tương xứng với tên "phố".

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Việc đặt tên đường nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị quản lý hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hoá - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương đất nước.

1.2. Yêu cầu

Việc đặt tên đường phải đảm bảo tính khoa học, chính xác và khách quan; Phải đồng bộ trên toàn đô thị; Phải phù hợp văn hóa, lịch sử; Phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch đô thị ngắn hạn và dài hạn; Phải tuân thủ đúng những nguyên tắc chung theo luật định, xây dựng những nguyên tắc riêng phù hợp với nguyên tắc chung cho địa phương.

2. Nguyên tắc đặt tên đường, phố

2.1. Nguyên tắc đặt tên theo quy định của pháp luật

- Áp dụng quy tắc chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2018 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP;

- Tên đường, phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.

- Cách chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng.

+ Tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt đông nghiên cứu ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành cụm các tên đường có liên quan.

+ Đường trong các khu công nghiệp, khu dân cư không phải là đường trục chính; chiều dài dưới 150m và chiều rộng dưới 4,5m; số hộ dân cư sinh sống dưới 50 hộ thì có thể chọn số hiệu hoặc, số thứ tự để đặt tên (hoặc đặt theo tên ngõ theo đánh số nhà sau này). Các số phải sắp đặt từ nhỏ đến lớn, theo hướng từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.

+  Chỉ đặt một tên với đường dài và thông suốt. Đường quá dài, đường liên phường, thị trấn, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên. Khi đường bị cắt khúc bởi các giao lộ, hoặc vòng xoay thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.

2.2. Nguyên tắc cụ thể đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn huyện Triệu Sơn

 Trên cơ sở các nguyên tắc chung, Đề án lập ra các nguyên tắc cụ thể cho các thị trấn Triệu Sơn như sau:

- Tên đường, phố của các đô thị, thị trấn được đặt thành nhóm tên liên quan nhau theo ý nghĩa từng khu vực đô thị. Không đặt trùng tên cùng một danh nhân trong cùng một đô thị, trường hợp đặc biệt cần tuân thủ điều 6 Nghị định 91/2005 ngày 11/07/2005 của Chính phủ về việc quy định ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên, phố và công trình công cộng.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa địa danh, tầm quan trọng của sự kiện và công lao của danh nhân. Đặt tên đường, phố phải mang tính khoa học, tính lịch sử, tính văn hóa sâu sắc, bảo đảm sự ổn định lâu dài và đúng quy định vừ phù hợp nguyên vọng của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Ưu tiên sử dụng tên các nhân vật, sự kiện lịch sử - văn hóa có gắn với huyện Triệu Sơn và với tỉnh Thanh Hóa.

- Các đường, phố có chiều dài trên 150m, rộng từ 4,5m trở lên, có dân cư sinh sống ổn định (với tên phố) có hạ tầng giao thông thông suốt, hoặc có khả năng phát triển mở rộng, kéo dài theo quy hoạch xây dựng đã duyệt, thì được xem xét đặt tên.

3. Quy cách biển tên đường, phố

- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x40cm

- Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng 0.5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5 cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ “đường” “phố” ở dòng trên, từ tên đường phố cần đặt tên ở dòng dưới, và có cỡ chữ to hơn dòng trên.

- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường hoặc phố, và các điểm giao nhau với đường hoặc phố khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau. Hai biển tên đường hai đường giao nhau gắn trên một cột, hướng biển tên đường song song với đường tương ứng. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì có thể gắn biển tên đường tại cột điện đó.

4. Cơ sở dữ liệu ngân hàng tên đường được sử dụng đặt tên đường, phố trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Tên đường, phố và công trình công cộng huyện Triệu Sơn được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường huyện Triệu Sơn (được lập riêng phù hợp với Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND). Danh sách Ngân hàng tên đường, phố gắn với Triệu Sơn, bao gồm 55 tên như sau:

4.1. Có 6 tên Địa danh lịch sử cách mạng hoặc gắn với Triệu Sơn.

4.2. Có 1 tên Địa phương kết nghĩa với huyện Triệu Sơn.

4.3. Có 11 tên Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội.

4.4. Có 1 tên Di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh gắn với Triệu Sơn.

4.5. Có 2 tên Phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, cuộc chiến thắng chống quân xâm lược, có giá trị tiêu biểu quốc gia gắn với huyện Triệu Sơn.

4.6. Có 18 tên Danh nhân đất nước (quê, hoặc đóng góp cho Triệu Sơn).

4.7. Có 16 tên Danh nhân, nhân vật lịch sử được suy tôn tại Thanh Hóa (gắn liền với Triệu Sơn).

Đề án xem xét đến quy hoạch ngắn hạn và dài hạn để đặt tên đường, phố. Do vậy, dữ liệu tên đường, phố trong Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND cần dự trữ quỹ tên dự phòng để đặt cho đường quy hoạch trong tương lai phù hợp ý nghĩa, quy mô từng tuyến đường, phố.

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Đề xuất đặt tên 32 đường, phố trong đó, đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố), đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố), là tên các danh nhân, địa danh, danh từ có ý nghĩa, có trong Ngân hàng tên của tỉnh, cụ thể:

1. Đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố)

TT

Các đường, phố đề xuất đặt tên

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Vị trí điểm đầu

Vị trí điểm cuối

Tên đường, phố dự kiến

10 tên đường

 

 

 

 

 

1

Một đoạn Tỉnh lộ 514 qua trung tâm thị trấn Triệu Sơn

4.845m

26m

Từ tiếp giáp xã Dân Lý (km1+370)

Đến cầu Nhơm (Km6+215)

Đường

Lê Thái Tổ

2

Một đoạn Quốc lộ 47C qua trung tâm thị trấn Triệu Sơn đi Dân Lực

2.495m

26m

Từ tiếp giáp xã Dân Lực (km18+550)

Đến tiếp giáp xã An Nông (km16+055)

Đường

Triệu Quốc Đạt

3

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào xã Minh Sơn

670m

12m

Từ Tỉnh lộ 514 (km5+885) đoạn Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn

Đến tiếp  giáp xã Minh Sơn (km19+785)

Đường

Nguyễn Trinh Cơ

4

Đường BT nối tỉnh lộ 514 với Quốc lộ 47C

1.780m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km6+070) đoạn cầu Nhơm

Đến Quốc lộ 47C (km16+670)

Đường

Nguyễn Hoàn

5

Đường vào trường Mầm non Hoa Hồng

495m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km5+150)

Đến đường  Nguyễn Hoàn

Đường

Nguyễn Thu

6

Đường đôi Đường Bắc đồng Nẫn

760m

34m

Từ Quốc lộ 47C đoạn cây xăng Vật tư (km17+415)

Đến phố Nguyễn Trinh Tiếp

Đường

Tô Vĩnh Diện

7

Đường cổng chào Minh Dân

1.390m

15m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cổng chào Minh Dân km4+260)

Đến tiếp giáp khu dân cư xã Dân Lực

Đường

Nguyễn Hiệu

8

Đường chính khu dân cư làng Sen dọc kênh thủy lợi

1.970m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cống chéo thủy lợi (km3+220)

Qua Quốc lộ 47C, (km16+530) đến tổ dân phố 1

Đường

Lê Tán Tương

9

Đường chính vào xã Tiến Nông

1.575m

15m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cầu Trắng (km2+190)

Đến tiếp giáp xã Tiến Nông

Đường

Chu Đạt

10

Đường nối Tỉnh lộ 514 với Quốc lộ 47

1.065m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km1+840)

Đến Quốc lộ 47 (Km32+900)

Đường

Lê Thì Hiến

 

 

 II

11 tên phố

 

 

 

 

 

 1

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào chợ Dốc

635m

12m

Từ cổng chào phố Bà Triệu (km20+800)

Đến phố Nguyễn Lợi Thiệp đoạn tổ dân phố Bà Triệu

Phố

Hoàng Sĩ Oánh

 

2

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào Trung đoàn 3

305m

12m

Từ phố Hoàng Sĩ Oánh (km 20+510)

Đến đường Nguyễn Trinh Cơ (km20+205);

