Ý kiến thăm dò
Các làng nghề truyền thống trong huyện
- Làng Hỏa Xã có nghề đan dành (nguyên liệu vầu, nứa khai thác ở vùng rừng núi của xã Thọ Bình, hoặc mua lại của người chuyên đi khai thác. Sản phẩm làm ra được đem bán ở các chợ quê trong và ngoài huyện).
- Làng Bình Trị có hàng chục gia đình làm nghề nung gạch.
2. Xã Thọ Cường
- Làng Cự Tín có nghề đan giắng dọ rất đông. Ngoài ra còn có một số người chuyên làm nghề đóng cối xay. Nguyên liệu để làm giắng dọ là dây dọ được khai thác ở rừng tự nhiên của xã Thọ Bình, Thọ Sơn. Sản phẩm giắng dọ của làng Cự Tín có mặt ở nhiều chợ quê.
3. Xã Thọ Ngọc: Có từng nhóm gia đình làm nghệ thợ mộc, thờ nề, đóng cối xay, hoặc nung gạch, nung vôi.
4. Xã Thọ Dân
- Làng Hà Lũng và làng Ngọc Đà nổi tiếng về nghề đan rem, dành và lồng gà. Nguyên liệu là cây nứa được khai thác chủ yếu ở rừng Nưa. Sản phẩm làm ra được đêm đi bán ở nhiều chợ trong tỉnh. Có những gia đình không làm nghề thì đi thu gom sản phẩm để bán cất, bán lẻ các nơi. Và cũng có những gia đình chỉ chuyên làm nghề khai thác nguyên liệu để bán cho làng nghề.
- Làng Nhật Quả có nghề kéo mật mía. Mía được trồng ở những cồn bãi và thân đất cao không trồng được lúa. Chỉ có một số gia đình làm nghề này với tính chất chuyên nghiệp. Họ kéo mật thuê ở trong làng cho hết gia đình trồng mía này đến gia đình trồng mía khác. Có gia đình còn mang dụng cụ, đồ đoàn đi kéo mật thuê ở làng khác.
- Làng Ngọc Đa và Nhật Quả còn có nghề đóng cối xay nhưng chỉ có những thợ có tính chuyên nghiệp. Họ đóng cối xay thuê ở trong làng và đi đóng thuê ở nhiều nơi trong và ngoài huyện.
5. Xã Xuân Thọ: Ở Làng Tam Lạc có những gia đình chuyên làm nghề thợ mộc (làm nhà, đóng bàn ghế, tủ giường...), nghề nung vôi, nghề kéo mật.
6. Xã Xuân Lộc
- Làng Thành Tiến có nghề đan lát, nung vôi, thợ nề, thợ mộc, đóng cối xay.
- Làng Yên Trinh có nghề dệt vải, dệt lụa, thợ nề, thợ mộc.
- Làng Cốc Thuận có nghề đan lát, nung vôi, nung gạch, dệt vải.
- Làng Thủy Tú có nghề làm bánh kẹo, đậu phụ, đan lát, nung gạch.
7. Xã Xuân Thịnh
- Làng Oanh Cốc, Cốc Thượng có nghề làm nón rất phổ biến. Sản phẩm làm ra được đem bán ở nhiều nơi trong tỉnh.
- Làng Oanh Cốc, Thu Thành, Cốc Tự có nghề nề, mộc.
- Làng Cốc Thượng, Thái Khang có nghề kéo mật.
8. Xã Dân Quyền: Các làng Bồ, Thiết, Sơn có nghề đóng cối xay, làm chày giã gạo, đan thúng mủng, nề, mộc, nung vôi, nung gạch và kéo mật.
9. Xã Nông Trường: Có nghề đan lát, thợ nề, thợ mộc, nung vôi, nung gạch, kéo mật và làm đậu phụ.
10. Xã Thái Hòa
- Hai làng Lễ Động và Tào Lâm có một số gia đình chuyên làm nghề đóng cối xay và nghề thợ mộc.
- Làng Hòa Yên có nhiều gia đình làm nghề chổi đót. Nguyên liệu khai thác ở trên rừng. Hiện nay, sản phẩm làm ra đã được xuất khẩu đi nước ngoài.
11. Xã Khuyến Nông: Làng Doãn Thái có nghề đan dành. Nguyên liệu(nứa, vầu) khai thá ở rừng Nưa. Sản phẩm làm ra được đi tiêu thụ ở nhiều chợ trong tỉnh.
13. Xã Đồng lợi: Làng Long Vân có nghề đan lồng gà, lồng vịt và nghề nung gạch, nung vôi.
14. Xã Đồng Tiến
- Làng Đồng Xá có nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa đem bán ở các vùng xa trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, ở đay còn rất nổi tiếng với nghề đan thuyền nan để bán.
- Làng Trúc Chuẩn: Nổi tiếng về nghề đóng giường, chõng và bàn ghế bằng tre để bán đi các nơi.
15. Xã Hợp Tiến: Có làng Ngọc Độ chuyên làm bánh đa để bán ở các chợ quê.
Tin cùng chuyên mục
-
Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình – sản phẩm OCOP 3 sao
13/11/2024 09:07:47 -
Xã Thọ Dân chuyển đổi đất kém hiệu quả, sang trồng cây hoa đào cảnh
25/10/2024 15:07:25 -
Xã Xuân Lộc: Phát huy giá trị nghề làm Nón lá truyền thống
14/08/2024 15:36:56 -
Khai mac hội chợ Hoa đào huyện Triệu Sơn Xuân Giáp Thìn 2024.
