
Ý kiến thăm dò
QUY ĐỊNH VỀ TREO CỜ TỔ QUỐC.
Việc treo cờ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Trong những năm qua, phong trào treo cờ Tổ quốc dịp lễ, Tết, chào mừng các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước đã trở thành nét đẹp văn hóa và là dịp để mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Do đó, cần được giữ gìn và phát huy thành truyền thống, nét đẹp văn hóa treo cờ Tổ quốc và trở thành ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Vậy, treo cờ Tổ quốc thế nào cho đúng quy định?
1. Khi nào treo cờ Tổ quốc?
Theo Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng Quốc kỳ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, việc treo cờ Tổ quốc (Quốc kỳ) được hướng dẫn như sau:
- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương:
+ Tết Nguyên đán dương lịch,
+ Tết Nguyên đán âm lịch,
+ Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
+ Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
+ Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9,...
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức mít tinh, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ.
2. Treo cờ ngày lễ có bắt buộc không?
Hiện nay, không có bất kỳ văn bản nào quy định về việc không treo quốc kỳ có bị xử phạt không. Tuy nhiên, như một hình thức biểu hiện sự tôn trọng và cũng là truyền thống, hầu hết các gia đình hoặc tại các công sở đều treo quốc kỳ trong các ngày lễ, tết của dân tộc. Việc treo quốc kỳ vào những ngày dịp lễ, tết, các ngày trọng đại của đất nước được xem như là một truyền thống văn hóa tốt đẹp mà người dân Việt Nam ta vẫn giữ gìn và phát huy tới tận ngày nay.
Pháp luật không có quy định mức xử phạt dành cho hành vi không treo quốc kỳ, song, pháp luật có những quy định chung về quy cách treo cờ cần tuân thủ như sau:
Theo đó, Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng tỷ lệ 2/3 chiều dài, nền đỏ thắm, giữa có sao vàng năm cánh màu vàng tươi. Các cánh sao làm theo đường thẳng. Trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ. Một cánh sao quay thẳng lên trên.
- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngoài ra, treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội cũng phải tuân theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL như sau:
Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.
Một số trường hợp treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác:
Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:
- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,
- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu ) và nơi Đoàn ở.
Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ.
Trên đây là một số quy định về Treo cờ Tổ quốc, đặc biệt là treo cờ Tổ quốc trong dịp lễ. Mong mọi người hưởng ứng và có kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mùng 2/9 thật vui vẻ./.
Nguyễn Tài Tuệ
(Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)
|
|
Tin cùng chuyên mục
-
Ngày hội đọc sách năm 2025 tại rường Tiểu học Kim Đồng thị trấn Triệu Sơn và Trường tiểu học Hợp Thắng.
18/04/2025 15:25:18 -
UB MTTQ tỉnh và huyện thăm hỏi, động viên 2 gia đình có học sinh bị đuối nước tại xã Nông Trường
13/04/2025 17:33:26 -
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Sơn, sơ kết hoạt động tín dụng chính sách quý I, năm 2025.
11/04/2025 08:25:30 -
Công bố quyết định thành lập Công đoàn chi nhánh số 5 Công ty TNHH Giầy VICTORY Việt Nam, tại xã Đồng Lợi .
09/04/2025 10:41:08
QUY ĐỊNH VỀ TREO CỜ TỔ QUỐC.
Việc treo cờ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Trong những năm qua, phong trào treo cờ Tổ quốc dịp lễ, Tết, chào mừng các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước đã trở thành nét đẹp văn hóa và là dịp để mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Do đó, cần được giữ gìn và phát huy thành truyền thống, nét đẹp văn hóa treo cờ Tổ quốc và trở thành ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Vậy, treo cờ Tổ quốc thế nào cho đúng quy định?
1. Khi nào treo cờ Tổ quốc?
Theo Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng Quốc kỳ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, việc treo cờ Tổ quốc (Quốc kỳ) được hướng dẫn như sau:
- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương:
+ Tết Nguyên đán dương lịch,
+ Tết Nguyên đán âm lịch,
+ Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
+ Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
+ Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9,...
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức mít tinh, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ.
2. Treo cờ ngày lễ có bắt buộc không?
Hiện nay, không có bất kỳ văn bản nào quy định về việc không treo quốc kỳ có bị xử phạt không. Tuy nhiên, như một hình thức biểu hiện sự tôn trọng và cũng là truyền thống, hầu hết các gia đình hoặc tại các công sở đều treo quốc kỳ trong các ngày lễ, tết của dân tộc. Việc treo quốc kỳ vào những ngày dịp lễ, tết, các ngày trọng đại của đất nước được xem như là một truyền thống văn hóa tốt đẹp mà người dân Việt Nam ta vẫn giữ gìn và phát huy tới tận ngày nay.
Pháp luật không có quy định mức xử phạt dành cho hành vi không treo quốc kỳ, song, pháp luật có những quy định chung về quy cách treo cờ cần tuân thủ như sau:
Theo đó, Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng tỷ lệ 2/3 chiều dài, nền đỏ thắm, giữa có sao vàng năm cánh màu vàng tươi. Các cánh sao làm theo đường thẳng. Trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ. Một cánh sao quay thẳng lên trên.
- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngoài ra, treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội cũng phải tuân theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL như sau:
Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.
Một số trường hợp treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác:
Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:
- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,
- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu ) và nơi Đoàn ở.
Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ.
Trên đây là một số quy định về Treo cờ Tổ quốc, đặc biệt là treo cờ Tổ quốc trong dịp lễ. Mong mọi người hưởng ứng và có kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mùng 2/9 thật vui vẻ./.
Nguyễn Tài Tuệ
(Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)
|
|
Tin khác
Tin nóng

Xem nhiều
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Lễ công bố quyết định thôn 4 xã Dân Lý đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
20/04/2025 -
Lễ công bố quyết định thôn 2 xã Nông Trường đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
30/03/2025 -
Công bố quyết định thôn Đại Đồng 1 xã Đồng Thắng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
26/03/2025 -
Huyện Triệu Sơn Chấm điểm cuộc thi “Tuyến đường kiểu mẫu”
19/12/2024 -
Thẩm định hồ sơ và chấm điểm xã đạt tiêu chuẩn ATTP nâng cao tại huyện Triệu Sơn.
14/12/2024