Phố

Hoàng Văn Ngữ

  3

Đường dọc bờ Nam hồ Than Bùn

585m

7,5m

Từ phố Nguyễn Trinh Tiếp

Đến đường Nguyễn Trinh Cơ (km19+785)

Phố

Nguyễn Lợi Thiệp

4

Đường phía Đông - Bắc qua Huyện ủy đến hồ Than Bùn

825m

7,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn Huyện ủy (km5+150)

Đến hồ Than Bùn

Phố

Nguyễn Trinh Tiếp

5

Đường phía Tây trường Tiểu học thị trấn Triệu Sơn

515m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km4+815)

Đến đường Nguyễn Hoàn

Phố

Nguyễn Tái

6

Đường qua trường THPT Triệu Sơn 1 đến cầu Bồ

845m

6,5m

Từ Quốc lộ 47C đoạn trường THPT Triệu Sơn 1 (Km18+360)

Đến cầu Bồ

Phố

Lê Giốc

7

Đường qua đền thờ Trịnh Khả

605m

6,5m

Từ phố Lê Giốc, qua đền thờ Trịnh Khả

Đến đường Nguyễn Hiệu

Phố

Trịnh Khả

8

Đường qua bến xe Hào Hương

1.150m

6,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn bến xe Hào Hương (km3+855)

Đến tiếp giáp khu dân cư xã Dân Lực

Phố

Trịnh Thì Tế

9

Đường vào tổ dân phố 2, 3

645m

6,5m

Từ đường Lê Tán Tương

Đến tổ dân phố 2, 3

Phố

Lê Tán Thiện

10

Đường vào khu Nhà Thờ đạo

400m

6,0m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn vào nhà thờ đạo (km4+340)

Đến Quốc lộ 47C (km16+875)

Phố

Đoàn Kết

11

Đường vào tổ dân phố Tân Minh

530m

6,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km1+370)

Đến tổ dân phố Tân Minh

Phố

Lê Thì Hải

 

2. Đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố)

TT

Các đường, phố cần đặt tên

Chiều dài (km)

Chiều rộng (m)

Vị trí điểm đầu

Vị trí điểm cuối

Tên đường, phố dự kiến

 I

03 tên đường

 

 

 

 

 

1

Đoạn Quốc lộ 47C qua trung tâm thị trấn Nưa

2.615m

20,5m

Từ tiếp giáp xã Thái Hòa (km9+975)

Đến tiếp giáp huyện Nông Cống (km7+360)

Đường

Triệu Quốc Đạt

2

Đoạn Tỉnh lộ 517 qua thị trấn Nưa

3.030m

20,5m

Từ đường Nghi Sơn, Sao vàng (km11+600)

Đến Đền Nưa (km14+630)

Đường

Bà Triệu

3

Đường chính đi xã Thái Hòa

1280m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 517 làng Đinh (km13+730)

Đến tiếp giáp xã Thái Hòa

Đường

Lê Lôi

II 

08 tên phố

 

 

 

 

 

1

Đường dọc từ quốc lộ 47C đến cầu Giáp

760m

6,5m

Từ Quốc lộ 47C vào chùa Hoa Cải (km9+795)

Đến cầu Giáp

Phố

Nguyễn Soạn

2

Đường phía Đông sông Lãng Giang

970m

6,0m

Từ cầu Giáp

Đến cầu Ất

Phố

Nguyễn Xứng

3

Đường phía Tây sông Lãng Giang

720m

7,5m

Từ cầu Ất qua Đền thờ Lê Bật Tứ

Đến Tỉnh lộ 517 đoạn cầu Đinh (km13+475)

Phố

Lê Bật Tứ

4

Đường từ Trường mầm non thị trấn Nưa đi quốc lộ 47C

705m

6,0m

Từ đường Lê Lôi, qua đền thờ Lê Trọng Nhị

Đến Quốc lộ 47C (km8+680)

Phố

Lê Trọng Nhị

5

Đường đình Làng Đài đi Chùa Lê

670m

6,0m

Từ đình làng Đài

Đến chùa Lê

Phố

Lê Ngọc Toản

6

Đường qua nhà thờ Cổ Định đi tổ dân phố 10

455m

6,0m

Từ Tỉnh lộ 517  (km13+365) qua nhà thờ Cổ Định

Đến phố Lê Thân đoạn tổ dân phố 10

Phố

Lê Tuấn Kiệt

7

Đường từ nhà thờ Cổ Định đi tổ dân phố 11

920m

6,0m

Từ nhà thờ Cổ Định

Đến phố Lê Thân, tổ dân phố 11 đoạn

 

Phố

Doãn Tử Tư

8

Đường dọc sông Lãng Giang từ cầu Mỏ đi Đền Hạ

1.280m

7,0m

Từ cầu Mỏ, làng Đinh

Đến đền Hạ tổ dân phố 11

Phố

Lê Thân


 

III. THUYẾT MINH Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG, PHỐ

1. Thuyết minh ý nghĩa 21 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, có trong Ngân hàng tên của tỉnh

TT

Tên danh nhân, địa danh

Tóm tắt lý lịch

Nghị quyết 90/2017

1

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ (1385 -1433), quê ở Lam Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hóa, là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Anh hùng dân tộc, vị Vua sáng lập ra nhà Hậu Lê.

(214tr78)

2

Triệu Quốc Đạt

Triệu Quốc Đạt (?-?), quê Thanh Hóa, là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).

(88tr62)

3

Nguyễn Trinh Cơ

Nguyễn Trinh Cơ (1915- 1985), quê ở Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Giáo sư, Tiến sỹ Y học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền Y học nước nhà.

(49tr57)

4

Nguyễn Hoàn

Nguyễn Hoàn (1713- 1792), quê ở làng Phương Khê, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng mà còn là một nhà văn hóa, nhà sử học, từng giữ chức Đông Các đại học sỹ, Hàn Lâm hiệu thảo phụ trách Quốc Tử Giám.

(133tr67)

5

Nguyễn Thu

Nguyễn Thu (1799-1855), quê ở Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Nông cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Bố chính và là nhà văn. Nhà sử học lớn thời Nguyễn, là tác giả của nhiều cuốn sách như: Việt thi lục biên Sử cục loại biên (1833), Thiên Nam tiệp chú ngoại kỉ sử lược (1848) và cuốn Lê Quý kí sự.

(337tr95)

6

Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954), quê thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam, anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

(60tr58)

7

Nguyễn Hiệu

Nguyễn Hiệu (1674-1735), quê làng Lan Khê, huyện Nông cống (nay là thôn Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư, Tham tụng thời Lê Trung hưng.

(127tr67)

8

Lê Tán Tương

Lê Tán Tương (1482 - ?), hay còn gọi là Lê Tán Tượng, quê Thượng Cốc, huyện Lôi Dương, (nay thuộc xã Xuân Thịnh, huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hóa, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (1499), làm quan đến Thượng thư bộ Hình.

(255tr147)

9

Chu Đạt

Chu Đạt (91 - 160), là người ở Cư Phong (nay thuộc làng Phú Hào, Thọ Phú, Triệu Sơn), Thanh Hóa, là thủ lĩnh Cuộc khởi nghĩa tại Cửu Chân thời Bắc thuộc chống ách thống trị nhà Đông Hán.

(86tr61)

10

Lê Thì Hiến

Lê Thì Hiến (1611 - 1676), người xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên (nay là thuộc xã Thọ Phú), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là vị tướng tài dưới thời Lê Trung hưng.

(121tr66)

11

Hoàng Sĩ Oánh

Hoàng Sĩ Oánh (1911-2003), còn có tên gọi là Bản Toàn, quê làng Phú Hào, tổng Bất Nạo, huyện Thọ Xuân (nay thuộc xã Thọ Phú, Triệu Sơn), Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa.

(147tr133)

12

Hoàng  Văn Ngữ

Hoàng Văn Ngữ (1914-1994), quê làng Mỹ Hào, tổng Bất Náo, phủ Thọ Xuân (nay thuộc xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa.

(139tr132)

13

Nguyễn Lợi Thiệp

Nguyễn Lợi Thiệp (1867- 1914), quê ở làng Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa, bị thực dân Pháp bắt và bị giết hại tại nhà tù Côn Đảo.