30/01/2024 11:00:34
Các làng nghề truyền thống trong huyện
- Làng Hỏa Xã có nghề đan dành (nguyên liệu vầu, nứa khai thác ở vùng rừng núi của xã Thọ Bình, hoặc mua lại của người chuyên đi khai thác. Sản phẩm làm ra được đem bán ở các chợ quê trong và ngoài huyện).
- Làng Bình Trị có hàng chục gia đình làm nghề nung gạch.
2. Xã Thọ Cường
- Làng Cự Tín có nghề đan giắng dọ rất đông. Ngoài ra còn có một số người chuyên làm nghề đóng cối xay. Nguyên liệu để làm giắng dọ là dây dọ được khai thác ở rừng tự nhiên của xã Thọ Bình, Thọ Sơn. Sản phẩm giắng dọ của làng Cự Tín có mặt ở nhiều chợ quê.
3. Xã Thọ Ngọc: Có từng nhóm gia đình làm nghệ thợ mộc, thờ nề, đóng cối xay, hoặc nung gạch, nung vôi.
4. Xã Thọ Dân
- Làng Hà Lũng và làng Ngọc Đà nổi tiếng về nghề đan rem, dành và lồng gà. Nguyên liệu là cây nứa được khai thác chủ yếu ở rừng Nưa. Sản phẩm làm ra được đêm đi bán ở nhiều chợ trong tỉnh. Có những gia đình không làm nghề thì đi thu gom sản phẩm để bán cất, bán lẻ các nơi. Và cũng có những gia đình chỉ chuyên làm nghề khai thác nguyên liệu để bán cho làng nghề.
- Làng Nhật Quả có nghề kéo mật mía. Mía được trồng ở những cồn bãi và thân đất cao không trồng được lúa. Chỉ có một số gia đình làm nghề này với tính chất chuyên nghiệp. Họ kéo mật thuê ở trong làng cho hết gia đình trồng mía này đến gia đình trồng mía khác. Có gia đình còn mang dụng cụ, đồ đoàn đi kéo mật thuê ở làng khác.
- Làng Ngọc Đa và Nhật Quả còn có nghề đóng cối xay nhưng chỉ có những thợ có tính chuyên nghiệp. Họ đóng cối xay thuê ở trong làng và đi đóng thuê ở nhiều nơi trong và ngoài huyện.
5. Xã Xuân Thọ: Ở Làng Tam Lạc có những gia đình chuyên làm nghề thợ mộc (làm nhà, đóng bàn ghế, tủ giường...), nghề nung vôi, nghề kéo mật.
6. Xã Xuân Lộc
- Làng Thành Tiến có nghề đan lát, nung vôi, thợ nề, thợ mộc, đóng cối xay.
- Làng Yên Trinh có nghề dệt vải, dệt lụa, thợ nề, thợ mộc.
- Làng Cốc Thuận có nghề đan lát, nung vôi, nung gạch, dệt vải.
- Làng Thủy Tú có nghề làm bánh kẹo, đậu phụ, đan lát, nung gạch.
7. Xã Xuân Thịnh
- Làng Oanh Cốc, Cốc Thượng có nghề làm nón rất phổ biến. Sản phẩm làm ra được đem bán ở nhiều nơi trong tỉnh.
- Làng Oanh Cốc, Thu Thành, Cốc Tự có nghề nề, mộc.
- Làng Cốc Thượng, Thái Khang có nghề kéo mật.
8. Xã Dân Quyền: Các làng Bồ, Thiết, Sơn có nghề đóng cối xay, làm chày giã gạo, đan thúng mủng, nề, mộc, nung vôi, nung gạch và kéo mật.
9. Xã Nông Trường: Có nghề đan lát, thợ nề, thợ mộc, nung vôi, nung gạch, kéo mật và làm đậu phụ.
10. Xã Thái Hòa
- Hai làng Lễ Động và Tào Lâm có một số gia đình chuyên làm nghề đóng cối xay và nghề thợ mộc.
- Làng Hòa Yên có nhiều gia đình làm nghề chổi đót. Nguyên liệu khai thác ở trên rừng. Hiện nay, sản phẩm làm ra đã được xuất khẩu đi nước ngoài.
11. Xã Khuyến Nông: Làng Doãn Thái có nghề đan dành. Nguyên liệu(nứa, vầu) khai thá ở rừng Nưa. Sản phẩm làm ra được đi tiêu thụ ở nhiều chợ trong tỉnh.
13. Xã Đồng lợi: Làng Long Vân có nghề đan lồng gà, lồng vịt và nghề nung gạch, nung vôi.
14. Xã Đồng Tiến
- Làng Đồng Xá có nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa đem bán ở các vùng xa trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, ở đay còn rất nổi tiếng với nghề đan thuyền nan để bán.
- Làng Trúc Chuẩn: Nổi tiếng về nghề đóng giường, chõng và bàn ghế bằng tre để bán đi các nơi.
15. Xã Hợp Tiến: Có làng Ngọc Độ chuyên làm bánh đa để bán ở các chợ quê.
Tin khác
Tin nóng
Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Thông báo về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, đề nghị công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
26/10/2024 -
Huyện Triệu Sơn triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
22/10/2024 -
Đoàn công tác V05, Bộ Công an hướng dẫn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
18/10/2024 -
UBND huyện tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM NC năm 2024.
17/10/2024 -
Lãnh đạo huyện chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
14/10/2024