(203tr140)

14

Nguyễn Trinh Tiếp

Nguyễn Trinh Tiếp (1924-1967), quê ở Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông là một trong những nhà tham gia sáng chế ra súng SKZ - 60, được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học - Công nghệ.

(355tr98)

15

Nguyễn Tái

Nguyễn Tái (1833 - 1883), quê Hương Khê, huyện Nông Cống (nay là làng Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), là Án sát dưới thời nhà Nguyễn.

 

(178tr137)

 

 

16

Lê Giốc

Lê Giốc (? - 1377), quê ở tổng Cổ Định (nay là xã Tân Ninh), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là An phủ sứ thời Trần.

(110tr65)

17

Trịnh Khả

Trịnh Khả (1399-1451), người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh phủ Thanh Hoá (nay thuộc thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hoá, là danh tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, Đô Thái giám thời Lê Sơ.

(158tr70)

18

Trịnh Thì Tế

Trịnh Thì Tế (1621 - 1668), tức Thế Tế, quê làng Nhật Cảo, huyện Lôi Dương, nay là thôn Nhật Quả, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Dần (1650), làm quan chức Tự khanh, tước Nam, làm Phó sứ sang nhà Thanh.

(188tr138)

19

Lê Tán Thiện

Lê Tán Thiện (1488 - ?), quê làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương, nay thuộc xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Mùi (1499), ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình.

(201tr140)

20

Đoàn Kết

Đoàn Kết: Là truyền thống quý báu của dân tộc. Đầu năm 1951, thời điếm cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta có nhiều diễn biến mới, Đoàn kết là cái gốc làm nên thành công và đại đoàn kết tạo thành sức mạnh dẫn đến đại thành công.

(1tr38)

21

Lê Thì Hải

Lê Thỉ Hải (1641-1710), quê làng Phú Hào, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Danh tướng đời Lê Gia Tông là Tả Đô đốc hàm Thiếu bảo, tước Thạc quận công thời Lê Trung hưng.

(63tr122)

 


 

2. Thuyết minh ý nghĩa 11 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Nưa có trong Ngân hàng tên của tỉnh

TT

Tên danh nhân, địa danh

Tóm tắt lý lịch

Nghị quyết 90/2017

1

Triệu Quốc Đạt

Triệu Quốc Đạt (?-?), quê Thanh Hóa, là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).

(88tr62)

2

Bà Triệu

Khởi nghĩa Bà Triệu: Đây là cuộc khởi nghĩa do Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa), đông đảo Nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Bà đã chỉ huy quân đánh thắng nhiều trận, quân Ngô tan rã.

(15tr46)

3

Lê Lôi

Lê Lôi (?-1442) quê ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), là danh tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, làm quan đến chức Xa kỵ Đồng Tổng quản kiêm Đô Tổng quản dưới thời Lê sơ.

(211tr78)

4

Nguyễn Soạn

Nguyễn Soạn (1871- 1948), quê huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là người tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa, bị thực dân Pháp bắt đầy đi Côn Đảo, ra tù ông trở về thành phố Thanh Hóa lập nên Chùa Đảo Viên.

(175tr137)

5

Nguyễn Xứng

Nguyễn Xứng (1867 - 1914), có tên còn gọi là Cử Xứng, quê làng Phương Khê, Tổng cổ Định (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, đậu Cử nhân năm 1894, tham gia phòng trào yêu nước từ năm 1905. Năm 1908, tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa và bị Pháp bắt tù đày đi Côn Đảo.

(274tr149)

6

Lê Bật Tứ

Lê Bật Tứ (1562 - 1627), người xã Cổ Định, nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư, Tham tụng thời Lê Trung hưng, đi sứ Trung Quốc (1608).

(408tr106)

7

Lê Trọng Nhị

Lê Trọng Nhị (1880-1953), quê xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là sĩ phu yêu nước tích cực hưởng ứng phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908, bị thực dân Pháp bắt giam giữ tại nhà tù Côn Đảo.

(142tr133)

8

Lê Ngọc Toản

Lê Ngọc Toản (1845 - 1924), quê Thôn Ất, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Cử nhân, được triều đình bổ dụng làm Tri phủ Đoan Hùng, làm quan Án sát ở 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang, tham gia Phong trào cần Vương chống Pháp với chức Tán tương quân vụ.

(226tr143)

9

Lê Tuấn Kiệt

Lê Tuấn Kiệt (thế kỷ XV - XVI), quê Tân Ninh huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng tể thời Lê sơ, được truy tặng là Bậc tiết nghĩa, phong là Phúc thần Thượng đẳng.

(93tr126)

10

Doãn Tử Tư

Doãn Tử Tư (thế kỷ XI), quê xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư và là nhà ngoại giao thời Lý, từng đi sứ nhà Tống, được ban tặng tước Quận Công.

(252tr147)

11

Lê Thân

Lê Thân (1253- 1340), quê ở Thanh Trì, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh hóa, là Đại hành khiển, tước Luật quận công thời Trần

(324tr93)

 

 


 

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

1. Thực hiện Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Triệu Sơn thành lập Ban xây dựng Đề án, xây dựng kế hoạch, hợp đồng đơn vị Tư vấn lập Đề án; Tiến hành kiểm kê, rà soát, đánh giá lập bản đồ hiện trạng việc đặt tên đường; lập danh mục tên đường, phố dự kiến cần đặt tên; căn cứ vào quy mô, tính chất, cấp độ của đường, phố, lựa chọn tên tại Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, đề xuất phương án đặt tên cụ thể tại từng đường, phố; Tổ chức các hội nghị xin ý kiến quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan, hai thị trấn nơi có đường, phố dự kiến đặt tên; xin ý kiến của các tổ chức Đảng, thường trực HĐND, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các nhà khoa học của huyện Triệu Sơn; công bố công khai phương án đặt tên trên các phương tiện thông tin đại chúng của cấp huyện, để nhân dân tham gia góp ý kiến trong thời hạn 10 ngày làm việc; Hoàn thiện Đề án theo các ý kiến, báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy.

2. UBND huyện Triệu Sơn hoàn thiện Đề án báo cáo Hội đồng tư vấn đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng tư vấn tỉnh).

3. Hội đồng tư vấn tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đề án trình UBND tỉnh theo quy định. UBND tỉnh trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy. UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc đặt tên đường, phố và ban hành Nghị quyết hoặc ban hành Quyết định theo thẩm quyền.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Hồ sơ UBND huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm: Tờ trình của UBND huyện; Đề án đặt tên đường phố và công trình công cộng; Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân trên địa bàn huyện.

III. THỜI GIAN

Hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định trước Quý III/2021. Triển khai việc đặt tên đường, phố và lắp đặt biển: Trong quý IV/2021.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ ngân sách UBND huyện Triệu Sơn.

 

 

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong những năm qua được các cấp các ngành quan tâm, tạo điều kiện hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế với các vùng, miền trong tỉnh.

Về tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; hàng năm có nhiều chỉ tiêu trong phát triển kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Về văn hóa, y tế, giáo dục và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, thường xuyên được cũng cố và tăng cường…Tuy nhiên, vẫn còn không ít việc cần phải quan tâm trong đó việc đặt tên đường, phố trên địa bàn hai thị trấn là cần thiết nhưng chưa được thực hiện, dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân. Vì vậy, việc đặt tên đường, phố nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ việc giao dịch, giao lưu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chỉnh trang diện mạo đô thị; tạo điều kiện cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của một đô thị ngày càng văn minh, hiện đại là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc đặt tên đường, phố còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân địa phương về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.

II. KIẾN NGHỊ

Để việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn sớm được triển khai thực hiện phục vụ giao dịch, quản lý hành chính, UBND huyện Triệu Sơn kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật./.

                                                                                                     TM. UBND HUYỆN

 

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Quang Trung

 

PHIẾU XIN Ý KIẾN LẦN 4 VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Đăng lúc: 16/11/2021 17:26:14 (GMT+7)

BAN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA PHIẾU GÓP Ý KIẾN (lần 4) Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá Triệu Sơn, ngày 02/11/2021 Thực hiện Chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh giao UBND huyện Triệu Sơn xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, ngày 13/8/2021 UBND huyện Triệu Sơn đã có Tờ trình số 4625/TTr-UBND đề nghị Hội đông Tư vấn tỉnh thẩm định Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn. Ngày 28 - 29/10/2021, tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và có ý kiến đối với Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn. Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đã tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án và có báo cáo giải trình. Sau khi Ban xây dựng Đề án điều chỉnh bổ sung Đề án được sự thống nhất cao của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và ý kiến của Thường trực HĐND; Ủy ban MTTQVN huyện; các ngành, đoàn thể cấp huyện và nhân dân. Để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, UBND huyện Triệu Sơn báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thẩm định Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, cụ thể như sau: Đề xuất đặt tên 32 đường, phố (gồm 13 đường, 19 phố), là tên danh nhân, địa danh có trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Ngân hàng tên); trong đó đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố); 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 8 phố) (Gửi kèm Đề án) Mọi ý kiến tham gia góp ý xin gửi về Phòng VHTT huyện Triệu Sơn địa chỉ Email: vhtttrieuson@gmail.com./.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ

 

http://galaxylands.com.vn/wp-content/uploads/2020/04/ban-do-huyen-trieu-son-thanh-hoa.jpg

 

 

 

 

 

 

 

Triệu Sơn, tháng 11 năm 2021 

MỤC LỤC

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 3

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 3

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.. 4

1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án. 4

2. Căn cứ thực tiễn. 5

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 5

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 5

1. Sơ lược lịch sử thị trấn Triệu Sơn. 6

2. Sơ lược lịch sử thị trấn Nưa. 7

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 8

1. Thực trạng đặt tên đường, phố thị trấn Triệu Sơn. 8

2. Thực trạng tên đường, phố thị trấn Nưa. 8

3. Nhận xét, đánh giá chung. 8

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 9

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 9

1. Mục đích, yêu cầu. 9

2. Nguyên tắc đặt tên đường, phố. 9

3. Quy cách biển tên đường, phố. 10

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN.. 11

1. Đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố) 12

2. Đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố) 14

III. THUYẾT MINH Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG, PHỐ.. 16

1. Thuyết minh ý nghĩa 21 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, có trong Ngân hàng tên của tỉnh. 16

2. Thuyết minh ý nghĩa 11 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Nưa có trong Ngân hàng tên của tỉnh. 19

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 21

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC.. 21

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ.. 21

III. THỜI GIAN.. 21

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN.. 21

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 22

I. KẾT LUẬN.. 22

II. KIẾN NGHỊ. 22


ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

 
 
 

 


  PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Huyện Triệu Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 2 thị trấn và 32 xã; cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 20 km; có diện tích tự nhiên 292,2 km², dân số 230.200 người.

Vị trí địa lý Triệu Sơn như sau:

+ Phía Đông giáp huyện Đông Sơn;

+ Phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh;

+ Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân;

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa;

Huyện Triệu Sơn thuộc địa hình bán sơn địa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, một số con sông, suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện lân cận: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, phía Nam có dãy Ngàn Nưa với độ cao 580m. Cơ cấu dân cư gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái.

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Triệu Sơn ngày càng nhanh với các nhân tố như: Xây dựng và mở rộng đường Khu kinh tế Nghi Sơn đi Cảnh hàng không Thọ Xuân; xây dựng đường cao tốc Bắc Nam qua địa phận huyện; thành lập thị trấn Nưa, mở rộng đô thị trấn Triệu Sơn; …; Công tác phát triển đô thị như: Đô thị Gốm, đô thị Đà, Sim... thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo việc làm cho người dân. Thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa đã và đang hình thành các đường, phố với các cửa hàng, cửa hiệu, nhà ở liền kề sầm uất nhưng chưa được đặt tên; một số tuyến đường dân cư chưa xây dựng đầy đủ theo quy hoạch; đường vào các khu dân cư hiện trạng nhỏ hẹp, các đường đều chưa có tên tồn tại trong thời gian dài, có hướng tuyến tự phát từ xa xưa nên không thuận tiện giao thông, không có tính quy luật, khó định hướng, như khu dân cư kiểu làng xã của xã Minh Châu và Minh Dân cũ mới sáp nhập vào thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, chủ yếu tên đường được gọi theo cách gọi dân gian hoặc tên của khu phố dân cư. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính, quản lý đô thị và giao dịch sinh hoạt của nhân dân.

Sự phát triển nhanh các đô thị dẫn đến các công tác quản lý hành chính phải đồng bộ, trong số đó có việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng. Việc đặt tên đường, phố, gắn biển tên công trình, số nhà cho từng cơ quan, hộ dân cư nhằm thuận tiện cho công tác quản lý văn bản pháp lý, hộ khẩu hộ tịch, quản lý trật tự an ninh xã hội, quản lý địa chỉ cho giao thông liên lạc, quản lý công tác xây dựng đô thị,...

Qua đó, việc đặt tên các đường, phố trên địa bàn làm cơ sở cho việc đặt tên các ngõ, ngách, gắn biển số nhà trên địa bàn thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội… là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm tăng cường chất lượng công tác quản lý đô thị, thuận lợi cho hoạt động giao dịch hàng ngày của Nhà nước và Nhân dân. Mặt khác, việc đặt tên đường là điều kiện cần thiết để tiếp tục khẳng định tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, tôn vinh các danh nhân văn hóa và cách mạng tiêu biểu của đất nước và huyện Triệu Sơn đã có nhiều công lao cống hiến hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suốt chiều dài lịch sử đất nước và địa phương; việc đặt tên đường cũng góp phần nâng tầm về vẻ đẹp thẩm mỹ quan đô thị, thể hiện sự phát triển về nét đẹp văn hóa đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và tương lai.

Việc xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Nưa là hết sức cần thiết nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị và công tác hành chính khác, đặc biệt là Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP  ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/03/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP  ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 90/2017/NQ- HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ- UBND ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 4542/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4014/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND huyện Triệu Sơn về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh về Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 14/12/2020 của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 9168/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND huyện Triệu Sơn về việc thành lập Ban Xây dựng đề án đặt tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ các hồ sơ điều tra xã hội, kinh tế, chính trị, hồ sơ quy hoạch vv… do UBND huyện Triệu Sơn cung cấp.

2. Căn cứ thực tiễn

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị các thị trấn phát triển khá mạnh mẽ, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và công trình công cộng trên địa bàn từng bước được đầu tư, hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Theo quy hoạch phát triển đô thị, nhiều tuyến đường đã, đang và sẽ được nâng cấp, trong đó có một số tuyến đường đã xây dựng hoàn chỉnh; Cùng với đó còn tồn tại các tuyến đường dân cư chưa xây dựng đầy đủ theo quy hoạch; đường vào các khu dân cư hiện trạng nhỏ hẹp, khó định hướng.

Tất cả các tuyến đường thực trạng nêu trên đều chưa được đặt tên chính thức về hành chính, là cơ sở thực tiễn để lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn.

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

 

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Triệu Sơn là một huyện nằm ở phía tây Thanh Hóa thành lập năm 1965 trên cơ sở sáp nhập 20 xã bắc Nông Cống và 13 xã Nam Thọ Xuân, với tên gọi gắn với núi Nưa là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng phía nam Thanh Hóa, có tên chữ là Na Sơn, nơi chứa đựng những giai thoại huyền tích về cuộc đọ sức của ông Tu Nưa và ông Tu Vồm, vị ẩn sĩ tu tiên thời Trần Hồ và những địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Đông Ngô xâm lược.

1. Sơ lược lịch sử thị trấn Triệu Sơn

Vùng đất thuộc thị trấn Triệu Sơn vốn đã có dân cư sinh sống lâu đời từ các thời kỳ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Thị trấn Triệu Sơn nằm bên tuyến sông Lãng Giang, là một đoạn thuộc hệ thống sông Nhà Lê - tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là “tuyến đường Hồ Chí Minh” trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Sau năm 1945, địa bàn thị trấn Triệu Sơn hiện nay thuộc xã Minh Nông, huyện Nông Cống.

Năm 1954, xã Minh Nông chia thành 3 xã: Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, các xã Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn chuyển sang trực thuộc huyện Triệu Sơn mới thành lập.

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 99-HĐBT. Theo đó, thành lập thị trấn Triệu Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Triệu Sơn tách 22,99 ha diện tích tự nhiên và 1.341 người của xã Minh Châu, 5,19 ha diện tích tự nhiên và 229 người của xã Minh Dân, 85,55 ha diện tích tự nhiên và 3.594 người của xã Minh Sơn.

Sau khi thành lập, thị trấn Triệu Sơn có 113,73 ha diện tích tự nhiên và 5.164 người. Xã Minh Châu còn lại 342,26 ha diện tích tự nhiên và 4.446 người, có 2 xóm: Minh Hưng, Tân Độ. Xã Minh Dân còn lại 302,61 ha diện tích tự nhiên và 2.468 người, có 2 xóm: Tân Dân, Tân Tiến.

Đến năm 2018, thị trấn Triệu Sơn có diện tích 1,80 km², dân số là 6.880 người, mật độ dân số đạt 3.822 người/km², gồm 4 khu phố: Giắt, Lê Lợi, Bà Triệu, Tô Vĩnh Diện. Xã Minh Châu có diện tích 3,49 km², dân số là 4.567 người, mật độ dân số đạt 1.309 người/km². Xã Minh Dân có diện tích 3,21 km², dân số là 3.491 người, mật độ dân số đạt 1.088 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2019 đến nay. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Minh Dân và Minh Châu vào thị trấn Triệu Sơn, bao gồm:

+ Thị trấn Triệu Sơn có diện tích 1,80 km2, dân số là 6.880 người, mật độ dân số đạt 3.822 người/km2, gồm 4 khu phố: Giắt, Lê Lợi, Bà Triệu, Tô Vĩnh Diện.

+ Xã Minh Châu có diện tích 3,49 km2, dân số là 4.567 người, mật độ dân số đạt 1.309 người/km2.

+ Xã Minh Dân có diện tích 3,21 km2, dân số là 3.491 người, mật độ dân số đạt 1.088 người/km2.

Như vậy, hiện nay thị trấn Triệu Sơn có diện tích 8,50 km², dân số là 14.938 người, mật độ dân số đạt 1.757 người/km². Vị trí địa lý như sau:

+ Phía đông giáp xã Dân Lý;

+ Phía tây giáp xã Minh Sơn;

+ Phía nam giáp xã An Nông và xã Nông Trường;

+ Phía bắc giáp xã Dân Lực và xã Dân Quyền.

Thị trấn Triệu Sơn được chia thành 14 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, Bà Triệu, Giắt, Lê Lợi, Tô Vĩnh Diện, Tân Dân, Tân Khoa, Tân Minh, Tân Phong, Tân Thanh, Tân Tiến.

Theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26/7/2018 về việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hoá 35%, thị trấn Triệu Sơn có kế hoạch đạt tiêu chí đô thị loại V.

2. Sơ lược lịch sử thị trấn Nưa

Vùng đất thuộc thị trấn Nưa vốn đã có dân cư sinh sống lâu đời từ các thời kỳ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Thị trấn Nưa cũng nằm bên tuyến sông Lãng Giang, thuộc hệ thống sông Nhà Lê - tuyến huyết mạch chủ yếu trong các loại hình giao thông thời phong kiến.

Vào thời Hùng Vương, vùng Tân Ninh có tên làng Cổ Định, có tên gọi dân gian là chạ Kẻ Nưa, nằm ngay dưới chân núi Nưa cao khoảng 580m, tên  lấy theo tên ngọn núi này.

Vào năm 248 là căn cứ kháng chiến chống quân Đông Ngô của Bà Triệu, vùng đất gắn với khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Nưa - Am Tiên;

Thời thuộc nhà Hán được và thời thuộc nhà Tùy - Đường, sách sử ghi là Cà Ná giáp;

Thời nhà Lýnhà Trần, đổi thành hương Cổ Na;

Thời Lê sơLê Thái Tổ đổi thành Cổ Ninh; thời Lê Trung Hưng được đổi thành Cổ Định (do tránh gọi tên húy của vua Lê Duy Ninh);

Thời Nguyễn, thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;

Sau năm 1945, làng Cổ Định xưa chuyển thành xã Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; năm 1954, xã Tân Ninh chia thành 2 xã: Tân Ninh và Thái Hòa;

Tháng 2 năm 1965, xã Tân Ninh chuyển sang trực thuộc huyện Triệu Sơn mới thành lập. Xã vốn có mỏ Cromit Cổ Định (một vùng mỏ cromit vào loại lớn nhất Việt Nam) đã được Bộ Công nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định thành lập từ ngày 28 tháng 2 năm 1956, nhằm khai thác crôm sa khoáng.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Ninh.

Như vậy, hiện nay thị trấn Nưa có diện tích 21,20 km2, dân số là 9.638 người, mật độ dân số đạt 455 người/km2, nằm ở cực nam của huyện Triệu Sơn, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía đông giáp huyện Nông Cống và xã Đồng Lợi;

+ Phía tây giáp xã Thái Hòa và huyện Như Thanh;

+ Phía nam giáp huyện Như Thanh và huyện Nông Cống;

+ Phía bắc giáp các xã Thái Hòa, Khuyến Nông và Đồng Lợi.

Thị trấn Nưa được chia thành 11 tổ dân phố, đánh số từ 1 đến 11.

Theo kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26/7/2018 về việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hoá 35%, thị trấn Nưa có kế hoạch đạt tiêu chí đô thị loại V.

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

1. Thực trạng đặt tên đường, phố thị trấn Triệu Sơn

Dân cư đô thị Triệu Sơn chủ yếu sống tập trung dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu làng nông nghiệp cũ, các khu dân cư thời kì thành lập thị trấn, và khu mở rộng quy hoạch phía Đông sau sáp nhập 2 xã Minh Châu và Minh Dân năm 2019. Mạng lưới giao thông đã được nâng cấp chỉnh trang khu vực trung tâm cũ và đang đầu tư nhiều đường khu vực đô thị mới.

Thị trấn Triệu Sơn có 03 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (47C, 514, 515C) dài 8,3 km; có 19 tuyến đường khu vực (bê tông hoặc trải nhựa) dài 15,5 km, phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 4542/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn đến năm 2030, thị trấn Triệu Sơn. Tất cả các tuyến đường đều chưa được đặt tên.

2. Thực trạng tên đường, phố thị trấn Nưa

Dân cư đô thị chủ yếu sống tập trung trong các khu làng cổ dọc sông Lãng Giang, khu dân cư mở rộng quy hoạch phía Đông về phía đường Nghi Sơn – Sao Vàng thời kì năm 2017. Mạng lưới giao thông đã được nâng cấp chỉnh trang khu vực trung tâm cũ và đang đầu tư số ít đường khu vực đô thị mới.

Thị trấn Nưa có 02 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (47C, 517) dài 4,95 km; có 09 tuyến đường khu vực (bê tông hoặc trải nhựa) dài 7,78 km, phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 4014/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn đến năm 2025. Tất cả các tuyến đường đều chưa được đặt tên.

3. Nhận xét, đánh giá chung

Ưu điểm:

- Các tuyến đường, phố của 02 thị trấn huyện Triệu Sơn đều chưa đặt tên, thuận lợi công tác đặt tên mới.

- Nhân dân 02 thị trấn huyện Triệu Sơn có nhiều di tích lịch sử, trân trọng truyền thống văn hóa lâu đời, hiểu biết sâu sắc về lịch sử quê hương.

- Việc nghiên cứu Đề án để đặt tên đường, phố cho các thị trấn huyện Triệu Sơn được sự đồng thuận cao của nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn.

Nhược điểm:

- Nhà ở các khu dân cư mới theo quy hoạch được duyệt còn rải rác, phân tán.

- Giao thông của khu dân cư cũ được hình thành tự phát lâu đời nên hướng tuyến không có quy luật, khó định vị; quy mô mặt cắt chiều rộng đường chưa đồng bộ, mỹ quan đô thị theo kiểu làng xã chưa thực sự tương xứng với tên "phố".

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Việc đặt tên đường nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị quản lý hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hoá - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương đất nước.

1.2. Yêu cầu

Việc đặt tên đường phải đảm bảo tính khoa học, chính xác và khách quan; Phải đồng bộ trên toàn đô thị; Phải phù hợp văn hóa, lịch sử; Phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch đô thị ngắn hạn và dài hạn; Phải tuân thủ đúng những nguyên tắc chung theo luật định, xây dựng những nguyên tắc riêng phù hợp với nguyên tắc chung cho địa phương.

2. Nguyên tắc đặt tên đường, phố

2.1. Nguyên tắc đặt tên theo quy định của pháp luật

- Áp dụng quy tắc chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2018 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP;

- Tên đường, phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.

- Cách chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng.

+ Tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt đông nghiên cứu ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành cụm các tên đường có liên quan.

+ Đường trong các khu công nghiệp, khu dân cư không phải là đường trục chính; chiều dài dưới 150m và chiều rộng dưới 4,5m; số hộ dân cư sinh sống dưới 50 hộ thì có thể chọn số hiệu hoặc, số thứ tự để đặt tên (hoặc đặt theo tên ngõ theo đánh số nhà sau này). Các số phải sắp đặt từ nhỏ đến lớn, theo hướng từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.

+  Chỉ đặt một tên với đường dài và thông suốt. Đường quá dài, đường liên phường, thị trấn, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên. Khi đường bị cắt khúc bởi các giao lộ, hoặc vòng xoay thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.

2.2. Nguyên tắc cụ thể đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn huyện Triệu Sơn

 Trên cơ sở các nguyên tắc chung, Đề án lập ra các nguyên tắc cụ thể cho các thị trấn Triệu Sơn như sau:

- Tên đường, phố của các đô thị, thị trấn được đặt thành nhóm tên liên quan nhau theo ý nghĩa từng khu vực đô thị. Không đặt trùng tên cùng một danh nhân trong cùng một đô thị, trường hợp đặc biệt cần tuân thủ điều 6 Nghị định 91/2005 ngày 11/07/2005 của Chính phủ về việc quy định ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên, phố và công trình công cộng.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa địa danh, tầm quan trọng của sự kiện và công lao của danh nhân. Đặt tên đường, phố phải mang tính khoa học, tính lịch sử, tính văn hóa sâu sắc, bảo đảm sự ổn định lâu dài và đúng quy định vừ phù hợp nguyên vọng của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Ưu tiên sử dụng tên các nhân vật, sự kiện lịch sử - văn hóa có gắn với huyện Triệu Sơn và với tỉnh Thanh Hóa.

- Các đường, phố có chiều dài trên 150m, rộng từ 4,5m trở lên, có dân cư sinh sống ổn định (với tên phố) có hạ tầng giao thông thông suốt, hoặc có khả năng phát triển mở rộng, kéo dài theo quy hoạch xây dựng đã duyệt, thì được xem xét đặt tên.

3. Quy cách biển tên đường, phố

- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x40cm

- Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng 0.5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5 cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ “đường” “phố” ở dòng trên, từ tên đường phố cần đặt tên ở dòng dưới, và có cỡ chữ to hơn dòng trên.

- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường hoặc phố, và các điểm giao nhau với đường hoặc phố khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau. Hai biển tên đường hai đường giao nhau gắn trên một cột, hướng biển tên đường song song với đường tương ứng. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì có thể gắn biển tên đường tại cột điện đó.

4. Cơ sở dữ liệu ngân hàng tên đường được sử dụng đặt tên đường, phố trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Tên đường, phố và công trình công cộng huyện Triệu Sơn được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường huyện Triệu Sơn (được lập riêng phù hợp với Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND). Danh sách Ngân hàng tên đường, phố gắn với Triệu Sơn, bao gồm 55 tên như sau:

4.1. Có 6 tên Địa danh lịch sử cách mạng hoặc gắn với Triệu Sơn.

4.2. Có 1 tên Địa phương kết nghĩa với huyện Triệu Sơn.

4.3. Có 11 tên Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội.

4.4. Có 1 tên Di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh gắn với Triệu Sơn.

4.5. Có 2 tên Phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, cuộc chiến thắng chống quân xâm lược, có giá trị tiêu biểu quốc gia gắn với huyện Triệu Sơn.

4.6. Có 18 tên Danh nhân đất nước (quê, hoặc đóng góp cho Triệu Sơn).

4.7. Có 16 tên Danh nhân, nhân vật lịch sử được suy tôn tại Thanh Hóa (gắn liền với Triệu Sơn).

Đề án xem xét đến quy hoạch ngắn hạn và dài hạn để đặt tên đường, phố. Do vậy, dữ liệu tên đường, phố trong Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND cần dự trữ quỹ tên dự phòng để đặt cho đường quy hoạch trong tương lai phù hợp ý nghĩa, quy mô từng tuyến đường, phố.

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRIỆU SƠN VÀ THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN

Đề xuất đặt tên 32 đường, phố trong đó, đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố), đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố), là tên các danh nhân, địa danh, danh từ có ý nghĩa, có trong Ngân hàng tên của tỉnh, cụ thể:

1. Đặt tên 21 đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn (gồm 10 đường, 11 phố)

TT

Các đường, phố đề xuất đặt tên

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Vị trí điểm đầu

Vị trí điểm cuối

Tên đường, phố dự kiến

10 tên đường

 

 

 

 

 

1

Một đoạn Tỉnh lộ 514 qua trung tâm thị trấn Triệu Sơn

4.845m

26m

Từ tiếp giáp xã Dân Lý (km1+370)

Đến cầu Nhơm (Km6+215)

Đường

Lê Thái Tổ

2

Một đoạn Quốc lộ 47C qua trung tâm thị trấn Triệu Sơn đi Dân Lực

2.495m

26m

Từ tiếp giáp xã Dân Lực (km18+550)

Đến tiếp giáp xã An Nông (km16+055)

Đường

Triệu Quốc Đạt

3

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào xã Minh Sơn

670m

12m

Từ Tỉnh lộ 514 (km5+885) đoạn Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn

Đến tiếp  giáp xã Minh Sơn (km19+785)

Đường

Nguyễn Trinh Cơ

4

Đường BT nối tỉnh lộ 514 với Quốc lộ 47C

1.780m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km6+070) đoạn cầu Nhơm

Đến Quốc lộ 47C (km16+670)

Đường

Nguyễn Hoàn

5

Đường vào trường Mầm non Hoa Hồng

495m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km5+150)

Đến đường  Nguyễn Hoàn

Đường

Nguyễn Thu

6

Đường đôi Đường Bắc đồng Nẫn

760m

34m

Từ Quốc lộ 47C đoạn cây xăng Vật tư (km17+415)

Đến phố Nguyễn Trinh Tiếp

Đường

Tô Vĩnh Diện

7

Đường cổng chào Minh Dân

1.390m

15m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cổng chào Minh Dân km4+260)

Đến tiếp giáp khu dân cư xã Dân Lực

Đường

Nguyễn Hiệu

8

Đường chính khu dân cư làng Sen dọc kênh thủy lợi

1.970m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cống chéo thủy lợi (km3+220)

Qua Quốc lộ 47C, (km16+530) đến tổ dân phố 1

Đường

Lê Tán Tương

9

Đường chính vào xã Tiến Nông

1.575m

15m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn cầu Trắng (km2+190)

Đến tiếp giáp xã Tiến Nông

Đường

Chu Đạt

10

Đường nối Tỉnh lộ 514 với Quốc lộ 47

1.065m

20,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km1+840)

Đến Quốc lộ 47 (Km32+900)

Đường

Lê Thì Hiến

 

 

 II

11 tên phố

 

 

 

 

 

 1

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào chợ Dốc

635m

12m

Từ cổng chào phố Bà Triệu (km20+800)

Đến phố Nguyễn Lợi Thiệp đoạn tổ dân phố Bà Triệu

Phố

Hoàng Sĩ Oánh

 

2

Một đoạn Tỉnh lộ 515C vào Trung đoàn 3

305m

12m

Từ phố Hoàng Sĩ Oánh (km 20+510)

Đến đường Nguyễn Trinh Cơ (km20+205);

Phố

Hoàng Văn Ngữ

  3

Đường dọc bờ Nam hồ Than Bùn

585m

7,5m

Từ phố Nguyễn Trinh Tiếp

Đến đường Nguyễn Trinh Cơ (km19+785)

Phố

Nguyễn Lợi Thiệp

4

Đường phía Đông - Bắc qua Huyện ủy đến hồ Than Bùn

825m

7,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn Huyện ủy (km5+150)

Đến hồ Than Bùn

Phố

Nguyễn Trinh Tiếp

5

Đường phía Tây trường Tiểu học thị trấn Triệu Sơn

515m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km4+815)

Đến đường Nguyễn Hoàn

Phố

Nguyễn Tái

6

Đường qua trường THPT Triệu Sơn 1 đến cầu Bồ

845m

6,5m

Từ Quốc lộ 47C đoạn trường THPT Triệu Sơn 1 (Km18+360)

Đến cầu Bồ

Phố

Lê Giốc

7

Đường qua đền thờ Trịnh Khả

605m

6,5m

Từ phố Lê Giốc, qua đền thờ Trịnh Khả

Đến đường Nguyễn Hiệu

Phố

Trịnh Khả

8

Đường qua bến xe Hào Hương

1.150m

6,5m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn bến xe Hào Hương (km3+855)

Đến tiếp giáp khu dân cư xã Dân Lực

Phố

Trịnh Thì Tế

9

Đường vào tổ dân phố 2, 3

645m

6,5m

Từ đường Lê Tán Tương

Đến tổ dân phố 2, 3

Phố

Lê Tán Thiện

10

Đường vào khu Nhà Thờ đạo

400m

6,0m

Từ Tỉnh lộ 514 đoạn vào nhà thờ đạo (km4+340)

Đến Quốc lộ 47C (km16+875)

Phố

Đoàn Kết

11

Đường vào tổ dân phố Tân Minh

530m

6,5m

Từ Tỉnh lộ 514 (km1+370)

Đến tổ dân phố Tân Minh

Phố

Lê Thì Hải

 

2. Đặt tên 11 đường, phố trên địa bàn thị trấn Nưa (gồm 03 đường, 08 phố)

TT

Các đường, phố cần đặt tên

Chiều dài (km)

Chiều rộng (m)

Vị trí điểm đầu

Vị trí điểm cuối

Tên đường, phố dự kiến

 I

03 tên đường

 

 

 

 

 

1

Đoạn Quốc lộ 47C qua trung tâm thị trấn Nưa

2.615m

20,5m

Từ tiếp giáp xã Thái Hòa (km9+975)

Đến tiếp giáp huyện Nông Cống (km7+360)

Đường

Triệu Quốc Đạt

2

Đoạn Tỉnh lộ 517 qua thị trấn Nưa

3.030m

20,5m

Từ đường Nghi Sơn, Sao vàng (km11+600)

Đến Đền Nưa (km14+630)

Đường

Bà Triệu

3

Đường chính đi xã Thái Hòa

1280m

10,5m

Từ Tỉnh lộ 517 làng Đinh (km13+730)

Đến tiếp giáp xã Thái Hòa

Đường

Lê Lôi

II 

08 tên phố

 

 

 

 

 

1

Đường dọc từ quốc lộ 47C đến cầu Giáp

760m

6,5m

Từ Quốc lộ 47C vào chùa Hoa Cải (km9+795)

Đến cầu Giáp

Phố

Nguyễn Soạn

2

Đường phía Đông sông Lãng Giang

970m

6,0m

Từ cầu Giáp

Đến cầu Ất

Phố

Nguyễn Xứng

3

Đường phía Tây sông Lãng Giang

720m

7,5m

Từ cầu Ất qua Đền thờ Lê Bật Tứ

Đến Tỉnh lộ 517 đoạn cầu Đinh (km13+475)

Phố

Lê Bật Tứ

4

Đường từ Trường mầm non thị trấn Nưa đi quốc lộ 47C

705m

6,0m

Từ đường Lê Lôi, qua đền thờ Lê Trọng Nhị

Đến Quốc lộ 47C (km8+680)

Phố

Lê Trọng Nhị

5

Đường đình Làng Đài đi Chùa Lê

670m

6,0m

Từ đình làng Đài

Đến chùa Lê

Phố

Lê Ngọc Toản

6

Đường qua nhà thờ Cổ Định đi tổ dân phố 10

455m

6,0m

Từ Tỉnh lộ 517  (km13+365) qua nhà thờ Cổ Định

Đến phố Lê Thân đoạn tổ dân phố 10

Phố

Lê Tuấn Kiệt

7

Đường từ nhà thờ Cổ Định đi tổ dân phố 11

920m

6,0m

Từ nhà thờ Cổ Định

Đến phố Lê Thân, tổ dân phố 11 đoạn

 

Phố

Doãn Tử Tư

8

Đường dọc sông Lãng Giang từ cầu Mỏ đi Đền Hạ

1.280m

7,0m

Từ cầu Mỏ, làng Đinh

Đến đền Hạ tổ dân phố 11

Phố

Lê Thân


 

III. THUYẾT MINH Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG, PHỐ

1. Thuyết minh ý nghĩa 21 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, có trong Ngân hàng tên của tỉnh

TT

Tên danh nhân, địa danh

Tóm tắt lý lịch

Nghị quyết 90/2017

1

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ (1385 -1433), quê ở Lam Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hóa, là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Anh hùng dân tộc, vị Vua sáng lập ra nhà Hậu Lê.

(214tr78)

2

Triệu Quốc Đạt

Triệu Quốc Đạt (?-?), quê Thanh Hóa, là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).

(88tr62)

3

Nguyễn Trinh Cơ

Nguyễn Trinh Cơ (1915- 1985), quê ở Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Giáo sư, Tiến sỹ Y học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền Y học nước nhà.

(49tr57)

4

Nguyễn Hoàn

Nguyễn Hoàn (1713- 1792), quê ở làng Phương Khê, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng mà còn là một nhà văn hóa, nhà sử học, từng giữ chức Đông Các đại học sỹ, Hàn Lâm hiệu thảo phụ trách Quốc Tử Giám.

(133tr67)

5

Nguyễn Thu

Nguyễn Thu (1799-1855), quê ở Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Nông cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Bố chính và là nhà văn. Nhà sử học lớn thời Nguyễn, là tác giả của nhiều cuốn sách như: Việt thi lục biên Sử cục loại biên (1833), Thiên Nam tiệp chú ngoại kỉ sử lược (1848) và cuốn Lê Quý kí sự.

(337tr95)

6

Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954), quê thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam, anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

(60tr58)

7

Nguyễn Hiệu

Nguyễn Hiệu (1674-1735), quê làng Lan Khê, huyện Nông cống (nay là thôn Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư, Tham tụng thời Lê Trung hưng.

(127tr67)

8

Lê Tán Tương

Lê Tán Tương (1482 - ?), hay còn gọi là Lê Tán Tượng, quê Thượng Cốc, huyện Lôi Dương, (nay thuộc xã Xuân Thịnh, huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hóa, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (1499), làm quan đến Thượng thư bộ Hình.

(255tr147)

9

Chu Đạt

Chu Đạt (91 - 160), là người ở Cư Phong (nay thuộc làng Phú Hào, Thọ Phú, Triệu Sơn), Thanh Hóa, là thủ lĩnh Cuộc khởi nghĩa tại Cửu Chân thời Bắc thuộc chống ách thống trị nhà Đông Hán.

(86tr61)

10

Lê Thì Hiến

Lê Thì Hiến (1611 - 1676), người xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên (nay là thuộc xã Thọ Phú), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là vị tướng tài dưới thời Lê Trung hưng.

(121tr66)

11

Hoàng Sĩ Oánh

Hoàng Sĩ Oánh (1911-2003), còn có tên gọi là Bản Toàn, quê làng Phú Hào, tổng Bất Nạo, huyện Thọ Xuân (nay thuộc xã Thọ Phú, Triệu Sơn), Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa.

(147tr133)

12

Hoàng  Văn Ngữ

Hoàng Văn Ngữ (1914-1994), quê làng Mỹ Hào, tổng Bất Náo, phủ Thọ Xuân (nay thuộc xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa.

(139tr132)

13

Nguyễn Lợi Thiệp

Nguyễn Lợi Thiệp (1867- 1914), quê ở làng Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa, bị thực dân Pháp bắt và bị giết hại tại nhà tù Côn Đảo.

(203tr140)

14

Nguyễn Trinh Tiếp

Nguyễn Trinh Tiếp (1924-1967), quê ở Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông là một trong những nhà tham gia sáng chế ra súng SKZ - 60, được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học - Công nghệ.

(355tr98)

15

Nguyễn Tái

Nguyễn Tái (1833 - 1883), quê Hương Khê, huyện Nông Cống (nay là làng Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), là Án sát dưới thời nhà Nguyễn.

 

(178tr137)

 

 

16

Lê Giốc

Lê Giốc (? - 1377), quê ở tổng Cổ Định (nay là xã Tân Ninh), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là An phủ sứ thời Trần.

(110tr65)

17

Trịnh Khả

Trịnh Khả (1399-1451), người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh phủ Thanh Hoá (nay thuộc thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hoá, là danh tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, Đô Thái giám thời Lê Sơ.

(158tr70)

18

Trịnh Thì Tế

Trịnh Thì Tế (1621 - 1668), tức Thế Tế, quê làng Nhật Cảo, huyện Lôi Dương, nay là thôn Nhật Quả, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Dần (1650), làm quan chức Tự khanh, tước Nam, làm Phó sứ sang nhà Thanh.

(188tr138)

19

Lê Tán Thiện

Lê Tán Thiện (1488 - ?), quê làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương, nay thuộc xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Mùi (1499), ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình.

(201tr140)

20

Đoàn Kết

Đoàn Kết: Là truyền thống quý báu của dân tộc. Đầu năm 1951, thời điếm cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta có nhiều diễn biến mới, Đoàn kết là cái gốc làm nên thành công và đại đoàn kết tạo thành sức mạnh dẫn đến đại thành công.

(1tr38)

21

Lê Thì Hải

Lê Thỉ Hải (1641-1710), quê làng Phú Hào, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, là Danh tướng đời Lê Gia Tông là Tả Đô đốc hàm Thiếu bảo, tước Thạc quận công thời Lê Trung hưng.

(63tr122)

 


 

2. Thuyết minh ý nghĩa 11 tên đường, phố đề xuất đặt tên trên địa bàn thị trấn Nưa có trong Ngân hàng tên của tỉnh

TT

Tên danh nhân, địa danh

Tóm tắt lý lịch

Nghị quyết 90/2017

1

Triệu Quốc Đạt

Triệu Quốc Đạt (?-?), quê Thanh Hóa, là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).

(88tr62)

2

Bà Triệu

Khởi nghĩa Bà Triệu: Đây là cuộc khởi nghĩa do Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa), đông đảo Nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Bà đã chỉ huy quân đánh thắng nhiều trận, quân Ngô tan rã.

(15tr46)

3

Lê Lôi

Lê Lôi (?-1442) quê ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống (nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), là danh tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, làm quan đến chức Xa kỵ Đồng Tổng quản kiêm Đô Tổng quản dưới thời Lê sơ.

(211tr78)

4

Nguyễn Soạn

Nguyễn Soạn (1871- 1948), quê huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là người tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa, bị thực dân Pháp bắt đầy đi Côn Đảo, ra tù ông trở về thành phố Thanh Hóa lập nên Chùa Đảo Viên.

(175tr137)

5

Nguyễn Xứng

Nguyễn Xứng (1867 - 1914), có tên còn gọi là Cử Xứng, quê làng Phương Khê, Tổng cổ Định (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, đậu Cử nhân năm 1894, tham gia phòng trào yêu nước từ năm 1905. Năm 1908, tham gia phong trào chống thuế ở Thanh Hóa và bị Pháp bắt tù đày đi Côn Đảo.

(274tr149)

6

Lê Bật Tứ

Lê Bật Tứ (1562 - 1627), người xã Cổ Định, nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư, Tham tụng thời Lê Trung hưng, đi sứ Trung Quốc (1608).

(408tr106)

7

Lê Trọng Nhị

Lê Trọng Nhị (1880-1953), quê xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là sĩ phu yêu nước tích cực hưởng ứng phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908, bị thực dân Pháp bắt giam giữ tại nhà tù Côn Đảo.

(142tr133)

8

Lê Ngọc Toản

Lê Ngọc Toản (1845 - 1924), quê Thôn Ất, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đỗ Cử nhân, được triều đình bổ dụng làm Tri phủ Đoan Hùng, làm quan Án sát ở 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang, tham gia Phong trào cần Vương chống Pháp với chức Tán tương quân vụ.

(226tr143)

9

Lê Tuấn Kiệt

Lê Tuấn Kiệt (thế kỷ XV - XVI), quê Tân Ninh huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng tể thời Lê sơ, được truy tặng là Bậc tiết nghĩa, phong là Phúc thần Thượng đẳng.

(93tr126)

10

Doãn Tử Tư

Doãn Tử Tư (thế kỷ XI), quê xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư và là nhà ngoại giao thời Lý, từng đi sứ nhà Tống, được ban tặng tước Quận Công.

(252tr147)

11

Lê Thân

Lê Thân (1253- 1340), quê ở Thanh Trì, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh hóa, là Đại hành khiển, tước Luật quận công thời Trần

(324tr93)

 

 


 

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

1. Thực hiện Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Triệu Sơn thành lập Ban xây dựng Đề án, xây dựng kế hoạch, hợp đồng đơn vị Tư vấn lập Đề án; Tiến hành kiểm kê, rà soát, đánh giá lập bản đồ hiện trạng việc đặt tên đường; lập danh mục tên đường, phố dự kiến cần đặt tên; căn cứ vào quy mô, tính chất, cấp độ của đường, phố, lựa chọn tên tại Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, đề xuất phương án đặt tên cụ thể tại từng đường, phố; Tổ chức các hội nghị xin ý kiến quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan, hai thị trấn nơi có đường, phố dự kiến đặt tên; xin ý kiến của các tổ chức Đảng, thường trực HĐND, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các nhà khoa học của huyện Triệu Sơn; công bố công khai phương án đặt tên trên các phương tiện thông tin đại chúng của cấp huyện, để nhân dân tham gia góp ý kiến trong thời hạn 10 ngày làm việc; Hoàn thiện Đề án theo các ý kiến, báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy.

2. UBND huyện Triệu Sơn hoàn thiện Đề án báo cáo Hội đồng tư vấn đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng tư vấn tỉnh).

3. Hội đồng tư vấn tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đề án trình UBND tỉnh theo quy định. UBND tỉnh trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy. UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc đặt tên đường, phố và ban hành Nghị quyết hoặc ban hành Quyết định theo thẩm quyền.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Hồ sơ UBND huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm: Tờ trình của UBND huyện; Đề án đặt tên đường phố và công trình công cộng; Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân trên địa bàn huyện.

III. THỜI GIAN

Hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định trước Quý III/2021. Triển khai việc đặt tên đường, phố và lắp đặt biển: Trong quý IV/2021.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ ngân sách UBND huyện Triệu Sơn.

 

 

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong những năm qua được các cấp các ngành quan tâm, tạo điều kiện hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế với các vùng, miền trong tỉnh.

Về tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; hàng năm có nhiều chỉ tiêu trong phát triển kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Về văn hóa, y tế, giáo dục và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, thường xuyên được cũng cố và tăng cường…Tuy nhiên, vẫn còn không ít việc cần phải quan tâm trong đó việc đặt tên đường, phố trên địa bàn hai thị trấn là cần thiết nhưng chưa được thực hiện, dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân. Vì vậy, việc đặt tên đường, phố nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ việc giao dịch, giao lưu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chỉnh trang diện mạo đô thị; tạo điều kiện cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của một đô thị ngày càng văn minh, hiện đại là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc đặt tên đường, phố còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân địa phương về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.

II. KIẾN NGHỊ

Để việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn và thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn sớm được triển khai thực hiện phục vụ giao dịch, quản lý hành chính, UBND huyện Triệu Sơn kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật./.

                                                                                                     TM. UBND HUYỆN

 

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Quang Trung